Mới đây, Cục Hải quan TP HCM có buổi gặp mặt báo chí thông tin về vụ việc bốn tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam, trên chuyến bay mang số hiệu VN10. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra trực tiếp, thử mẩu, kết quả cho thấy có bốn tiếp viên cất giấu trong hành lý thuốc lắc và ketamin. Gồm 8,3 kg dạng viên nén (thuốc lắc), hơn 3 kg (kêtamin), tổng trọng lượng hơn 11,3 kg.Quá trình làm việc ban đầu, bốn tiếp viên này cho rằng tại Pháp có một người (chưa xác định danh tính) nhờ "xách tay một số hàng hóa về nước" và trả công hơn 10 triệu đồng. Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua chuyến bay dài, các tiếp viên chỉ xem qua loa vài tuýp kem và không thấy có gì bất thường. Khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện. Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua vụ các tiếp viên hàng không của Vietnam Airline bị bắt giữ để điều tra liên quan đến hành lý có 11kg ma túy, rất nhiều bài học từ việc cầm hộ, giữ hộ hàng hóa ở sân bay bị bắt vì vận chuyển hàng cấm. Luật sư Hùng cho biết thêm, nhiều người cho rằng mình không biết, nên không có tội và vô tư cầm hộ, cầm giúp hàng hóa cho người khác. Nhưng khi bị bắt để chứng minh cầm hộ, giữ hộ cũng cực kì khó khăn. Thậm chí, trong quá trình tố tụng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để chứng minh mình “vô tội”. Thực tế khi vụ việc bị bại lộ, bị công an bắt giữ, các đối tượng chủ mưu mua bán hàng cấm có thủ đoạn rất tinh vi để phòng ngừa và chối tội. Vì thế gần như nạn nhân không có bất cứ thông tin gì về đối tượng nhờ, hoặc các thông tin rất mờ nhạt, không rõ ràng, thậm chí là thông tin giả.Khác với các công ty, đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, họ có cách thức kiểm tra, theo dõi những đơn hàng, ghi nhận lại việc vận chuyển hàng hóa và có điều khoản khách hàng tự chịu trách nhiệm về hàng hóa. Những trường hợp thuộc đơn vị vận chuyển, có hóa đơn vận chuyển, thanh toán phí vận chuyển thì có căn cứ để chứng minh mình không buộc phải biết hàng hóa trong đó là gì. Trừ những trường hợp biết là hàng cấm nhưng cố tình vận chuyển thì vẫn có vai trò đồng phạm.Tuy nhiên, với những người dân thường, khi cầm hộ hàng hóa cho ai, phải biết chắc chắn hàng hóa là gì. Phải có thông tin rõ ràng của hàng hóa, thậm chí phải kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi nhận vận chuyển hộ. Đối với những người lạ, không quen biết, hàng hóa có nghi vấn, khó kiểm tra bằng mắt thường thì tốt nhất không nên vận chuyển, từ chối nhận cầm giúp. Bởi pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng đối với người không có chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, người dân buộc phải biết hàng hóa mình vận chuyển là gì. Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối phân tích, nếu trường hợp vô tình vận chuyển hàng cấm thì sẽ đồng phạm với người chủ sở hữu hàng hóa. Nhất là đối với hàng hóa là ma túy, khung hình phạt rất nặng, có thể lên đến chung thân, tử hình.>>> Xem thêm video: Hà Nội: Triệt phá đường dây ma tuý lớn, thu giữ gần 60 kg ma túy. Nguồn: ĐTHĐT.
Mới đây, Cục Hải quan TP HCM có buổi gặp mặt báo chí thông tin về vụ việc bốn tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam, trên chuyến bay mang số hiệu VN10. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra trực tiếp, thử mẩu, kết quả cho thấy có bốn tiếp viên cất giấu trong hành lý thuốc lắc và ketamin. Gồm 8,3 kg dạng viên nén (thuốc lắc), hơn 3 kg (kêtamin), tổng trọng lượng hơn 11,3 kg.
Quá trình làm việc ban đầu, bốn tiếp viên này cho rằng tại Pháp có một người (chưa xác định danh tính) nhờ "xách tay một số hàng hóa về nước" và trả công hơn 10 triệu đồng. Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua chuyến bay dài, các tiếp viên chỉ xem qua loa vài tuýp kem và không thấy có gì bất thường. Khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua vụ các tiếp viên hàng không của Vietnam Airline bị bắt giữ để điều tra liên quan đến hành lý có 11kg ma túy, rất nhiều bài học từ việc cầm hộ, giữ hộ hàng hóa ở sân bay bị bắt vì vận chuyển hàng cấm.
Luật sư Hùng cho biết thêm, nhiều người cho rằng mình không biết, nên không có tội và vô tư cầm hộ, cầm giúp hàng hóa cho người khác. Nhưng khi bị bắt để chứng minh cầm hộ, giữ hộ cũng cực kì khó khăn. Thậm chí, trong quá trình tố tụng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để chứng minh mình “vô tội”.
Thực tế khi vụ việc bị bại lộ, bị công an bắt giữ, các đối tượng chủ mưu mua bán hàng cấm có thủ đoạn rất tinh vi để phòng ngừa và chối tội. Vì thế gần như nạn nhân không có bất cứ thông tin gì về đối tượng nhờ, hoặc các thông tin rất mờ nhạt, không rõ ràng, thậm chí là thông tin giả.
Khác với các công ty, đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, họ có cách thức kiểm tra, theo dõi những đơn hàng, ghi nhận lại việc vận chuyển hàng hóa và có điều khoản khách hàng tự chịu trách nhiệm về hàng hóa. Những trường hợp thuộc đơn vị vận chuyển, có hóa đơn vận chuyển, thanh toán phí vận chuyển thì có căn cứ để chứng minh mình không buộc phải biết hàng hóa trong đó là gì. Trừ những trường hợp biết là hàng cấm nhưng cố tình vận chuyển thì vẫn có vai trò đồng phạm.
Tuy nhiên, với những người dân thường, khi cầm hộ hàng hóa cho ai, phải biết chắc chắn hàng hóa là gì. Phải có thông tin rõ ràng của hàng hóa, thậm chí phải kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi nhận vận chuyển hộ. Đối với những người lạ, không quen biết, hàng hóa có nghi vấn, khó kiểm tra bằng mắt thường thì tốt nhất không nên vận chuyển, từ chối nhận cầm giúp. Bởi pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng đối với người không có chức năng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, người dân buộc phải biết hàng hóa mình vận chuyển là gì.
Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối phân tích, nếu trường hợp vô tình vận chuyển hàng cấm thì sẽ đồng phạm với người chủ sở hữu hàng hóa. Nhất là đối với hàng hóa là ma túy, khung hình phạt rất nặng, có thể lên đến chung thân, tử hình.