Bảo tàng vũ khí cổ Vũng Tàu do ông Rober Taylor (Quốc tịch Anh) thành lập năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân.Năm 2016, bảo tàng được mở lại tại một ngôi biệt thự Pháp cổ trong khuôn viên rộng 1.500 m2 trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vũng Tàu.Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 4.000 hiện vật là các loại vũ khí, quân trang, quân phục của quân đội các nước khắp nơi trên thế giới qua các thời kỳ, từ cổ đại, trung đại, tới cận đại, hiện đại. Nội dung trưng bày được phân chia thành các không gian theo từng chủ đề.Với mỗi thời kỳ, bộ sưu tập giới thiệu gần như hoàn chỉnh những đặc trưng về trang phục (quần áo, mũ, giày), vũ khí. Trong ảnh là bộ áo giáp và thương, kiếm của quân lính các triều đại nhà Tần - Hán, Tùy – Đường, Nguyên, Thanh của Trung Quốc.Trang phục của các tướng quân trong quân đội Nhật Bản và các Samurai (võ sĩ đạo) trong giai đoạn 1192 - 1867; cùng trang phục của quân đội Mông Cổ trong thời kỳ thống trị đánh chiếm khắp châu Âu và châu Á. Vũ khí và trang phục của quân đội Hoplite huyền thoại. Trang phục của quân đội Anh thế kỷ 19.Áo giáp Gothic được làm ở Đức và Đế chế La Mã cuối thời kỳ Trung cổ (thế kỷ 15). Những bộ áo giáp này đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu.Đoản kiếm của Hy Lạp vẫn còn nguyên độ sắc bén cùng hoa văn tinh xảo; là một trong những vũ khí xưa nhất tại bảo tàng. Theo thuyết minh viên, hiện vật có niên đại 2.000 năm.Súng cổ là nhóm hiện vật nhiều nhất trong bảo tàng: Súng cacbin của vua Napoleon Bonaparte (từ 1600 - 1620); súng lục nữ hoàng Anh năm 1728; súng máy Maxim Nga từng nổi đình nổi đám trong Thế chiến thứ I…Hai khẩu súng Arquebus của người Ấn Độ có từ thế kỷ 18, dài gần 3 m, là súng dài nhất trưng bày tại bảo tàng. Súng nặng 14 kg nên khi bắn phải gác lên tường thành và mỗi lần bắn chỉ được một viên đạn. Hay như những cây súng được cẩn xà cừ, ngà voi của giới quý tộc; cây súng dài gần 3m, cần đến hai người mới có thể di chuyển; súng dành cho điệp viên cùng những loại súng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay tiện cho phái nữ bỏ vào ví, bóp để tự vệ hay ám sát...Các hiện vật trưng bày tại đây đều do ông Robert Taylor và người thân sưu tầm từ nhiều năm trên khắp thế giới. Điều đáng khâm phục là thay vì cất giữ cho riêng mình, ông sẵn sàng giới thiệu để công chúng đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Thiên Bảo
Bảo tàng vũ khí cổ Vũng Tàu do ông Rober Taylor (Quốc tịch Anh) thành lập năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân.
Năm 2016, bảo tàng được mở lại tại một ngôi biệt thự Pháp cổ trong khuôn viên rộng 1.500 m2 trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vũng Tàu.
Bảo tàng hiện trưng bày khoảng 4.000 hiện vật là các loại vũ khí, quân trang, quân phục của quân đội các nước khắp nơi trên thế giới qua các thời kỳ, từ cổ đại, trung đại, tới cận đại, hiện đại. Nội dung trưng bày được phân chia thành các không gian theo từng chủ đề.
Với mỗi thời kỳ, bộ sưu tập giới thiệu gần như hoàn chỉnh những đặc trưng về trang phục (quần áo, mũ, giày), vũ khí. Trong ảnh là bộ áo giáp và thương, kiếm của quân lính các triều đại nhà Tần - Hán, Tùy – Đường, Nguyên, Thanh của Trung Quốc.
Trang phục của các tướng quân trong quân đội Nhật Bản và các Samurai (võ sĩ đạo) trong giai đoạn 1192 - 1867; cùng trang phục của quân đội Mông Cổ trong thời kỳ thống trị đánh chiếm khắp châu Âu và châu Á.
Vũ khí và trang phục của quân đội Hoplite huyền thoại.
Trang phục của quân đội Anh thế kỷ 19.
Áo giáp Gothic được làm ở Đức và Đế chế La Mã cuối thời kỳ Trung cổ (thế kỷ 15). Những bộ áo giáp này đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu.
Đoản kiếm của Hy Lạp vẫn còn nguyên độ sắc bén cùng hoa văn tinh xảo; là một trong những vũ khí xưa nhất tại bảo tàng. Theo thuyết minh viên, hiện vật có niên đại 2.000 năm.
Súng cổ là nhóm hiện vật nhiều nhất trong bảo tàng: Súng cacbin của vua Napoleon Bonaparte (từ 1600 - 1620); súng lục nữ hoàng Anh năm 1728; súng máy Maxim Nga từng nổi đình nổi đám trong Thế chiến thứ I…
Hai khẩu súng Arquebus của người Ấn Độ có từ thế kỷ 18, dài gần 3 m, là súng dài nhất trưng bày tại bảo tàng. Súng nặng 14 kg nên khi bắn phải gác lên tường thành và mỗi lần bắn chỉ được một viên đạn.
Hay như những cây súng được cẩn xà cừ, ngà voi của giới quý tộc; cây súng dài gần 3m, cần đến hai người mới có thể di chuyển; súng dành cho điệp viên cùng những loại súng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay tiện cho phái nữ bỏ vào ví, bóp để tự vệ hay ám sát...
Các hiện vật trưng bày tại đây đều do ông Robert Taylor và người thân sưu tầm từ nhiều năm trên khắp thế giới. Điều đáng khâm phục là thay vì cất giữ cho riêng mình, ông sẵn sàng giới thiệu để công chúng đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Thiên Bảo