Năm 2016, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của 900 tuyến đường ở 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.Hiện Hà Nội đang có khoảng 255 tuyến phố, hè được lát đá tự nhiên, chủ yếu tập trung ở một số quận như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân.Dạo qua các tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những đoạn đá lát vỉa hè bị nứt vỡ, gãy, cập kênh như thế này.Người đi bộ qua đường đoạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, vỉa hè xuống cấp đã ít nhiều ảnh hưởng đến mỹ quan của Thủ đô.Đoạn vỉa hè bị xuống cấp nặng trước cửa Cục Sở hữu trí tuệ nằm trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.Đá lát vỉa hè mới thay đã nứt vỡ không an toàn cho người đi bộ trên hè. Ông khách bộ hành trong ảnh mong muốn các cơ quan quản lý mau chóng sửa lại vỉa hè.Vỉa hè bị bong vỡ trước cửa toà nhà số 23 Lê Văn Lương.Vỉa hè không còn dành cho người đi bộ, mà nay nó đã phải gánh thêm công năng là bãi đỗ ô tô...Vỉa hè phố Tràng Thi, phố trung tâm của Thủ đô cũng chịu chung số phận mới thay đá lát đã xuống cấp thế này.Vỉa hè trên phố Bông Nhuộm khấp khểnh.Vỉa hè trên phố Trần Quý Cáp.Các em nhỏ đi học trên vỉa hè bong vỡ đoạn trước cửa Gò Đống Đa, phố Tây Sơn.Đá lát vỉa hè được giới thiệu là có độ bền từ 50 - 70 năm, nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, vỡ nát, sụt lún.Việc đi bộ trên vỉa hè nhiều khi phải tránh những chiếc "bẫy" nguy hiểm.Trước đó đã có ý kiến cho rằng, đá là loại vật liệu không thấm nước, khi mưa thì sẽ bẩn và trơn. Trong khi đó nếu dùng bê tông, xi măng thì khi mưa sẽ thấm nước.Mời quý độc giả xem video.
Năm 2016, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của 900 tuyến đường ở 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.
Hiện Hà Nội đang có khoảng 255 tuyến phố, hè được lát đá tự nhiên, chủ yếu tập trung ở một số quận như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân.
Dạo qua các tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những đoạn đá lát vỉa hè bị nứt vỡ, gãy, cập kênh như thế này.
Người đi bộ qua đường đoạn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, vỉa hè xuống cấp đã ít nhiều ảnh hưởng đến mỹ quan của Thủ đô.
Đoạn vỉa hè bị xuống cấp nặng trước cửa Cục Sở hữu trí tuệ nằm trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đá lát vỉa hè mới thay đã nứt vỡ không an toàn cho người đi bộ trên hè. Ông khách bộ hành trong ảnh mong muốn các cơ quan quản lý mau chóng sửa lại vỉa hè.
Vỉa hè bị bong vỡ trước cửa toà nhà số 23 Lê Văn Lương.
Vỉa hè không còn dành cho người đi bộ, mà nay nó đã phải gánh thêm công năng là bãi đỗ ô tô...
Vỉa hè phố Tràng Thi, phố trung tâm của Thủ đô cũng chịu chung số phận mới thay đá lát đã xuống cấp thế này.
Vỉa hè trên phố Bông Nhuộm khấp khểnh.
Vỉa hè trên phố Trần Quý Cáp.
Các em nhỏ đi học trên vỉa hè bong vỡ đoạn trước cửa Gò Đống Đa, phố Tây Sơn.
Đá lát vỉa hè được giới thiệu là có độ bền từ 50 - 70 năm, nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, vỡ nát, sụt lún.
Việc đi bộ trên vỉa hè nhiều khi phải tránh những chiếc "bẫy" nguy hiểm.
Trước đó đã có ý kiến cho rằng, đá là loại vật liệu không thấm nước, khi mưa thì sẽ bẩn và trơn. Trong khi đó nếu dùng bê tông, xi măng thì khi mưa sẽ thấm nước.
Mời quý độc giả xem video.