8h sáng 25/8 tại Viện Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội (48 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng) đã diễn ra Lễ Macchabée, Lễ tri ân những người hiến thân thể cho khoa học ngành Y khoa.Lễ Macchabeé 2022 với chủ đề “Sứ mệnh trong nắng” nhằm mục đích giáo dục ý thức cho sinh viên, thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với những người đã hiến thân thể cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu Y khoa của Trường ĐH Y HN nói riêng và ngành Y nước nhà nói chung. Từ đó lan tỏa tinh thần hết mình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự phát triển của nền Y học Việt Nam.Đây là nghi thức trang nghiêm và tôn kính của các thế hệ sinh viên y khoa dành cho những người đã hiến thân thể của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Họ là những người dù đã mất đi, nhưng vẫn lặng thầm để lại tiêu bản thân thể mình để giúp ích cho khoa học, đặc biệt là ngành giải phẫu học.Cây điều ước gửi gắm những lời muốn nói tới những người đã nguyện hiến dâng thân thể mình cho khoa học.Tham dự buổi lễ có lãnh đạo của các bệnh viện,...Cùng với sự hiện diện của thân nhân người hiến, thầy cô giáo cùng sinh viên Đại học Y Hà Nội,...Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, PGS.TS Ngô Xuân Khoa - Trưởng bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội đã nói: "Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, thành kính biết ơn và tưởng nhớ những người hiến thân thể cho Y học. Chúng ta biết ơn thân nhân và gia đình những người thầy thầm lặng, những người đã vượt qua giới hạn thông thường, đồng cảm thực hiện ý nguyện của người thân sau khi qua đời. Không có sự đồng cảm của gia đình, ý nguyện cao cả ấy không thực hiện được".Trao kỷ niệm chương và tặng quà cho gia đình người hiến xác.Lễ dâng hương tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.Có tất cả 14 người đã hiến thân thể cho Đại học Y Hà Nội.Lễ dâng hoa tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.Đoàn người xếp hàng chờ đến lượt vào dâng hoa...Từng bông hoa tươi thắm được dâng lên những "người thầy thầm lặng".Mẹ và em trai của người hiến xác Phạm Quang Duy (SN 1990).“Xác của người hiến Phạm Quang Duy đã được Viện Giải phẫu Đại học Y Hà Nội trao trả cho người nhà nhưng khi đứng trước những người đã cống hiến vì khoa học như con trai mình, mẹ của Duy vẫn không kìm được xúc động”.Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tưởng niệm.PGS.TS Ngô Xuân Khoa - Trưởng bộ môn Giải phẫu, Ttrường Đại học Y Hà Nội cho hay: “Những năm gần đây, nhờ truyền thông và sự hiểu biết của mọi người trong xã hội nên nhiều người đã hiểu được việc hiến thân này là có ích cho xã hội. Rào cản lớn nhất là, có người muốn hiến thân cho khoa học, nhưng khi họ qua đời, ước muốn của họ có được thực hiện hay không lại tùy thuộc vào thân nhân. Rất nhiều thân nhân có quan niệm là phải giữ cho “mồ yên mả đẹp”.Bác Đào Thanh Hương (60 tuổi, mẹ của người hiến) tâm sự: "Duy là con trai thứ 2 của tôi (19 tuổi, bị ung thư gan). Trước khi mất, cháu có nguyện vọng là hiến thân thể cho Y học. Duy nói đã nhận được nhiều đặc ân nhưng vẫn chưa làm được gì cho xã hội nên muốn thi thể của mình có thể giúp ích. Hôm nay, nhiều bạn sinh viên nói với tôi rằng khi được học với thân thể của Duy các em thấy yêu bộ môn này hơn vì Duy rất đẹp. Tôi cảm thấy gần gũi khi bác sĩ nói Duy cũng là đồng nghiệp của họ. Tôi rất tự hào về con mình và không ân hận vì để con hiến xác".Anh Tuấn (33 tuổi, con trai của người hiến thân Trần Thị Na) chia sẻ: "Mẹ tôi bị ung thư máu, lúc chưa phát hiện ra bệnh mẹ đã đã quyết định hiến xác rồi, cả bố mẹ đều đăng ký. Tôi thấy nhà trường tổ chức buổi lễ thế này sẽ lan toả đến mọi người, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của việc hiến xác. Tôi chắc chắn sẽ theo gương của bố mẹ, đăng ký hiến xác cho y học."Bạn Nguyễn Thị Quỳnh Anh (uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Đại học Y Hà Nội) cho biết: "Để trở thành một bác sĩ y khoa thì sinh viên phải trải qua môn học giải phẫu. Khi học trên sách vở , mô hình tuy đã được 3D hóa rồi nhưng cảm giác chân thật không thể nào so được với cơ thể người thật. Khi được học trên thân thể người thật, chúng em có thể quan sát kỹ hơn chi tiết của bộ phận, đây có thể coi là kinh nghiệm để chúng em sau này thực hành lâm sàng. Có thể nói, thi thể hiến tặng là kho tư liệu quý giá nhất để giảng dạy cho sinh viên y khoa".Đinh Bảo Trọng (sinh viên lớp YK4 Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: "Em coi những thân xác này như là một người thầy. Em rất cảm ơn những người đã hiến xác cho Y học và cảm ơn gia đình của họ đã ủng hộ. Chúng em biết ơn rất nhiều.Bạn Bùi Danh Thế (sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội) cho biết: "Mình cùng các sinh viên trong trường đã đến đây từ sớm để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho chương trình. Buổi lễ hôm nay giúp sinh viên chúng mình có cơ hội để tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy thầm lặng và người nhà của họ".>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đại học Y dược Huế tri ân người hiến xác. (Nguồn: VTV24)
8h sáng 25/8 tại Viện Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội (48 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng) đã diễn ra Lễ Macchabée, Lễ tri ân những người hiến thân thể cho khoa học ngành Y khoa.
