Lẫn máu trong nước tiểu. Sự xuất hiện máu trong nước tiểu chỉ ra nhiều vấn đề về tiết niệu, trong đó gồm ung thư bàng quang. Những vệt máu thường có màu nâu, đỏ tươi, sẫm và dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Đi tiểu ra máu trong ung thư bàng quang có hai đặc điểm. Một là người bệnh không hề cảm thấy đau đớn. Y học gọi đó là đi tiểu ra máu không đau. Đặc điểm thứ hai là tính đứt quãng, tức là đi tiểu ra máu theo từng đợt, có thể tự ngưng hoặc giảm bớt, hai lần đi tiểu ra máu có thể cách nhau vài ngày cũng có thể cách vài tháng, thậm chí là nửa năm.
Tiểu đau. Đây được xem là dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp hiện tượng như thường xuyên đi tiểu, khó tiểu và có cảm giác khó chịu, râm ran như bị kim chích kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ sau khi tiểu tiện. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều bệnh nhân tình cờ được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang khi tìm cách chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu mãn tính. Chính vì vậy, nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà uống thuốc mãi không khỏi thì bạn cần đi khám sức khỏe sớm để tìm hiểu căn nguyên vấn đề.Đau bụng, đau xương chậu. Bàng quang nằm trong khu vực xương chậu. Do vậy, nếu mắc ung thư thì người bệnh dễ bị ảnh hưởng liên đới lên bụng và xương chậu. Đáng chú ý là, phụ nữ hay nhầm nó với các bệnh phụ khoa thông thường và tự ý mua thuốc về điều trị. Lời khuyên bác sĩ đưa ra là nếu cảm thấy đau xương chậu hoặc đau bụng kéo dài hơn hai tuần thì cần nhanh chóng đi khám.Đau lưng. Đau lưng thường tấn công bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nên bạn cần để ý xem cơ thể có các dấu hiệu bất thường đã đề cập ở trên hay không.Dù vậy, những dấu hiệu trên không phải là dấu hiệu chắc chắn đã mắc ung thư bàng quang. Nó dễ gặp ở một số bệnh khác như u lành tính bàng quang, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu... Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ ngay để bác sĩ có giải pháp điều trị thích hợp.
Lẫn máu trong nước tiểu. Sự xuất hiện máu trong nước tiểu chỉ ra nhiều vấn đề về tiết niệu, trong đó gồm ung thư bàng quang. Những vệt máu thường có màu nâu, đỏ tươi, sẫm và dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Đi tiểu ra máu trong ung thư bàng quang có hai đặc điểm. Một là người bệnh không hề cảm thấy đau đớn. Y học gọi đó là đi tiểu ra máu không đau. Đặc điểm thứ hai là tính đứt quãng, tức là đi tiểu ra máu theo từng đợt, có thể tự ngưng hoặc giảm bớt, hai lần đi tiểu ra máu có thể cách nhau vài ngày cũng có thể cách vài tháng, thậm chí là nửa năm.
Tiểu đau. Đây được xem là dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp hiện tượng như thường xuyên đi tiểu, khó tiểu và có cảm giác khó chịu, râm ran như bị kim chích kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ sau khi tiểu tiện.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều bệnh nhân tình cờ được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang khi tìm cách chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu mãn tính. Chính vì vậy, nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu mà uống thuốc mãi không khỏi thì bạn cần đi khám sức khỏe sớm để tìm hiểu căn nguyên vấn đề.
Đau bụng, đau xương chậu. Bàng quang nằm trong khu vực xương chậu. Do vậy, nếu mắc ung thư thì người bệnh dễ bị ảnh hưởng liên đới lên bụng và xương chậu.
Đáng chú ý là, phụ nữ hay nhầm nó với các bệnh phụ khoa thông thường và tự ý mua thuốc về điều trị. Lời khuyên bác sĩ đưa ra là nếu cảm thấy đau xương chậu hoặc đau bụng kéo dài hơn hai tuần thì cần nhanh chóng đi khám.
Đau lưng. Đau lưng thường tấn công bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nên bạn cần để ý xem cơ thể có các dấu hiệu bất thường đã đề cập ở trên hay không.
Dù vậy, những dấu hiệu trên không phải là dấu hiệu chắc chắn đã mắc ung thư bàng quang. Nó dễ gặp ở một số bệnh khác như u lành tính bàng quang, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu... Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ ngay để bác sĩ có giải pháp điều trị thích hợp.