Hút thuốc. Người hút thuốc lá có khả năng đối diện với căn bệnh cao hơn ba lần so với những người không đụng điếu.
Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết khi hút thuốc, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thu từ phổi, vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung ở nước tiểu. Tại đây, chúng tích tụ và làm hỏng các tế bào lót bên trong bàng quang một cách nhanh chóng.Phơi nhiễm tại nơi làm việc. Amin thơm, benzidin và beta – naphthylamine (dễ thấy ở các sản phẩm sơn, nhuộm) là những hóa chất dễ gây ung thư bàng quang thường xuất hiện ở nơi làm việc.
Ngoài ra, đối tượng làm việc trong nhà máy sản xuất cao su, da, dệt may, thợ máy, thợ in, họa sĩ, cắt tóc, lái xe tải cũng thuộc diện cần cảnh giác cao độ. Thành phần chủng tộc. Theo số liệu của Cancer.org, người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người da đen.
Tuổi. Giống như hầu hết các dạng ung thư khác, ung thư bàng quang thường gặp ở người lớn tuổi. Cụ thể, theo số liệu của Cancer.org, 9 trong số 10 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều ở nhóm đối tượng trên 55 tuổi.
Giới tính. Dù chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng nhưng các nhà khoa học khẳng định ung thư bàng quang phổ biến ở nam hơn là nữ giới. Rất có thể nó bắt nguồn từ thói quen sử dụng thuốc lá và uống rượu giải khuây của cánh mày râu.Nhiễm trùng mãn tính. Việc chịu đựng chứng nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, bàng quang và ống thông bàng quang trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ dàng làm tăng khả năng mắc ung thư bàng quang ở khổ chủ. Ở các nước châu Phi và Trung Đông, người ta còn ghi nhận một vài trường hợp ung thư bàng quang do sán máng (còn gọi là bilharziasis) gây ra. Nhìn chung, chúng thường gây ra dạng ung thư tế bào vảy.
Dị tật bàng quang bẩm sinh. Khi bào thai còn trong bụng mẹ, nó có một dây nối giữa rốn và bàng quang được gọi là urachus. Urachus thường mất đi trước khi sinh song đôi khi còn sót lại, tạo điều kiện tốt cho các tế bào ác tính xuất hiện. May mắn thay, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, nó chiếm chưa đầy một nửa trong số 1% ca phát hiện ung thư bàng quang.
Gia đình có người từng mắc bệnh. Mặc dù đây là bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng nó lại có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị ung thư bàng quang thì khả năng bạn bị ung thư bàng quang cũng cao hơn những người khác không có tiền sử bệnh này trong gia đình. Nguy cơ này cũng tăng lên đáng kể ở những người có những thay đổi về gen.
Xạ trị và hóa trị. Việc sử dụng các loại tia và thuốc trong quá trình điều trị có thể kích thích sự phát triển bất thường của tế bào trong khu vực bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong trường hợp này, bạn nên uống thật nhiều nước để bảo vệ bàng quang.
Nước uống nhiễm Asen. Asen hay còn gọi là thạch tín, nó được xem là một loại chất độc nguy hiểm. Tùy vào nguồn nước mà lượng độc tố có sự thay đổi khác nhau. Nhìn chung, nguồn nước sạch được cung cấp bởi các nhà máy là khá an toàn.
Hút thuốc. Người hút thuốc lá có khả năng đối diện với căn bệnh cao hơn ba lần so với những người không đụng điếu.
Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết khi hút thuốc, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thu từ phổi, vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung ở nước tiểu. Tại đây, chúng tích tụ và làm hỏng các tế bào lót bên trong bàng quang một cách nhanh chóng.
Phơi nhiễm tại nơi làm việc. Amin thơm, benzidin và beta – naphthylamine (dễ thấy ở các sản phẩm sơn, nhuộm) là những hóa chất dễ gây ung thư bàng quang thường xuất hiện ở nơi làm việc.
Ngoài ra, đối tượng làm việc trong nhà máy sản xuất cao su, da, dệt may, thợ máy, thợ in, họa sĩ, cắt tóc, lái xe tải cũng thuộc diện cần cảnh giác cao độ.
Thành phần chủng tộc. Theo số liệu của Cancer.org, người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người da đen.
Tuổi. Giống như hầu hết các dạng ung thư khác, ung thư bàng quang thường gặp ở người lớn tuổi. Cụ thể, theo số liệu của Cancer.org, 9 trong số 10 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều ở nhóm đối tượng trên 55 tuổi.
Giới tính. Dù chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng nhưng các nhà khoa học khẳng định ung thư bàng quang phổ biến ở nam hơn là nữ giới. Rất có thể nó bắt nguồn từ thói quen sử dụng thuốc lá và uống rượu giải khuây của cánh mày râu.
Nhiễm trùng mãn tính. Việc chịu đựng chứng nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, bàng quang và ống thông bàng quang trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ dàng làm tăng khả năng mắc ung thư bàng quang ở khổ chủ.
Ở các nước châu Phi và Trung Đông, người ta còn ghi nhận một vài trường hợp ung thư bàng quang do sán máng (còn gọi là bilharziasis) gây ra. Nhìn chung, chúng thường gây ra dạng ung thư tế bào vảy.
Dị tật bàng quang bẩm sinh. Khi bào thai còn trong bụng mẹ, nó có một dây nối giữa rốn và bàng quang được gọi là urachus. Urachus thường mất đi trước khi sinh song đôi khi còn sót lại, tạo điều kiện tốt cho các tế bào ác tính xuất hiện. May mắn thay, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra, nó chiếm chưa đầy một nửa trong số 1% ca phát hiện ung thư bàng quang.
Gia đình có người từng mắc bệnh. Mặc dù đây là bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng nó lại có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị ung thư bàng quang thì khả năng bạn bị ung thư bàng quang cũng cao hơn những người khác không có tiền sử bệnh này trong gia đình. Nguy cơ này cũng tăng lên đáng kể ở những người có những thay đổi về gen.
Xạ trị và hóa trị. Việc sử dụng các loại tia và thuốc trong quá trình điều trị có thể kích thích sự phát triển bất thường của tế bào trong khu vực bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong trường hợp này, bạn nên uống thật nhiều nước để bảo vệ bàng quang.
Nước uống nhiễm Asen. Asen hay còn gọi là thạch tín, nó được xem là một loại chất độc nguy hiểm. Tùy vào nguồn nước mà lượng độc tố có sự thay đổi khác nhau. Nhìn chung, nguồn nước sạch được cung cấp bởi các nhà máy là khá an toàn.