Honda CBR954RR ra đời năm 2002 và dừng sản xuất năm 2003. So với thế hệ trước, đường kính xi-lanh tăng thêm 1 mm, nâng dung tích xi-lanh lên mức 954 phân khối, đồng thời bộ ECU tiên tiến hơn cũng được trang bị cho xe. Sở hữu động cơ mạnh mẽ cùng trục cơ sở ngắn, CBR954RR có thể dẫn đến những tình huống bốc đầu ngoài ý muốn khi người điều khiển là những tay lái mới. Bên cạnh đó, cặp phanh đĩa 330 mm phía trước có thể bị khóa cứng khi bóp phanh hết cỡ, khiến người lái lộn nhào. Đây là trường hợp thường xảy ra với những tay lái non kinh nghiệm khi gặp tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, CBR954RR còn sở hữu phần đầu xe khá nặng, dẫn đến đổ xe khi vào cua gắt. Đối với những tay lái mới yêu thích xe Honda, CBR600RR là một lựa chọn hợp lý hơn.Trong số các mẫu xe của Ducati, Streetfighter 1098 đời 2009 được đánh giá là hoang dại nhất. Mẫu naked-bike này thừa hưởng gần như nguyên bản khối động cơ dung tích 1.099 phân khối từ siêu môtô của Ducati. Sức mạnh sinh ra từ động cơ Testastretta, với mô-men xoắn 115 Nm, khiến Streetfighter có thể lao vút đi ở mọi cấp số. Bên cạnh đó, khi chạy với vận tốc cao, trên 100 km/h, mà không có kính chắn gió cũng là một thử thách lớn với các tay lái mới. Dù được trang bị nhiều công nghệ trợ giúp người lái, Streetfighter cũng được đánh giá là mẫu môtô không dành cho những tay lái còn non kinh nghiệm.Suzuki GSXR1000 đời 2005-2006 đến thời điểm hiện tại vẫn là một cái tên được săn đón trên thị trường xe đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đối với những người mới chơi xe phân khối lớn, mẫu xe của Nhật Bản không phải là lựa chọn tối ưu. Khả năng đánh lái không linh hoạt, động cơ mạnh mẽ với công suất lên tới 175 mã lực được cho là quá sức với những người mới chỉ chập chững làm quen với xe phân khối lớn. Nói cách khác, những đặc tính phù hợp với đường đua của GSXR1000 là lựa chọn phù hợp hơn với những tay lái nhiều kinh nghiệm.Suzuki Hayabusa GSX1300R đời 1999 được sản xuất trước khi điều luật về tốc độ giới hạn điện tử có hiệu lực. Siêu môtô của hãng xe Nhật Bản thường được sử dụng hiệu quả trong các cuộc đua đường thẳng, quãng ngắn, do sở hữu tốc độ và khả năng tăng tốc tốt. Cũng chính vì lý do đó, Hayabusa trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người mới chơi xe phân khối lớn. Ngoài ra, thân hình đồ sộ của xe cũng khiến người lái tốn sức hơn nhiều mỗi khi đánh lái. Dù được đánh giá là ông vua đường phố trong nhiều năm liền, Hayabusa không được khuyến cáo là mẫu xe đầu tiên dành cho những tay lái non kinh nghiệm.Kawasaki Ninja ZX-10R đời 2004-2005 được nhiều người biết đến khi sở hữu ưu điểm về tốc độ. Mẫu sportbike Nhật Bản mang trên mình khối động cơ mạnh mẽ, trọng lượng nhẹ và trục cơ sở ngắn nhất phân khúc. Những yếu tố này gây ra không ít khó khăn cho ngay cả các tay lái kinh nghiệm. Chiếc xe thường mang đến cảm giác chồm lên theo mỗi nhịp vặn tay ga của người lái. Ngoài ra, bộ đĩa phanh xe trước sau khá nhỏ, làm giảm khả năng hãm xe khi đang chạy. Chính vì vậy, những tay lái mới được khuyên không nên lựa chọn Kawasaki ZX-10R đời cũ.
