Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp). Trong ảnh là một trong những loại trực thăng hiện đại nhất của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, EC225 Super Puma MkII+ do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất. Theo báo Thanh Niên, mỗi chiếc EC225 có giá khoảng 600 tỷ đồng và đây là một trong những loại trực thăng tầm xa hiện đại nhất thế giới hiện nay. Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam đã mua tổng cộng 4 chiếc từ Eurocopter và đã nhận bàn giao chính thức một trong số đó vào đầu tháng 8/2013.
EC225 có khả năng chở tối đa 19 hành khách, tầm bay xa 987km, có giá thuê theo dịch vụ lên tới 183,4 triệu đồng chưa thuế VAT.Loại thứ 2 trong đội bay dịch vụ của Việt Nam là AS 332L2 Super Puma cũng do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất. Máy bay trang bị 2 động cơ Makila 1A2 cho phép đạt tốc độ 327km/h, tầm bay tới 851km.
AS 332L2 làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách (tối đa 19 người) và hoạt động bay biển phục vụ khai thác, thăm dò dầu khí. Giá bay dịch vụ trên chiếc AS 332L2 thấp hơn EC225 nhưng vẫn là quá cao, lên tới 162,4 triệu đồng chưa thuế VAT. Loại thứ 3 trong đội bay dịch vụ cũng là sản phẩm của Eurocopter (Pháp), trực thăng EC155 B1.
EC155 B1 thiết kế với cánh quạt chính 5 lá có độ rung động cực kỳ thấp, mức độ tiếng ồn dưới 4,6 db. Phù hợp trong vận chuyển hành khách trên biển và dùng cho các chuyến bay chở hành khách VIP. EC155 B1 trang bị 2 động cơ Arriel 2C2 cho phép đạt tốc độ 324km/h, tầm bay 874kg, chở được 10-12 hành khách.
Bên cạnh trực thăng “Tây” thì đội bay dịch vụ của Việt Nam còn có những chiếc trực thăng Nga truyền thống. Trong ảnh là trực thăng vận tải Mil Mi-172 do nhà máy Kazan sản xuất dựa trên trực thăng vận tải quân sự Mi-8. Mi-172 được trang bị 2 động cơ TV3-117VM (tầm bay 620km), là một trong những dòng máy bay hệ Mi phổ biến nhất trên thế giới bởi tính linh hoạt, đa mục đích và có hiệu suất cao, hoạt động bền bỉ.
Mi-172 có khả năng chở 22-24 hành khách, giá thuê dịch vụ của nó vào khoảng 80 triệu đồng chưa gồm VAT. So với các loại trực thăng Eurocopter thì giá khá rẻ nhưng vẫn còn là quá đắt với rất nhiều người Việt Nam. Mi-172 hiện được khai thác chủ yếu hoạt động bay phục vụ thăm dò dầu khí, bay chuyên cơ.
Trong ảnh là trực thăng Mi-17-1V cũng do Nhà máy Kazan, Nga sản xuất, được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VM. Nó cũng được đánh giá là có khả năng hoạt động bền bỉ, tin cậy cao, đa mục đích. Hiện, Mi-17-1V được khai thác chủ yếu cho các hoạt động bay phục vụ thăm dò dầu khí, bay du lịch, bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA).
Mi-17-1V có tầm bay 610km, chở 22-24 hành khách vì vậy giá thuê của nó có lẽ cũng tương tự Mi-172.
Cuối cùng là trực thăng EC12B do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất, trang bị một động cơ loại Arius 2F cho phép đạt tầm bay xa nhất 710km, chở tối đa 4 hành khách.
EC120B có tính năng công nghệ tiên tiến, an toàn và chi phí vận hành hiệu quả cũng như bảo trì dễ dàng. Nó phù hợp dùng để chở khách, huấn luyện phi công.
Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp).
Trong ảnh là một trong những loại trực thăng hiện đại nhất của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, EC225 Super Puma MkII+ do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất. Theo báo Thanh Niên, mỗi chiếc EC225 có giá khoảng 600 tỷ đồng và đây là một trong những loại trực thăng tầm xa hiện đại nhất thế giới hiện nay. Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam đã mua tổng cộng 4 chiếc từ Eurocopter và đã nhận bàn giao chính thức một trong số đó vào đầu tháng 8/2013.
EC225 có khả năng chở tối đa 19 hành khách, tầm bay xa 987km, có giá thuê theo dịch vụ lên tới 183,4 triệu đồng chưa thuế VAT.
Loại thứ 2 trong đội bay dịch vụ của Việt Nam là AS 332L2 Super Puma cũng do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất. Máy bay trang bị 2 động cơ Makila 1A2 cho phép đạt tốc độ 327km/h, tầm bay tới 851km.
AS 332L2 làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách (tối đa 19 người) và hoạt động bay biển phục vụ khai thác, thăm dò dầu khí. Giá bay dịch vụ trên chiếc AS 332L2 thấp hơn EC225 nhưng vẫn là quá cao, lên tới 162,4 triệu đồng chưa thuế VAT.
Loại thứ 3 trong đội bay dịch vụ cũng là sản phẩm của Eurocopter (Pháp), trực thăng EC155 B1.
EC155 B1 thiết kế với cánh quạt chính 5 lá có độ rung động cực kỳ thấp, mức độ tiếng ồn dưới 4,6 db. Phù hợp trong vận chuyển hành khách trên biển và dùng cho các chuyến bay chở hành khách VIP.
EC155 B1 trang bị 2 động cơ Arriel 2C2 cho phép đạt tốc độ 324km/h, tầm bay 874kg, chở được 10-12 hành khách.
Bên cạnh trực thăng “Tây” thì đội bay dịch vụ của Việt Nam còn có những chiếc trực thăng Nga truyền thống. Trong ảnh là trực thăng vận tải Mil Mi-172 do nhà máy Kazan sản xuất dựa trên trực thăng vận tải quân sự Mi-8.
Mi-172 được trang bị 2 động cơ TV3-117VM (tầm bay 620km), là một trong những dòng máy bay hệ Mi phổ biến nhất trên thế giới bởi tính linh hoạt, đa mục đích và có hiệu suất cao, hoạt động bền bỉ.
Mi-172 có khả năng chở 22-24 hành khách, giá thuê dịch vụ của nó vào khoảng 80 triệu đồng chưa gồm VAT. So với các loại trực thăng Eurocopter thì giá khá rẻ nhưng vẫn còn là quá đắt với rất nhiều người Việt Nam.
Mi-172 hiện được khai thác chủ yếu hoạt động bay phục vụ thăm dò dầu khí, bay chuyên cơ.
Trong ảnh là trực thăng Mi-17-1V cũng do Nhà máy Kazan, Nga sản xuất, được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VM. Nó cũng được đánh giá là có khả năng hoạt động bền bỉ, tin cậy cao, đa mục đích.
Hiện, Mi-17-1V được khai thác chủ yếu cho các hoạt động bay phục vụ thăm dò dầu khí, bay du lịch, bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA).
Mi-17-1V có tầm bay 610km, chở 22-24 hành khách vì vậy giá thuê của nó có lẽ cũng tương tự Mi-172.
Cuối cùng là trực thăng EC12B do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất, trang bị một động cơ loại Arius 2F cho phép đạt tầm bay xa nhất 710km, chở tối đa 4 hành khách.
EC120B có tính năng công nghệ tiên tiến, an toàn và chi phí vận hành hiệu quả cũng như bảo trì dễ dàng. Nó phù hợp dùng để chở khách, huấn luyện phi công.