Chiều 15/10, các y, bác sĩ tuyến đầu thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bắt đầu rời TP HCM, hoàn thành nhiệm vụ chi viện chống dịch sau hơn 2 tháng dốc sức cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19. Bạn của chị Nguyễn Thị Ngọc Hà - một cán bộ của bệnh viện Bạch Mai - kịp chạy ra tiễn bạn và trao ít quà trước khi lên máy bay. "Bạn được về tức là TP HCM đã đỡ dịch rồi. Tính ra cũng mười mấy năm rồi chưa gặp, tôi chỉ mua được ít bánh tráng trộn làm quà cho bạn mang về Bắc cho mấy đứa nhỏ", chị Nguyễn Thị Tố Loan nói với chị Hà."Hôm nay, ngày thứ 38 tôi ở TP HCM. Suốt thời gian chi viện và phục vụ tại bệnh viện dã chiến số 16. Hôm qua, tôi chỉ kịp mua cho mình hai cái váy để mặc ra sân bay", chị Hà nói bạn.Bác sĩ Đào Ngọc Tuyền, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai mở ảnh kỷ niệm trên smartphone ra, tâm sự: "Điều làm tôi nhớ nhất có lẽ là đêm trung thu. Cả cuộc đời mình không nghĩ sẽ rước đèn trong bộ đồ bảo hộ ở bệnh viện dã chiến".Trước đó, lực lượng y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành dọn dẹp phòng ban, đóng gói vật tư để bàn giao cho lực lượng y tế bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP HCM).Nhiều tấn thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai. Bên cạnh các kỹ thuật điều trị thường như thở oxy kính, thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập, Trung tâm đã triển khai các kỹ thuật cao như ECMO, lọc máu liên tục, thở khí NO, kỹ thuật cắt lớp phổi trở kháng (EIT)...Anh Việt, nhân viên phòng vật tư đang gấp rút kiểm kê, đóng gói tất cả thiết bị để mang ra xe container.Toàn bộ thiết bị bệnh viện Bạch Mai kiểm kê, mang về Hà Nội sẽ được thay thế bằng thiết bị của bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong toàn bộ số thiết bị của bệnh viện Bạch Mai, có nhiều máy móc của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang chi viện.Một số thiết bị công nghệ cao được đóng gói cẩn thận từ vài ngày trước."Khi dịch cao điểm phức tạp, ngoài công tác dược ra, chúng tôi còn hỗ trợ nhiều anh em khoa phòng khác. Với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, anh em chúng tôi cố gắng dập dịch nhanh nhất. Nhiều đêm nghe qua bộ đàm báo bệnh nhân không qua khỏi, anh em gần như lặng thinh. Tôi mong lần về TP HCM sẽ là chuyến du lịch, gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè… chứ không phải trong bộ đồ dược sĩ", anh Nguyễn Kế Vũ, khoa Dược bệnh viện Bạch Mai vừa chuyển đồ lên container chia sẻ.Giữa trưa, trời nắng gắt, hai nữ điều dưỡng che trên đầu món quà các đồng nghiệp bệnh viện Quận 7 gửi tặng rời bệnh viện dã chiến số 16 về khách sạn chuẩn bị đồ ra sân bay, kết thúc nhiệm vụ chi viện tại TP HCM."Tạm biệt TP HCM, TPH CM khỏe lên nhé", một nữ điều dưỡng được đồng nghiệp địa phương phụ chở quà "cây nhà lá vườn" ra xe.Sau 2 tháng rưỡi hoạt động, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (Bệnh viện dã chiến số 16) do bệnh viện Bạch Mai phụ trách tại TP HCM đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sau thời gian tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực, Trung tâm đã bắt đầu đi vào hoạt động, thu dung điều trị người bệnh COVID-19 từ ngày 11/8. Bệnh viện Bạch Mai đã cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…Sáng ngày 15/10/2021, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành Lễ tổng kết và bàn giao Trung tâm cho Sở Y tế TP HCM, đơn vị tiếp nhận là bệnh viện nhân dân Gia Định. Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM xúc động cám ơn đồng nghiệp Bệnh viện Bạch Mai đã đến với nhân dân TP HCM. "Thời gian qua thật nhanh. Có thể 20-30 năm sau chúng ta sẽ nhìn đây như một công trình của thế kỷ. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, chúng ta đã hoàn thành một trung tâm hồi sức với quy mô 360 giường ICU và 1 bệnh viện dã chiến 2.600 giường. Đặc biệt, nguồn nhân lực BV Bạch Mai huy động vào là những thầy thuốc tinh nhuệ nhất, chia sẻ với TP HCM".Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 3, từ trái sang) cùng lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, tập thể y bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 16 dành một phút mặc niệm cho những bệnh nhân không may qua đời vì Covid-19. Ông Sơn cho biết: "Thời gian qua, có lúc TP HCM rất khó khăn, dịch bùng phát rất mạnh, nhưng nhân viên y tế của thành phố và lực lượng chi viện đã kề vai sát cánh để có kết quả tốt đẹp hiện tại. 7 Trung tâm hồi sức đã được thiết lập để cứu bệnh nhân nặng và nguy kịch. Bộ Y tế tin tưởng năng lực y tế của TP HCM đảm đương sau khi lực lượng chi viện được rút về".
