Không làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Để thực phẩm tự rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, bạn dễ đối diện với các vấn đề về sức khỏe. Thay vì để đồ ăn tự tan, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo nên làm tan thực phẩm bằng ba thao tác nhỏ. Cụ thể, khi lấy thức ăn từ tủ đông, chị em nên bọc kín bằng túi ni lông rồi đưa chúng vào bồn nước rồi đặt vào tủ lạnh; chờ đến khi chúng tan băng rồi nhanh chóng nấu ngay sau đó.Tuyệt đối không cho thức ăn đông lạnh trực tiếp vào chảo dầu nóng. Cho thực phẩm đông lạnh vào chảo dầu nóng được xem là ý tưởng tồi tệ nhất để làm tan và chế biến món ăn. Việc tiếp xúc đột ngột giữa nước đá và dầu nóng khiến lòng chảo có thể bùng cháy dữ dội.
Trường hợp không đủ thời gian để chờ đợi thức ăn tan trong ngăn mát tủ lạnh, các bà nội trợ có thể cạo bớt lớp đá bên ngoài, cho vào túi ni lông kín ngâm trong nước lạnh và hâm nóng bằng lò vi sóng. Như vậy, món ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa loại trừ mối nguy tiềm ẩn cho người đứng bếp.
Không làm tan trái cây cấp tốc. Việc rã đông trái cây trong thời gian ngắn khiến chúng dễ dàng bị nhũn, không giòn như lúc mới mua về. Tốt nhất, nên đặt chúng vào nước lạnh hoặc vào ngăn mát để đá tan dần. Không dùng nước nóng để làm tan thịt. Nhiều người tin rằng việc dã đông thịt bằng nước nóng rồi nhanh chóng chế biến sẽ ngăn chặn được sự tấn công của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, cách này lại khiến lượng protein giảm đi nhiều, món ăn trở nên kém đậm đà.
Tận dụng muối trong quá trình rã đông. Nếu lo lắng thực phẩm đông lạnh khó dễ mất đi lượng dưỡng chất cần thiết, quá trình ngâm thức ăn vào nước lạnh, chị em nên tận dụng chút muối để có thể dễ dàng giữ được lượng dinh dưỡng dồi dào. Lưu ý, không ngâm nước quá lâu, chỉ nên để thực phẩm vừa đủ tan đá mà thôi.
Dùng gừng đập dập để giúp cá tươi ngon. Cá làm sẵn, đóng băng nhằm bảo quản thời gian dài dễ trở nên nhạt nhẽo, bở tơi. Thay vì rã băng theo cách thông thường, bạn nên tận dụng chút gừng đập dập khi ngâm để cá tươi ngon trở lại.
Không làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Để thực phẩm tự rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, bạn dễ đối diện với các vấn đề về sức khỏe.
Thay vì để đồ ăn tự tan, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo nên làm tan thực phẩm bằng ba thao tác nhỏ. Cụ thể, khi lấy thức ăn từ tủ đông, chị em nên bọc kín bằng túi ni lông rồi đưa chúng vào bồn nước rồi đặt vào tủ lạnh; chờ đến khi chúng tan băng rồi nhanh chóng nấu ngay sau đó.
Tuyệt đối không cho thức ăn đông lạnh trực tiếp vào chảo dầu nóng. Cho thực phẩm đông lạnh vào chảo dầu nóng được xem là ý tưởng tồi tệ nhất để làm tan và chế biến món ăn. Việc tiếp xúc đột ngột giữa nước đá và dầu nóng khiến lòng chảo có thể bùng cháy dữ dội.
Trường hợp không đủ thời gian để chờ đợi thức ăn tan trong ngăn mát tủ lạnh, các bà nội trợ có thể cạo bớt lớp đá bên ngoài, cho vào túi ni lông kín ngâm trong nước lạnh và hâm nóng bằng lò vi sóng. Như vậy, món ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa loại trừ mối nguy tiềm ẩn cho người đứng bếp.
Không làm tan trái cây cấp tốc. Việc rã đông trái cây trong thời gian ngắn khiến chúng dễ dàng bị nhũn, không giòn như lúc mới mua về. Tốt nhất, nên đặt chúng vào nước lạnh hoặc vào ngăn mát để đá tan dần.
Không dùng nước nóng để làm tan thịt. Nhiều người tin rằng việc dã đông thịt bằng nước nóng rồi nhanh chóng chế biến sẽ ngăn chặn được sự tấn công của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, cách này lại khiến lượng protein giảm đi nhiều, món ăn trở nên kém đậm đà.
Tận dụng muối trong quá trình rã đông. Nếu lo lắng thực phẩm đông lạnh khó dễ mất đi lượng dưỡng chất cần thiết, quá trình ngâm thức ăn vào nước lạnh, chị em nên tận dụng chút muối để có thể dễ dàng giữ được lượng dinh dưỡng dồi dào. Lưu ý, không ngâm nước quá lâu, chỉ nên để thực phẩm vừa đủ tan đá mà thôi.
Dùng gừng đập dập để giúp cá tươi ngon. Cá làm sẵn, đóng băng nhằm bảo quản thời gian dài dễ trở nên nhạt nhẽo, bở tơi. Thay vì rã băng theo cách thông thường, bạn nên tận dụng chút gừng đập dập khi ngâm để cá tươi ngon trở lại.