Chiếc máy bay King Air 200 mang số hiệu VFC-750 của Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco xuất phát từ Đà Lạt vừa gặp trục trặc kỹ thuật, không bung được càng nên đã buộc phải hạ cánh bằng bụng xuống sân bay Buôn Ma Thuột. Rất may không xảy ra cháy nổ, toàn bộ thành viên tổ bay và nhân viên kỹ thuật trên máy bay đều an toàn, không có người bị thương. Trong ảnh là một chiếc King Air 200 cùng loại với chiếc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật chiều 25/11. Ở Việt Nam, chỉ có Vasco và ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) - một trong những người giàu nhất Việt Nam - đang khai thác loại máy bay King Air này. Đây là loại máy bay chỉ được sử dụng vào các mục đích hàng không chung như: bay hiệu chuẩn, tìm kiếm cứu nạn, chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất... Chiếc máy bay vừa gặp nạn được sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị Đài dẫn đường, tức là đến từng sân bay kiểm tra tín hiệu thu, phát từ Đài dẫn đường thông qua các thiết bị đặc chủng gắn trên máy bay. Chiếc máy bay gặp sự cố có số hiệu đăng ký VN-B594, xuất xưởng năm 1989, được bảo dưỡng lần cuối theo kế hoạch vào ngày 29/8/2013 tại Vasco. Khi máy bay gặp sự cố, trên máy bay có 9 người, bao gồm 3 phi công, 1 cán bộ điều hành bay Vasco và 5 cán bộ của Công ty TNHH Quản lý bay Việt Nam. King Air 200 thuộc dòng máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ do Công ty Beech Aircraft Corporation của Mỹ sản xuất. Loại máy bay này được Vasco khai thác với các dịch vụ: bay thuê chuyến, phục vụ khách thương gia trong nước và quốc tế, bay cấp cứu y tế, chụp ảnh, khảo sát, hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường hàng không. Theo thông tin đăng tải trên trang web của Vasco, giá thuê loại máy bay này khá đắt đỏ đối với chặng bay nội địa: khoảng 98 triệu đồng cho 62 phút bay chặng TP.HCM - Phú Quốc, 82 triệu đồng cho 50 phút bay chặng TP.HCM - Côn Đảo, 165 triệu đồng cho 108 phút bay chặng TP.HCM - Đà Nẵng và 280 triệu đồng cho 190 phút bay chặng TP.HCM - Hà Nội... Đối với chặng bay quốc tế như TP.HCM - Bangkok thì khách hàng phải bỏ 10.765 USD cho 120 phút bay, chặng Hà Nội - Bangkok là 18.725 USD cho 150 phút bay, chặng Đà Nẵng - Bangkok giá 15.210 USD cho 135 phút bay. Tuy nhiên, khi liên hệ với Vasco, nhân viên của công ty cho biết, hiện tại dịch vụ bay với King Air 200 đã được đặt kín từ bây giờ. Loại máy bay King Air 200 được phát triển dựa trên phiên bản King Air 100, với chiều dài hơn 10 m và sải cánh hơn 15 m. Máy bay được thiết kế với 9 chỗ ngồi. Phần khoang lái rộng rãi với 2 phi công. Loại máy bay này có thể bay liên tục 3.500 km với tốc độ nhanh nhất đạt 583 km/h. Liên quan đến vụ việc máy bay King Air 200 số hiệu VN-B594 gặp trục trặc kỹ thuật, liên hệ với một lãnh đạo của Vasco, vị này từ chối cung cấp thêm thông tin vì cho rằng những thông tin về vụ việc đã được báo chí đăng tải cụ thể.
Chiếc máy bay King Air 200 mang số hiệu VFC-750 của Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco xuất phát từ Đà Lạt vừa gặp trục trặc kỹ thuật, không bung được càng nên đã buộc phải hạ cánh bằng bụng xuống sân bay Buôn Ma Thuột. Rất may không xảy ra cháy nổ, toàn bộ thành viên tổ bay và nhân viên kỹ thuật trên máy bay đều an toàn, không có người bị thương. Trong ảnh là một chiếc King Air 200 cùng loại với chiếc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật chiều 25/11.
Ở Việt Nam, chỉ có Vasco và ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) - một trong những người giàu nhất Việt Nam - đang khai thác loại máy bay King Air này.
Đây là loại máy bay chỉ được sử dụng vào các mục đích hàng không chung như: bay hiệu chuẩn, tìm kiếm cứu nạn, chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất... Chiếc máy bay vừa gặp nạn được sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị Đài dẫn đường, tức là đến từng sân bay kiểm tra tín hiệu thu, phát từ Đài dẫn đường thông qua các thiết bị đặc chủng gắn trên máy bay.
Chiếc máy bay gặp sự cố có số hiệu đăng ký VN-B594, xuất xưởng năm 1989, được bảo dưỡng lần cuối theo kế hoạch vào ngày 29/8/2013 tại Vasco. Khi máy bay gặp sự cố, trên máy bay có 9 người, bao gồm 3 phi công, 1 cán bộ điều hành bay Vasco và 5 cán bộ của Công ty TNHH Quản lý bay Việt Nam.
King Air 200 thuộc dòng máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ do Công ty Beech Aircraft Corporation của Mỹ sản xuất. Loại máy bay này được Vasco khai thác với các dịch vụ: bay thuê chuyến, phục vụ khách thương gia trong nước và quốc tế, bay cấp cứu y tế, chụp ảnh, khảo sát, hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường hàng không.
Theo thông tin đăng tải trên trang web của Vasco, giá thuê loại máy bay này khá đắt đỏ đối với chặng bay nội địa: khoảng 98 triệu đồng cho 62 phút bay chặng TP.HCM - Phú Quốc, 82 triệu đồng cho 50 phút bay chặng TP.HCM - Côn Đảo, 165 triệu đồng cho 108 phút bay chặng TP.HCM - Đà Nẵng và 280 triệu đồng cho 190 phút bay chặng TP.HCM - Hà Nội...
Đối với chặng bay quốc tế như TP.HCM - Bangkok thì khách hàng phải bỏ 10.765 USD cho 120 phút bay, chặng Hà Nội - Bangkok là 18.725 USD cho 150 phút bay, chặng Đà Nẵng - Bangkok giá 15.210 USD cho 135 phút bay.
Tuy nhiên, khi liên hệ với Vasco, nhân viên của công ty cho biết, hiện tại dịch vụ bay với King Air 200 đã được đặt kín từ bây giờ.
Loại máy bay King Air 200 được phát triển dựa trên phiên bản King Air 100, với chiều dài hơn 10 m và sải cánh hơn 15 m.
Máy bay được thiết kế với 9 chỗ ngồi.
Phần khoang lái rộng rãi với 2 phi công. Loại máy bay này có thể bay liên tục 3.500 km với tốc độ nhanh nhất đạt 583 km/h.
Liên quan đến vụ việc máy bay King Air 200 số hiệu VN-B594 gặp trục trặc kỹ thuật, liên hệ với một lãnh đạo của Vasco, vị này từ chối cung cấp thêm thông tin vì cho rằng những thông tin về vụ việc đã được báo chí đăng tải cụ thể.