Cuba: Để mua một chiếc xe mới ở Cuba gần như là điều không thể, bởi quốc gia này áp mức thuế lên đến 400% cho các dòng xe mới. Do đó, bạn phải mua 1 chiếc Peugeot 508 ở Cuba với giá của một chiếc Lamborghini Aventador. Mặc dù điều luật hạn chế mua xe ban hành năm 1959 được gỡ bỏ vào cuối năm 2013, nhưng dân Cuba chỉ mới mua có 50 chiếc xe hơi và 4 chiếc mô tô trong 6 tháng nửa đầu năm 2014. Bắc Triều Tiên: là quốc gia sở hữu xe hơi trên đầu người thuộc hàng thấp nhất thế giới, ước tính có khoảng 30.000 chiếc xe trong cả nước. Một công dân muốn sở hữu xe hơi thường phải là những người có mối quan hệ trong hệ thống quản lý của chính quyền. Chỉ có quan chức mới có quyền sở hữu xe. Các xe sử dụng tại nước này cũng đa phần là xe được sản xuất trong nước, rất ít xe được nhập khẩu từ nước ngoài.St. Kitts và Nevis: với mức thuế siêu cao, một chiếc Toyota Prius có giá 30.000 USD sẽ được bán tại nơi này với giá gấp 5-6 lần, tương đương 171.405 USD. Do đó các đảo xinh đẹp ở khu vực Caribe gần như là cơn ác mộng đối với các tín đồ mê xe. Anh Quốc: Giá của một chiếc Scion FR-S mới tại Anh là 39.031 USD (so với mức 25.800 USD bán tại Mỹ), không quá đắt. Nhưng để sở hữu một chiếc xe được bảo hiểm đầy đủ tại đây thật sự là một điều khó nhằn. Một chiếc xe cũ có giá 1.000 bảng Anh sẽ phải cõng một mức bảo hiểm lên đến 4.500-9.000 bảng – một con số khiến người mua phải dè chừng.Brazil: Một chiếc Corolla 2014 16.000 USD sẽ được bán tại Brazil với giá 25.000 USD. Lý do của mức giá này là: thuế trên 100% trong một số trường hợp, ít sự lựa chọn về xe, giá xăng cao và mức thuế xăng khủng khiếp... Đặc biệt, những mẫu xe sang còn cõng mức chi phí cao hơn nữa. Ví dụ như một chiếc Jaguar F-Type có giá 81.000 USD tại Mỹ, sẽ có giá 230.886 USD tại Brazil.
Trung Quốc: Ngoài sự ô nhiễm cả về không khí lẫn tiếng ồn, Trung Quốc còn khiến cho người mê xe cảm thấy thất vọng khi giá xe ở đây quá đắt đỏ. Mức giá ở Trung Quốc đã gánh những khoản thuế nặng nề và biểu thuế 25% với xe nhập khẩu. Theo tờ Automotive News, một chiếc Range Rover giá 45.000 USD tại Mỹ, sang đến Trung Quốc giá niêm yết là 241.500 USD chưa kể phí vận chuyển.Nicaragua: Dù chưa từng công bố giá xe tại nước này nhưng dựa trên việc các hãng từ chối tiết lộ giá xe, ta có thể suy đoán được là mức giá xe ở Nicaragua thật sự rất lớn. Hơn nữa, quốc gia này cũng không phải là một nơi lý tưởng để sở hữu xe bởi tại nơi này, xe của bạn có nguy cơ bị phá hoại hoặc bị cướp.
Indonesia: Vì mức thuế khá cao nên các dòng xe được bán tại Indonesia cũng có giá cả “trên trời”. Một chiếc Prius có giá 60.000 USD, một chiếc Chrysler 300C có giá 110.000 USD, một chiếc BMW M3 đắt đỏ với giá 175.000 USD. Nếu bạn thật sự yêu thích xe Ý, bạn sẽ phải trả 700.000 USD cho một chiếc Ferrari 458 khi mua tại Indonesia, một chiếc Rolls-Royce có giá 1 triệu USD.
Malaysia: Các quốc gia châu Á luôn khiến người dân cảm thấy khó chịu với giá xe đắt đỏ. Malaysia cũng không là ngoại lệ. Khi mua xe nhập khẩu, người dân nước này phải cõng một mức thuế cao và các chính sách bảo vệ công nghiệp nội địa khó khăn. Vì vậy nếu muốn mua một chiếc Mercedes SLS AMG, họ phải chi tới 600.000 USD.Singapore: Giá một chiếc Scion FR-S tại Singapore là 135.421 USD. So với mức giá gốc 25.800 USD bán tại Mỹ, đây là một con số quá khủng khiếp. Thậm chí, gần đây chính phủ nước này đã áp dụng thêm các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường xe hơi, bao gồm tăng mức trả trước tối thiểu đối với mỗi chiếc xe lên 40%, rút ngắn thời hạn tối đa đối với các khoản vay mua xe xuống còn 5 năm, bên cạnh tăng thuế sở hữu xe.