Lễ Macchabeé 2022 với chủ đề “Sứ mệnh trong nắng” nhằm mục đích giáo dục ý thức cho sinh viên, thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với những người đã hiến thân thể cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu Y khoa của Trường ĐH Y HN nói riêng và ngành Y nước nhà nói chung. Từ đó lan tỏa tinh thần hết mình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự phát triển của nền Y học Việt Nam.
Đây là nghi thức trang nghiêm và tôn kính của các thế hệ sinh viên y khoa dành cho những người đã hiến thân thể của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Họ là những người dù đã mất đi, nhưng vẫn lặng thầm để lại tiêu bản thân thể mình để giúp ích cho khoa học, đặc biệt là ngành giải phẫu học.
Cây điều ước gửi gắm những lời muốn nói tới những người đã nguyện hiến dâng thân thể mình cho khoa học.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo của các bệnh viện,...
Cùng với sự hiện diện của thân nhân người hiến, thầy cô giáo cùng sinh viên Đại học Y Hà Nội,...
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, PGS.TS Ngô Xuân Khoa - Trưởng bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội đã nói: "Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, thành kính biết ơn và tưởng nhớ những người hiến thân thể cho Y học. Chúng ta biết ơn thân nhân và gia đình những người thầy thầm lặng, những người đã vượt qua giới hạn thông thường, đồng cảm thực hiện ý nguyện của người thân sau khi qua đời. Không có sự đồng cảm của gia đình, ý nguyện cao cả ấy không thực hiện được".
Trao kỷ niệm chương và tặng quà cho gia đình người hiến xác.
Lễ dâng hương tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.
Có tất cả 14 người đã hiến thân thể cho Đại học Y Hà Nội.
Lễ dâng hoa tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.
Đoàn người xếp hàng chờ đến lượt vào dâng hoa...
Từng bông hoa tươi thắm được dâng lên những "người thầy thầm lặng".
Mẹ và em trai của người hiến xác Phạm Quang Duy (SN 1990).
“Xác của người hiến Phạm Quang Duy đã được Viện Giải phẫu Đại học Y Hà Nội trao trả cho người nhà nhưng khi đứng trước những người đã cống hiến vì khoa học như con trai mình, mẹ của Duy vẫn không kìm được xúc động”.
Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tưởng niệm.
PGS.TS Ngô Xuân Khoa - Trưởng bộ môn Giải phẫu, Ttrường Đại học Y Hà Nội cho hay: “Những năm gần đây, nhờ truyền thông và sự hiểu biết của mọi người trong xã hội nên nhiều người đã hiểu được việc hiến thân này là có ích cho xã hội. Rào cản lớn nhất là, có người muốn hiến thân cho khoa học, nhưng khi họ qua đời, ước muốn của họ có được thực hiện hay không lại tùy thuộc vào thân nhân. Rất nhiều thân nhân có quan niệm là phải giữ cho “mồ yên mả đẹp”.
Bác Đào Thanh Hương (60 tuổi, mẹ của người hiến) tâm sự: "Duy là con trai thứ 2 của tôi (19 tuổi, bị ung thư gan). Trước khi mất, cháu có nguyện vọng là hiến thân thể cho Y học. Duy nói đã nhận được nhiều đặc ân nhưng vẫn chưa làm được gì cho xã hội nên muốn thi thể của mình có thể giúp ích. Hôm nay, nhiều bạn sinh viên nói với tôi rằng khi được học với thân thể của Duy các em thấy yêu bộ môn này hơn vì Duy rất đẹp. Tôi cảm thấy gần gũi khi bác sĩ nói Duy cũng là đồng nghiệp của họ. Tôi rất tự hào về con mình và không ân hận vì để con hiến xác".
Anh Tuấn (33 tuổi, con trai của người hiến thân Trần Thị Na) chia sẻ: "Mẹ tôi bị ung thư máu, lúc chưa phát hiện ra bệnh mẹ đã đã quyết định hiến xác rồi, cả bố mẹ đều đăng ký. Tôi thấy nhà trường tổ chức buổi lễ thế này sẽ lan toả đến mọi người, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của việc hiến xác. Tôi chắc chắn sẽ theo gương của bố mẹ, đăng ký hiến xác cho y học."
Bạn Nguyễn Thị Quỳnh Anh (uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Đại học Y Hà Nội) cho biết: "Để trở thành một bác sĩ y khoa thì sinh viên phải trải qua môn học giải phẫu. Khi học trên sách vở , mô hình tuy đã được 3D hóa rồi nhưng cảm giác chân thật không thể nào so được với cơ thể người thật. Khi được học trên thân thể người thật, chúng em có thể quan sát kỹ hơn chi tiết của bộ phận, đây có thể coi là kinh nghiệm để chúng em sau này thực hành lâm sàng. Có thể nói, thi thể hiến tặng là kho tư liệu quý giá nhất để giảng dạy cho sinh viên y khoa".
Đinh Bảo Trọng (sinh viên lớp YK4 Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: "Em coi những thân xác này như là một người thầy. Em rất cảm ơn những người đã hiến xác cho Y học và cảm ơn gia đình của họ đã ủng hộ. Chúng em biết ơn rất nhiều.
Bạn Bùi Danh Thế (sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội) cho biết: "Mình cùng các sinh viên trong trường đã đến đây từ sớm để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho chương trình. Buổi lễ hôm nay giúp sinh viên chúng mình có cơ hội để tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy thầm lặng và người nhà của họ".
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Đại học Y dược Huế tri ân người hiến xác. (Nguồn: VTV24)