Cháu Bông (10 tháng tuổi, ở phố Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) bị khò khè, khó thở, đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị viêm tiểu phế quản.
- Cháu Bông (10 tháng tuổi, ở phố Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) bị khò khè, khó thở, đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị viêm tiểu phế quản. Bác sĩ kê đơn thuốc gồm có thuốc uống và nước muối biển để xịt và hút mũi, dặn khám lại sau 5 ngày; khám lại ngay nếu có dấu hiệu nặng thêm... Sau 3 ngày, mẹ cháu lại đưa đi khám vì không thấy con đỡ. Bác sĩ khám thấy mũi cháu bẩn, nhiều đờm. Hỏi mẹ cháu có xịt mũi và hút mũi cho con không thì được phàn nàn: "Không hút được vì nó cứ khóc, không cho nhỏ mũi, xịt mũi".
|
Ảnh minh họa |
Lời bàn: Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư, trẻ con khi ốm thường quấy khóc nhưng các gia đình không nên vì sợ con khóc mà không nhỏ mũi, xịt mũi cho con khi bác sĩ đã có chỉ định.
Khi bị viêm đường hô hấp với biểu hiện nhiều mũi, đờm, bên cạnh việc dùng thuốc long đờm, chống viêm, thuốc giãn phế quản (trong trường hợp viêm tiểu phế quản)... việc làm sạch đường hô hấp giúp trẻ dễ thở hơn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Trong trường hợp "dụ" con không được, bố mẹ buộc phải giữ chặt con để nhỏ mũi, hút mũi bằng dụng cụ hút mũi (kể cả khi đến viện bác sĩ cũng phải hút cưỡng chế). Việc ngại con khóc mà không hút mũi, làm sạch đường thở sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Lâm Nhi (ghi)
[links()]