Chiều 15/10, các y, bác sĩ tuyến đầu thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bắt đầu rời TP HCM, hoàn thành nhiệm vụ chi viện chống dịch sau hơn 2 tháng dốc sức cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19.
Bạn của chị Nguyễn Thị Ngọc Hà - một cán bộ của bệnh viện Bạch Mai - kịp chạy ra tiễn bạn và trao ít quà trước khi lên máy bay. "Bạn được về tức là TP HCM đã đỡ dịch rồi. Tính ra cũng mười mấy năm rồi chưa gặp, tôi chỉ mua được ít bánh tráng trộn làm quà cho bạn mang về Bắc cho mấy đứa nhỏ", chị Nguyễn Thị Tố Loan nói với chị Hà.
"Hôm nay, ngày thứ 38 tôi ở TP HCM. Suốt thời gian chi viện và phục vụ tại bệnh viện dã chiến số 16. Hôm qua, tôi chỉ kịp mua cho mình hai cái váy để mặc ra sân bay", chị Hà nói bạn.
Bác sĩ Đào Ngọc Tuyền, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai mở ảnh kỷ niệm trên smartphone ra, tâm sự: "Điều làm tôi nhớ nhất có lẽ là đêm trung thu. Cả cuộc đời mình không nghĩ sẽ rước đèn trong bộ đồ bảo hộ ở bệnh viện dã chiến".
Trước đó, lực lượng y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành dọn dẹp phòng ban, đóng gói vật tư để bàn giao cho lực lượng y tế bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP HCM).
Nhiều tấn thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị đã được triển khai. Bên cạnh các kỹ thuật điều trị thường như thở oxy kính, thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm nhập và thở máy xâm nhập, Trung tâm đã triển khai các kỹ thuật cao như ECMO, lọc máu liên tục, thở khí NO, kỹ thuật cắt lớp phổi trở kháng (EIT)...
Anh Việt, nhân viên phòng vật tư đang gấp rút kiểm kê, đóng gói tất cả thiết bị để mang ra xe container.
Toàn bộ thiết bị bệnh viện Bạch Mai kiểm kê, mang về Hà Nội sẽ được thay thế bằng thiết bị của bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong toàn bộ số thiết bị của bệnh viện Bạch Mai, có nhiều máy móc của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang chi viện.
Một số thiết bị công nghệ cao được đóng gói cẩn thận từ vài ngày trước.
"Khi dịch cao điểm phức tạp, ngoài công tác dược ra, chúng tôi còn hỗ trợ nhiều anh em khoa phòng khác. Với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, anh em chúng tôi cố gắng dập dịch nhanh nhất. Nhiều đêm nghe qua bộ đàm báo bệnh nhân không qua khỏi, anh em gần như lặng thinh. Tôi mong lần về TP HCM sẽ là chuyến du lịch, gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè… chứ không phải trong bộ đồ dược sĩ", anh Nguyễn Kế Vũ, khoa Dược bệnh viện Bạch Mai vừa chuyển đồ lên container chia sẻ.
Giữa trưa, trời nắng gắt, hai nữ điều dưỡng che trên đầu món quà các đồng nghiệp bệnh viện Quận 7 gửi tặng rời bệnh viện dã chiến số 16 về khách sạn chuẩn bị đồ ra sân bay, kết thúc nhiệm vụ chi viện tại TP HCM.
"Tạm biệt TP HCM, TPH CM khỏe lên nhé", một nữ điều dưỡng được đồng nghiệp địa phương phụ chở quà "cây nhà lá vườn" ra xe.
Sau 2 tháng rưỡi hoạt động, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (Bệnh viện dã chiến số 16) do bệnh viện Bạch Mai phụ trách tại TP HCM đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sau thời gian tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực, Trung tâm đã bắt đầu đi vào hoạt động, thu dung điều trị người bệnh COVID-19 từ ngày 11/8. Bệnh viện Bạch Mai đã cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…
Sáng ngày 15/10/2021, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành Lễ tổng kết và bàn giao Trung tâm cho Sở Y tế TP HCM, đơn vị tiếp nhận là bệnh viện nhân dân Gia Định. Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM xúc động cám ơn đồng nghiệp Bệnh viện Bạch Mai đã đến với nhân dân TP HCM. "Thời gian qua thật nhanh. Có thể 20-30 năm sau chúng ta sẽ nhìn đây như một công trình của thế kỷ. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, chúng ta đã hoàn thành một trung tâm hồi sức với quy mô 360 giường ICU và 1 bệnh viện dã chiến 2.600 giường. Đặc biệt, nguồn nhân lực BV Bạch Mai huy động vào là những thầy thuốc tinh nhuệ nhất, chia sẻ với TP HCM".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 3, từ trái sang) cùng lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, tập thể y bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 16 dành một phút mặc niệm cho những bệnh nhân không may qua đời vì Covid-19. Ông Sơn cho biết: "Thời gian qua, có lúc TP HCM rất khó khăn, dịch bùng phát rất mạnh, nhưng nhân viên y tế của thành phố và lực lượng chi viện đã kề vai sát cánh để có kết quả tốt đẹp hiện tại. 7 Trung tâm hồi sức đã được thiết lập để cứu bệnh nhân nặng và nguy kịch. Bộ Y tế tin tưởng năng lực y tế của TP HCM đảm đương sau khi lực lượng chi viện được rút về".