Như lời hẹn ước, tới tháng Ba, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa, làm nên nét đẹp rất riêng trong không gian ngôi chùa cổ kính. Hoa gạo nở đỏ rực nổi bật, ấn tượng thu hút mọi ánh nhìn.Rất nhanh chóng, nơi đây thành điểm đến của nhiều người tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa gạo và chụp ảnh lưu niệm với mùa hoa gạo.Trước kia, sân Chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có 5 cây hoa gạo. Nhưng 4 cây đã chết, còn một cây nằm mé bên trái chùa, gần cầu “Nhật Tiên Kiều” Nhà chùa trồng thêm 2 cây mới. Hiện tại trong 3 cây này 2 cây ra hoa đứng cạnh nhau, trong đó cây lớn là cây còn lại của 5 cây cũ, còn 1 cây mới trồng đối xứng qua sân chùa chưa ra hoa.Cây gạo cổ thụ ở trước chùa Cả. Nơi đây là một khoảng sân rộng, là sân lễ hội cũng như là nơi khán giả xem múa rối nước ở thủy đình trên hồ.Hai cây gạo đang ra hoa đứng kế bên hồ nước. Bên trái ảnh là Chùa Cả.Cây gạo cổ thụ cao khoảng 30m, với đường kính gốc cỡ 3 người ôm.Mùa hoa, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành.Những bông hoa như thắp lửa trên nền xanh của núi…… hay trên nền trời xanh tháng Ba.Hoa gạo làm duyên trước thủy đình trên hồ. Đây là một kiến trúc đặc sắc, hình ảnh tiêu biểu của Chùa Thầy. Thủy đình này được sử dụng để múa rối nước, hiện vẫn còn sử dụng trong những dịp lễ hội.Những cành hoa rủ xuống hồ đẹp xao xuyến.Rất nhiều người tìm tới đây để chụp ảnh cây hoa gạo đặc biệt này.Và những cô gái tha thướt trong những tà áo dài không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.Những bông hoa rụng trở thành “đạo cụ” để nhớ một mùa hoa.Thủy đình là một bối cảnh đẹp không thể bỏ qua cho những bức ảnh lưu niệm.Những bông hoa rụng trên mặt hồ vẫn như cồn cào thắp lửaHoa rụng trên mái cầu cổ “Nhật Tiên Kiều” như một dấu lặng gợi chút bâng khuâng.Toàn cảnh sân Chùa Cả, hồ nước, thủy đình và những cây hoa gạo nhìn từ trên núi Sài Sơn.
Như lời hẹn ước, tới tháng Ba, những cây hoa gạo ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa, làm nên nét đẹp rất riêng trong không gian ngôi chùa cổ kính. Hoa gạo nở đỏ rực nổi bật, ấn tượng thu hút mọi ánh nhìn.
Rất nhanh chóng, nơi đây thành điểm đến của nhiều người tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa gạo và chụp ảnh lưu niệm với mùa hoa gạo.
Trước kia, sân Chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có 5 cây hoa gạo. Nhưng 4 cây đã chết, còn một cây nằm mé bên trái chùa, gần cầu “Nhật Tiên Kiều” Nhà chùa trồng thêm 2 cây mới. Hiện tại trong 3 cây này 2 cây ra hoa đứng cạnh nhau, trong đó cây lớn là cây còn lại của 5 cây cũ, còn 1 cây mới trồng đối xứng qua sân chùa chưa ra hoa.
Cây gạo cổ thụ ở trước chùa Cả. Nơi đây là một khoảng sân rộng, là sân lễ hội cũng như là nơi khán giả xem múa rối nước ở thủy đình trên hồ.
Hai cây gạo đang ra hoa đứng kế bên hồ nước. Bên trái ảnh là Chùa Cả.
Cây gạo cổ thụ cao khoảng 30m, với đường kính gốc cỡ 3 người ôm.
Mùa hoa, cây rụng hết lá, chỉ có những bông hoa đỏ rực trên cành.
Những bông hoa như thắp lửa trên nền xanh của núi…
… hay trên nền trời xanh tháng Ba.
Hoa gạo làm duyên trước thủy đình trên hồ. Đây là một kiến trúc đặc sắc, hình ảnh tiêu biểu của Chùa Thầy. Thủy đình này được sử dụng để múa rối nước, hiện vẫn còn sử dụng trong những dịp lễ hội.
Những cành hoa rủ xuống hồ đẹp xao xuyến.
Rất nhiều người tìm tới đây để chụp ảnh cây hoa gạo đặc biệt này.
Và những cô gái tha thướt trong những tà áo dài không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.
Những bông hoa rụng trở thành “đạo cụ” để nhớ một mùa hoa.
Thủy đình là một bối cảnh đẹp không thể bỏ qua cho những bức ảnh lưu niệm.
Những bông hoa rụng trên mặt hồ vẫn như cồn cào thắp lửa
Hoa rụng trên mái cầu cổ “Nhật Tiên Kiều” như một dấu lặng gợi chút bâng khuâng.
Toàn cảnh sân Chùa Cả, hồ nước, thủy đình và những cây hoa gạo nhìn từ trên núi Sài Sơn.