Việc trẻ em ăn thừa hay thiếu chất, nhất là protein đều khiến bệnh nặng thêm, dẫn tới nguy cơ suy thận, suy tim.
- Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Việc ăn thừa hay thiếu chất, nhất là protein đều khiến bệnh nặng thêm, dẫn tới nguy cơ suy thận, suy tim.
50% trẻ viêm khớp dạng thấp do thiếu protein
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, viêm khớp dạng thấp (RA) hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu cân bằng dinh dưỡng, thiếu protein năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy, 50% trẻ em bị RA trong trạng thái suy dinh dưỡng protein năng lượng. Khẩu phần thiếu protein năng lượng, thiếu sắt, canxi thường gây cho bệnh nhân chán ăn và tăng khả năng bị bệnh. Đặc biệt, cũng như ở người lớn, trẻ em bị RA, nồng độ selen, vitamin C và sắt, kẽm trong huyết thanh thấp, khoảng 30% bị giảm sản răng ở hàm dưới, răng mọc không đều gây khó nhai và nuốt.
Người ta thường cho rằng, ăn giàu đạm, nhất là các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều axit nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng, lươn, cá chích, cá đối... đã làm tăng lượng axit uric trong huyết thanh và lượng urat được hình thành trong ngày là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc loại bỏ các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới bệnh, như bệnh nhân sử dụng thức ăn đơn giản, không có chất phụ gia bảo quản như quả, thịt có màu đỏ, rau ăn lá, sữa... cũng không có sự khác biệt so với nhóm đối chứng.
Nếu bệnh nhân RA sử dụng khẩu phần ăn chay hoặc ăn chay thêm sữa sau một năm sẽ cải thiện sức khỏe và sự tiến triển của bệnh. Ngược lại, việc kiêng khem thái quá có thể gây thiếu protein năng lượng dẫn đến suy thận và biến chứng tim mạch.
|
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt. |
Tăng cường axit béo omega 6
GS.TS Bùi Minh Đức nhấn mạnh, chất đạm là thành phần quan trọng trong dinh dưỡng, kể cả đối với bệnh nhân RA. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể. Ở người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày. Các loại thức ăn như tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, thịt chim, trứng, đạm thực vật... nói chung đều không cần kiêng tuyệt đối, miễn sao, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hằng ngày. Đặc biệt, cần biết lựa chọn loại đạm phù hợp như L- tryptophan - một axit amin cần thiết có trong thịt, sữa và một số protein thực vật.
Khẩu phần ăn được bổ sung L- tryptophan có khả năng cải thiện triệu chứng đau cơ tăng bạch cầu ưa axit của bệnh RA. Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường thức ăn bổ sung phù hợp với bệnh được chấp nhận cao là axit béo nối đôi chưa bão hòa omega 3 và 6 để ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các khớp sưng, gân và khớp nối. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý tới những loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, như: bắp cải, cà chua, đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương...
Hàm lượng nitơ purin trong một số loại thực phẩm
|
|
Thúy Nga (ghi)
[links()]