Cuba: Để mua một chiếc xe mới ở Cuba gần như là điều không thể, bởi quốc gia này áp mức thuế lên đến 400% cho các dòng xe mới. Do đó, bạn phải mua 1 chiếc Peugeot 508 ở Cuba với giá của một chiếc Lamborghini Aventador. Mặc dù điều luật hạn chế mua xe ban hành năm 1959 được gỡ bỏ vào cuối năm 2013, nhưng dân Cuba chỉ mới mua có 50 chiếc xe hơi và 4 chiếc mô tô trong 6 tháng nửa đầu năm 2014.
Bắc Triều Tiên: là quốc gia sở hữu xe hơi trên đầu người thuộc hàng thấp nhất thế giới, ước tính có khoảng 30.000 chiếc xe trong cả nước. Một công dân muốn sở hữu xe hơi thường phải là những người có mối quan hệ trong hệ thống quản lý của chính quyền. Chỉ có quan chức mới có quyền sở hữu xe. Các xe sử dụng tại nước này cũng đa phần là xe được sản xuất trong nước, rất ít xe được nhập khẩu từ nước ngoài.
St. Kitts và Nevis: với mức thuế siêu cao, một chiếc Toyota Prius có giá 30.000 USD sẽ được bán tại nơi này với giá gấp 5-6 lần, tương đương 171.405 USD. Do đó các đảo xinh đẹp ở khu vực Caribe gần như là cơn ác mộng đối với các tín đồ mê xe.
Anh Quốc: Giá của một chiếc Scion FR-S mới tại Anh là 39.031 USD (so với mức 25.800 USD bán tại Mỹ), không quá đắt. Nhưng để sở hữu một chiếc xe được bảo hiểm đầy đủ tại đây thật sự là một điều khó nhằn. Một chiếc xe cũ có giá 1.000 bảng Anh sẽ phải cõng một mức bảo hiểm lên đến 4.500-9.000 bảng – một con số khiến người mua phải dè chừng.
Brazil: Một chiếc Corolla 2014 16.000 USD sẽ được bán tại Brazil với giá 25.000 USD. Lý do của mức giá này là: thuế trên 100% trong một số trường hợp, ít sự lựa chọn về xe, giá xăng cao và mức thuế xăng khủng khiếp... Đặc biệt, những mẫu xe sang còn cõng mức chi phí cao hơn nữa. Ví dụ như một chiếc Jaguar F-Type có giá 81.000 USD tại Mỹ, sẽ có giá 230.886 USD tại Brazil.
Trung Quốc: Ngoài sự ô nhiễm cả về không khí lẫn tiếng ồn, Trung Quốc còn khiến cho người mê xe cảm thấy thất vọng khi giá xe ở đây quá đắt đỏ. Mức giá ở Trung Quốc đã gánh những khoản thuế nặng nề và biểu thuế 25% với xe nhập khẩu. Theo tờ Automotive News, một chiếc Range Rover giá 45.000 USD tại Mỹ, sang đến Trung Quốc giá niêm yết là 241.500 USD chưa kể phí vận chuyển.
Nicaragua: Dù chưa từng công bố giá xe tại nước này nhưng dựa trên việc các hãng từ chối tiết lộ giá xe, ta có thể suy đoán được là mức giá xe ở Nicaragua thật sự rất lớn. Hơn nữa, quốc gia này cũng không phải là một nơi lý tưởng để sở hữu xe bởi tại nơi này, xe của bạn có nguy cơ bị phá hoại hoặc bị cướp.
Indonesia: Vì mức thuế khá cao nên các dòng xe được bán tại Indonesia cũng có giá cả “trên trời”. Một chiếc Prius có giá 60.000 USD, một chiếc Chrysler 300C có giá 110.000 USD, một chiếc BMW M3 đắt đỏ với giá 175.000 USD. Nếu bạn thật sự yêu thích xe Ý, bạn sẽ phải trả 700.000 USD cho một chiếc Ferrari 458 khi mua tại Indonesia, một chiếc Rolls-Royce có giá 1 triệu USD.
Malaysia: Các quốc gia châu Á luôn khiến người dân cảm thấy khó chịu với giá xe đắt đỏ. Malaysia cũng không là ngoại lệ. Khi mua xe nhập khẩu, người dân nước này phải cõng một mức thuế cao và các chính sách bảo vệ công nghiệp nội địa khó khăn. Vì vậy nếu muốn mua một chiếc Mercedes SLS AMG, họ phải chi tới 600.000 USD.
Singapore: Giá một chiếc Scion FR-S tại Singapore là 135.421 USD. So với mức giá gốc 25.800 USD bán tại Mỹ, đây là một con số quá khủng khiếp. Thậm chí, gần đây chính phủ nước này đã áp dụng thêm các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường xe hơi, bao gồm tăng mức trả trước tối thiểu đối với mỗi chiếc xe lên 40%, rút ngắn thời hạn tối đa đối với các khoản vay mua xe xuống còn 5 năm, bên cạnh tăng thuế sở hữu xe.