Đất công vào “túi riêng”
TAND TP Hà Nội đang tiến hành nghị án với 10 bị cáo trong vụ thất thoát 2.713 tỷ đồng tại khu đất số 2-4-6, Hai Bà Trưng (TPHCM) liên quan Tổng Công ty Bia rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Hồ sơ vụ án thể hiện, Sabeco vốn là doanh nghiệp Nhà nước, được quyền quản lý khu đất trên nhưng lại mang quyền sử dụng đất đi thành lập liên doanh Sabeco Land để xây dựng cao ốc, văn phòng.
Việc này được bị cáo Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương và các bị cáo khác tại Bộ Công Thương, UBND TPHCM chấp thuận. Tuy nhiên, năm 2012, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.
|
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm ‘biến’ đất công thành đất tư. Ảnh: Báo TN |
Sabeco có lĩnh vực chính là sản xuất bia rượu, nước giải khát như tên gọi nhưng các bị cáo trong vụ không yêu cầu doanh nghiệp này thoái vốn khỏi liên doanh xây dựng như chỉ đạo của Chính phủ.
Các nhà đầu tư tư nhân trong Sabeco Land cũng không đủ vốn để xây cao ốc nhưng thay vì thu hồi khu đất, bị cáo Vũ Huy Hoàng và cấp dưới lại yêu cầu tìm nhà đầu tư mới.
Sau đó, liên doanh Sabeco Pearl được thành lập để thay thế Sabeco Land nhằm xây dựng tại khu đất số 2-4-6 trong đó Sabeco giữ 26% vốn; còn lại thuộc các công ty tư nhân gồm Attland (23%), Hà An (25,5%), Mê Linh (25,5%).
Đến năm 2015, bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBDN TPHCM phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất số 2-4-6 là hơn 997 tỷ đồng. Sabeco Pearl đã nộp số tiền này đồng thời xin bổ sung chức năng căn hộ ở cho dự án khiến giá trị tăng rất cao so với chỉ có chức năng văn phòng.
Năm 2016, các Công ty Hà An, Attland và Mê Linh cùng ký văn bản kiến nghị Sabeco thoái toàn bộ vốn tại Sabeco Pearl. Bộ Công Thương đồng ý việc này nên Sabeco bán toàn bộ cổ phần tại liên doanh với giá 196 tỷ đồng.
Như vậy, khu đất số 2-4-6 trị giá hơn 3.816 tỷ đồng từ tài sản Nhà nước do Sabeco quản lý bị chuyển sang sở hữu tư nhân. Trừ đi chi phí đã nộp cho chính quyền và tiền mua cổ phần của Sabeco, Nhà nước bị thiệt hại 2.713 tỷ đồng.
Tại tòa, đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm: “Thiệt hại trong vụ án là quyền sử dụng đất bị giao trái pháp luật. Do đó, chúng tôi đã đề nghị tòa án yêu cầu UBND TPHCM thu hồi các quyết định giao đất trái pháp luật.
Như vậy, thiệt hại đã cơ bản được khắc phục”. Kiểm sát viên cũng bác bỏ ý kiến của một số luật sư cho rằng mảnh đất được chuyển nhượng ngay tình cho bên thứ ba và cho rằng, nếu vậy, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và 9 bị cáo khác sẽ không đủ 2.713 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
“Ra tòa vì danh dự”
Hướng dẫn số 03/2020 của Viện KSND tối cao nêu: “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc cưỡng chế kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án; chú trọng kiểm sát việc thi hành án có liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 29-KH/BCSĐ ngày 12/11/2019 của Ban cán sự đảng Viện KSND tối cao; Kế hoạch số 198/KH-VKSTC-V11 ngày 05/12/2019 về việc thực hiện các kiến nghị Đoàn kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; chủ động kiến nghị để nâng cao chất lượng, số lượng thi hành các bản án, quyết định trong lĩnh vực này.
|
Ông Vũ Huy Hoàng kiểm tra an ninh tại phiên toà đầu tháng 1/2021. Ảnh: NLĐ |
Đây là ý kiến của
bị cáo Vũ Huy Hoàng trong phần nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử (HĐXX) vào nghị án. Ông Hoàng sức khỏe rất yếu, phải có người dìu đến tòa và khi trình bày, có 2 nhân viên y tế ngồi bên cạnh theo dõi sức khỏe. Bị cáo này đang đối diện mức án từ 10 – 11 năm tù vì bị xác định có vai trò chủ mưu, xuyên suốt trong vụ án.
Cựu Bộ trưởng nhận trách nhiệm nhưng cho rằng: “Tôi xin báo cáo, khâu đầu tiên tôi thực hiện theo quy chế làm việc, phụ trách chung; khi được các Thứ trưởng yêu cầu, tôi có thể giúp một vài việc cụ thể kể cả chủ trì họp”.
Cũng theo bị cáo Vũ Huy Hoàng: “Sức khỏe tôi thế này vẫn cố tham gia đầy đủ kể cả phiên đầu tiên không phải chỉ vì trách nhiệm, nghĩa vụ mà tôi muốn trình bày với tòa cái gì tôi làm sai tôi chịu trách nhiệm và đương nhiên danh dự tôi xấu đi nhưng cái gì tôi làm đúng mà bảo tôi sai, tôi phải bảo vệ, giữ danh dự.
Biểu tượng của tòa án là cán cân công lý; của viện kiểm sát là 2 thanh gươm, 1 thanh trừng phạt kẻ có tội, 1 thanh để bảo vệ người làm đúng.
Hai biểu tượng, tôi thấy rất tâm đắc, phù hợp… Tôi mong HĐXX cân nhắc thực tế để có thể có phán quyết vừa giúp tôi nhận ra sai phạm, lỗi lầm của mình vừa tạo điều kiện cho tôi trong thời gian còn lại cố gắng sống tốt hơn, xứng đáng tư cách người công dân”.
|
Ông Hoàng tại tòa. Ảnh GDTD |
Trong khi đó, bị cáo Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ khi nói lời sau cùng đã khẳng định bản thân nhận thức đầy đủ sai phạm của mình. Ông Dũng thừa nhận có một số tờ trình để lãnh đạo Bộ phê duyệt dự án ở Sabeco nhưng cho rằng đây là ý kiến thống nhất của các cơ quan ngang Bộ hoặc của lãnh đạo Bộ; không phải ý kiến cá nhân của ông.
Cựu Vụ trưởng mong tòa án xem xét khách quan để cho mình mức án thể hiện sự khoan hồng. Các bị cáo còn lại cũng mong được xem xét bối cảnh vụ án để được giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Nguyễn Hữu Tín được xét xử vắng mặt vì sức khỏe yếu nên không nói lời sau cùng.