Sự thật về calo có thể bạn chưa biết

Google News


Thực phẩm không chứa những chất béo bão hòa không có nghĩa chúng không chứa calo.

Bạn đã biết định nghĩa về calo và cũng biết rằng ăn quá nhiều calo sẽ dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, còn những sai lầm rất phổ biến về calo có thể bạn chưa biết.

Bạn đã biết cơ thể mình cần bao nhiêu calo mỗi ngày? Theo cuộc khảo sát năm 2010 do Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, chỉ 12% số người tại Mỹ có thể ước tính chính xác số lượng calo họ nên tiêu thụ trong ngày sao cho phù hợp với tuổi, chiều cao, cân nặng và hoạt động thể chất. Vậy đa số chúng ta đã hiểu và tính toán sai như thế nào về calo?

1. Tập luyện làm bạn đói

Thực tế, tập luyện vừa kích thích vừa ức chế cơn thèm ăn. Nhiều người thường cố gắng tập luyện với mong muốn có thể ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đốt được khoảng 100 calo cho 30 phút chạy với tốc độ 5km/h, vì thế, bạn không nên quá tự do ăn uống sau khi tập.

Để chống lại cảm giác thèm ăn sau khi tập luyện, bạn cần ăn trước khi tập với những thực phẩm giàu tinh bột và ít protein như bánh mý nướng bơ lạc, chuối, sữa… Tùy theo cường độ tập luyện, sau khi tập, bạn cần bổ sung thêm một lượng calo nhất định. Ví dụ, sau một buổi tập kéo dài 45 phút, bạn nên bổ sung thêm 100 calo.
 

2. Calo trong chất lỏng bị bỏ qua

Bạn có thể tiêu thụ thêm hàng trăm calo từ nước uống mỗi ngày nếu lựa chọn các loại nước ngọt. Những thức uống ngọt, rượu, nước ép hoa quả, sữa có đường… là nguồn chứa calo rất lớn. Nước uống có thể chiếm tới 21% tổng lượng calo hàng ngày chúng ta tiêu thụ. Điều đó có nghĩa, chỉ tính riêng nước uống, hàng ngày ta đã thêm tới 222 calo.

Cách tốt nhất để hạn chế tối đa lượng calo từ nước uống là uống nhiều nước lọc và các thức uống không đường, tốt cho giảm cân như trà. Nếu bạn thèm đồ uống có hương vị, bạn cần kiểm soát số lượng. Hầu hết mọi người thường uống một ly nước từ 300-350 ml nhưng bạn có biết, đó là lượng nước gấp đôi lượng chúng ta cần. Bạn chỉ nên uống một ly nước ngọt khoảng 170ml, nếu muốn uống thêm, hãy pha loãng lượng đó.

3. Ăn bữa nhẹ quá nhiều dinh dưỡng


Ăn bữa nhẹ nhằm bổ sung calo để duy trì quá trình đốt cháy chất béo liên tục là việc làm thông minh của những người béo. Tuy nhiên, ăn bữa nhẹ quá nhiều chất dinh dưỡng lại là việc làm phản tác dụng. Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng nhưng giàu calo như sôcola, bánh quy, nước tăng lực, các loại hạt điều, hạnh nhân… là lỗi phổ biến của nhiều người. Những thực phẩm trên có kích thước nhỏ, phù hợp mang theo người cho bữa nhẹ. Tuy nhiên, vì kích thước của chúng nhỏ nên không ít người thường ăn quá nhiều so với tiêu chuẩn dưới 200 calo của bữa nhẹ.

Để tránh tình trạng trên, thay vì mua một lọ lớn hạt hạnh nhân, điều… và ăn ngon lành cả hộp, bạn hãy lấy khoảng một nắm tay hạt này cho vào túi nhỏ và mang theo người cho bữa ăn nhẹ. Thực phẩm lành mạnh vẫn hoàn toàn có thể làm bạn tăng cân nếu bạn ăn nhiều calo hơn lượng bạn đốt cháy. Do đó, kiểm soát khẩu phần ăn chính là chìa khóa giảm cân thành công. Hãy thử một số loại thức ăn nhẹ có hàm lượng calo thấp như trái cây hoặc để dành 1/3 chiếc bánh sandwich ăn trưa của bạn cho buổi chiều.

4. Thực phẩm khỏe mạnh cũng chứa những thành phần "ẩn"

Thực phẩm không chứa những chất béo bão hòa không có nghĩa chúng không chứa calo. Ngay cả những thực phẩm tự nhiên cũng chứa đường và nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn đừng thoải mái ăn những thực phẩm được quảng cáo là "tự nhiên" và "thiên nhiên" bởi bên cạnh chất dinh dưỡng, lượng calo trong chúng chắc chắn không hề nhỏ.

Theo Tiền phong
[links()]

Bình luận(0)