Honda CBR954RR ra đời năm 2002 và dừng sản xuất năm 2003. So với thế hệ trước, đường kính xi-lanh tăng thêm 1 mm, nâng dung tích xi-lanh lên mức 954 phân khối, đồng thời bộ ECU tiên tiến hơn cũng được trang bị cho xe. Sở hữu động cơ mạnh mẽ cùng trục cơ sở ngắn, CBR954RR có thể dẫn đến những tình huống bốc đầu ngoài ý muốn khi người điều khiển là những tay lái mới. Bên cạnh đó, cặp phanh đĩa 330 mm phía trước có thể bị khóa cứng khi bóp phanh hết cỡ, khiến người lái lộn nhào. Đây là trường hợp thường xảy ra với những tay lái non kinh nghiệm khi gặp tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, CBR954RR còn sở hữu phần đầu xe khá nặng, dẫn đến đổ xe khi vào cua gắt. Đối với những tay lái mới yêu thích xe Honda, CBR600RR là một lựa chọn hợp lý hơn.
Trong số các mẫu xe của Ducati, Streetfighter 1098 đời 2009 được đánh giá là hoang dại nhất. Mẫu naked-bike này thừa hưởng gần như nguyên bản khối động cơ dung tích 1.099 phân khối từ siêu môtô của Ducati. Sức mạnh sinh ra từ động cơ Testastretta, với mô-men xoắn 115 Nm, khiến Streetfighter có thể lao vút đi ở mọi cấp số. Bên cạnh đó, khi chạy với vận tốc cao, trên 100 km/h, mà không có kính chắn gió cũng là một thử thách lớn với các tay lái mới. Dù được trang bị nhiều công nghệ trợ giúp người lái, Streetfighter cũng được đánh giá là mẫu môtô không dành cho những tay lái còn non kinh nghiệm.
Suzuki GSXR1000 đời 2005-2006 đến thời điểm hiện tại vẫn là một cái tên được săn đón trên thị trường xe đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đối với những người mới chơi xe phân khối lớn, mẫu xe của Nhật Bản không phải là lựa chọn tối ưu. Khả năng đánh lái không linh hoạt, động cơ mạnh mẽ với công suất lên tới 175 mã lực được cho là quá sức với những người mới chỉ chập chững làm quen với xe phân khối lớn. Nói cách khác, những đặc tính phù hợp với đường đua của GSXR1000 là lựa chọn phù hợp hơn với những tay lái nhiều kinh nghiệm.
Suzuki Hayabusa GSX1300R đời 1999 được sản xuất trước khi điều luật về tốc độ giới hạn điện tử có hiệu lực. Siêu môtô của hãng xe Nhật Bản thường được sử dụng hiệu quả trong các cuộc đua đường thẳng, quãng ngắn, do sở hữu tốc độ và khả năng tăng tốc tốt. Cũng chính vì lý do đó, Hayabusa trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người mới chơi xe phân khối lớn. Ngoài ra, thân hình đồ sộ của xe cũng khiến người lái tốn sức hơn nhiều mỗi khi đánh lái. Dù được đánh giá là ông vua đường phố trong nhiều năm liền, Hayabusa không được khuyến cáo là mẫu xe đầu tiên dành cho những tay lái non kinh nghiệm.
Kawasaki Ninja ZX-10R đời 2004-2005 được nhiều người biết đến khi sở hữu ưu điểm về tốc độ. Mẫu sportbike Nhật Bản mang trên mình khối động cơ mạnh mẽ, trọng lượng nhẹ và trục cơ sở ngắn nhất phân khúc. Những yếu tố này gây ra không ít khó khăn cho ngay cả các tay lái kinh nghiệm. Chiếc xe thường mang đến cảm giác chồm lên theo mỗi nhịp vặn tay ga của người lái. Ngoài ra, bộ đĩa phanh xe trước sau khá nhỏ, làm giảm khả năng hãm xe khi đang chạy. Chính vì vậy, những tay lái mới được khuyên không nên lựa chọn Kawasaki ZX-10R đời cũ.