Lính Mỹ tự sát nhiều hơn chết trận ở Afghanistan

Google News

(Kiến Thức) - Số trường hợp tự sát trong quân đội Mỹ đạt mức kỷ lục 349 trường hợp, nhiều hơn so với số lượng người chết trận ở Afghanistan năm 2012.

    Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, tổng cộng có 349 vụ tự tử trong quân đội Mỹ trong khi đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan năm 2012, vượt qua năm 2011 với 295 vụ. Con số này tăng thêm 24 trường hợp so với năm 2011. Tuy nhiên, quan chức Lầu Năm Góc không công khai lý do tại sao binh sĩ lại kết liễu đời mình. 
     
    Năm 2012 được đánh giá là năm thương vong nhiều nhất của binh sĩ Mỹ tự kết liễu từ năm 2001. Binh lính tự tử trong quân ngũ đã bắt đầu tăng kể từ năm 2006 và tăng lên con số 310 vào năm 2009.

    Những con số này không khỏi gây ngạc nhiên đối với nhiều người và nó đặt ra một câu hỏi lớn đó là: sự tham gia của quân đội Mỹ ở Iraq và chính quyền Obama đang thực hiện kế hoạch rút quân tại Afghanistan có cải thiện được vấn đề này hay không.

    Thậm chí, một số chuyên gia còn dự đoán rằng con số đó sẽ còn tồi tệ hơn trong năm nay. Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ phải rất vất vả để đương đầu giải quyết các vụ tự tử trong quân đội ngày càng gia tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và một số người khác còn gọi “hiện tượng” này là một loại "bệnh dịch".

     Staff Sgt. James Wilson đứng bên mộ con là Chester Wilson, người tự sát trong quân ngũ năm 2011.

    Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng dù tỷ lệ tự sát trong quân đội tăng lên nhưng nó vẫn ở mức bình thường so với tổng dân số. Bên cạnh đó, họ cũng cho biết rằng, tỷ lệ tự sát dân sự ở nam giới trong độ tuổi 17 - 60 là 25 trường hợp/100.000 người vào năm 2010. Nếu đem nó so sánh với số vụ tử tự trong quân đội thì là 17,5 trường hợp/100.000 người (năm 2012).

    Giới chức Mỹ cho biết thêm rằng họ đang tìm những cách có thể để giúp đỡ cho những binh lính gặp khó khăn, rắc rối trong cuộc sống riêng ở mức độ nhất định.

    Mỗi năm Lầu Năm Góc đều thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về các trường hợp tự tử. Và năm gần đây nhất mà họ nghiên cứu, phân tích là năm 2011. Theo đó, số lượng binh lính có xu hướng tự sát cao rơi vào những người da trắng dưới 25 tuổi, mới gia nhập quân đội và có trình độ học vấn dưới cao đẳng. 

    Các phân tích nghiên cứu, đánh giá 301 vụ tự sát của binh lính trong năm 2011 phát hiện ra rằng, tỷ lệ binh lính tự sát mà đã ly hôn là 55%, cao hơn so với những người có hậu phương vững chắc ở đằng sau luôn ủng hộ họ. Thêm vào đó, họ cũng xác định rằng, 60% trường hợp tự tử của binh lính có liên quan đến việc sử dụng vũ khí.

    Đặc biệt, hầu hết các trường hợp tự sát thì những khẩu súng mà binh lính lén mang vào quân ngũ sử dụng làm vũ khí kết liễu cuộc đời chứ không phải là khí tài do quân đội cấp phát.

    Vấn đề mà quân đội Mỹ đang phải đối mặt là binh lính và nhân viên quân sự rất mệt mỏi khi gánh trên vai sứ mệnh kéo dài hơn một thập kỷ qua ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù số lượng quân đội Mỹ đang rút dần khỏi hai nơi này thì số lượng binh sĩ tự sát sẽ cũng ít có khả năng giảm. 

    Giáo viên CĐ Khoa học Xã hội và Hành vi thuộc ĐH Utah là David Rudd cho biết rằng, hai đối tượng chính trong quân đội có xu hướng tự tử với tốc độ ngày càng tăng là: binh lính tham chiến ở Iraq và Afghanistan bị mắc bệnh trầm cảm, chấn thương tâm lý, thường xuyên căng thẳng hoặc lạm dụng thuốc quá mức; và những người tuy không đến vùng chiến sự nhưng đối mặt với nhiều rắc rối trong quan hệ cá nhân, vấn đề tiền bạc hay các rắc rối về mặt pháp lý.

    Thêm vào đó, ông cũng nhận định rằng, số lượng vụ tự sát của binh lính sẽ không giảm nhanh. "Tôi cho rằng, số trường hợp binh lính tự sát sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn so với số người chết trận", ông Rudd dự đoán.

    "Nguồn tài nguyên có giá trị nhất đối với quân đội đó chính là con người. Chúng tôi cam kết sẽ chăm sóc tốt họ và sẵn sàng làm mọi việc để có thể để ngăn chặn và giảm số vụ tự tử trong quân đội", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Cynthia O. Smith cho biết.

    Hai tướng đã về hưu từng phục vụ trong quân đội Mỹ là Peter W. Chiarelli và Dennis J. Reimer cũng đưa ra những bình luận về vấn đề này.

    "Một trong những điều chúng tôi nhận được từ khi phục vụ trong quân ngũ chỉ là căng thẳng, súng và rượu tạo thành một mớ hỗn độn. Những điều đó đã tàn phá thể xác và tinh thần của chúng tôi",  Chiarelli và Reimer cho biết khi trả lời phỏng vấn của The Washington Post vào tháng 12/2012.
    ĐANG ĐỌC NHIỀU
    TIN LIÊN QUAN
    Nhật Anh

    Bình luận(0)