Nga, Trung Quốc phát triển tên lửa vượt đại châu mới

Google News

(Kiến Thức) - Nga đang phát triển ít nhất là hai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có thể tấn công mọi  mục tiêu trên thế giới.

Theo các chuyên gia quân sự, Nga và Trung Quốc đang hiện đại hóa khả năng phòng thủ chiến lược của họ. Tuy nhiên, hai nước này đã đi theo những cách tiếp cận khác nhau để thay thế các tên lửa hạng nặng quan trọng của họ.

Chuyên gia quân sự từ Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Vasily Kashin đã so sánh những bước tiến mới nhất trong tiềm năng tăng cường phòng thủ tên lửa của hai quốc gia (Nga và Trung Quốc).

Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergey Karakaev nói rằng, Quân đội Nga đang thiết kế ít nhất hai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới. Một số phương tiện truyền thông Nga cho hay, một trong hai dự án tên lửa này là tên lửa đạn đạo liên lục địa khổng lồ nhiên liệu lỏng Sarmat, sẽ thay thế cho hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa chiến lược RS-36M Voyevoda (NATO định danh SS-18 Satan) từ thời Liên Xô.

Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.

Tên lửa đạn đạo RS-36M Voyevoda đã phục vụ như một thành phần quan trọng trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga từ nhiều năm qua. Đây là loại tên lửa đạn đạo có trọng lượng nặng hơn bất kể loại tên lửa nào từng được triển khai trên thế giới.

Trọng lượng phóng của ICBM Voyevoda là trên 200 tấn, trong khi đó động cơ nhiên liệu lỏng đầy sức mạnh của nó cho phép tên lửa có thể mang một tải trọng vũ khí lên tới 10 đầu đạn hạt nhân. Tùy thuộc vào các thiết bị chiến đấu mà tên lửa có thể mang theo, tầm bắn của Voyevoda có thể đạt từ 11.000-16.000km.

Về phần Trung Quốc, họ cũng có một loại tên lửa đạn đạo nặng gần bằng RS-36M, đó là tên lửa đạn đạo DF-5 nặng 183 tấn. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo của Trung Quốc kém tiên tiến hơn, theo nhiều nguồn tin khác nhau thì DF-5 yêu cầu thời gian chuẩn bị trước khi phóng kéo dài từ 30 phút tới 2 tiếng. Do vậy, nó rất dễ bị tổn thương trong trường hợp đối phương tấn công trước. 

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì lực lượng khoảng 20 tên lửa DF-5 do chúng là hệ thống chiến lược duy nhất, cho phép Bắc Kinh có thể tấn công được mọi địa điểm trên toàn nước Mỹ.

Nga và Trung Quốc đã chọn những cách tiếp cận khác nhau để thay thế cho các tên lửa trọng lượng lớn nhưng quan trọng của họ. Về bản chất, Nga đã chọn cách phục hồi lại hệ thống tên lửa RS-36 bằng các hệ thống công nghệ tiên tiến mới.

Việc lựa chọn nhiên liệu lỏng bắt nguồn từ thực tế sau khi so sánh với động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, nó có thể mang được một tải trọng vũ khí nặng hơn.

Người Nga khẳng định rằng, trong tương lai Mỹ sẽ bắt đầu triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của họ trong không gian cũng như khả năng phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Khi đó, một tên lửa mạnh hơn và nặng hơn sẽ đảm bảo phá vỡ các hệ thống phòng thủ đó.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo cơ động Topol-M sẽ được thay thế trong tương lai gần.

Ngoài ra, tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergey Karakaev nói thêm, một tên lửa nhiên liệu lỏng với tiềm năng mang tải trọng chiến đấu lớn hơn của tên lửa mới sẽ cho phép Nga "nhận thức rõ thời cơ tạo ra một vũ khí chiến lược SS-18 Satan với đầu đạn phi hạt nhân độ chính xác cao và có thể tấn công mọi nơi trên trái đất".

Theo ông Karakaev, Nga có thể tạo ra vũ khí phi hạt nhân độ chính xác cao dựa trên tên lửa liên lục địa trong trường hợp mà Mỹ cũng làm việc để thiết kế ra một vũ khí như vậy.

Cùng với tên lửa nhiên liệu lỏng hạng nặng, Nga cũng đang làm việc trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động mới sử dụng nhiên liệu rắn để thay thế cho các tổ hợp tên lửa Topol-M và Yars.

Như vậy, có thể thấy được trong tương lai gần, các lực lượng hạt nhân chiến lược của họ sẽ bao gồm cả hai thành phần chính: Các hệ thống tên lửa cơ động và tên lửa hạng nặng sử dụng nhiên liệu rắn được đặt trong các giếng phóng.
 Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A.

Đối với Trung Quốc, thực tế là ngoài các tên lửa đặt trên nền tảng cơ động như loại DF-31A nhiêu liệu rắn, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển một loại tên lửa đạn đạo hạng nặng sử dụng nhiên liệu rắn và có thể mang đồng thời nhiều đầu đạn.

Tên lửa này cũng là một đáp ứng trực tiếp từ kế hoạch tăng cường các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tới Đông Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn nếu họ muốn một loại tên lửa mới đáp ứng được đầy đủ các đặc điểm (tầm bắn, tải trọng vũ khí) như  DF-5.

Cách tiếp cận như vậy là phù hợp với chiến lược của Trung Quốc để phát triển lực lượng hạt nhân của họ. Trung Quốc, ngay từ đầu đã không đặt mục đích cân bằng lực lượng hạt nhân của họ với Mỹ, nhưng giờ đây lực lượng này đã quan tâm nhiều hơn để duy trì một lực lượng tên lửa nhỏ gọn hơn, khả năng sống sót tốt hơn khi bị đối phương tấn công trước và để trả đũa.

Cách tiếp cận này đang trải qua một vài thay đổi, rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ phải tăng cường số lượng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ. Nhưng theo chuyên gia Vasily Kashin, "các điều kiện cho sự thay đổi chiến lược này là chưa chín muồi".

ĐANG ĐỌC NHIỀU
TIN LIÊN QUAN
Nguyễn Yến (theo Spacewar)

Bình luận(0)