Các đối tượng chính trong vụ án
Tuy nhiên, Lê Thanh Phong vẫn ngựa quen đường cũ. Rút “kinh nghiệm” từ lần bị phát giác trước kia, Phong gạ gẫm, lôi kéo người thân tham gia hoạt động giao dịch phạm pháp.
Xác lập chuyên án đấu tranh trong nhiều tháng trời, Cơ quan ANĐT đã thu thập đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của Lê Thanh Phong. Ngày 19-1-2018, Phong bị bắt khi vừa đặt chân về Cảng hàng không Cát Bi.Tang vật vụ án
Ngay sau đó, CQĐT đồng loạt thực hiện lệnh bắt khám xét đối với “ông trùm” và 7 đối tượng khác, gồm: Phạm Văn Trường (em rể Phong - SN 1978); Lưu Văn Hoàn (SN 1984, trú ở xã An Hưng), Trần Thị Ly (SN 1989 - em dâu Phong), Nguyễn Văn Tiến (SN 1979 - bạn thân của Phong), cùng ở xã Tân Tiến; Nguyễn Thị Thu Phương (SN 1991, trú ở xã Hồng Phong), Đỗ Thị Thương (SN 1987, trú ở xã An Hòa), cùng huyện An Dương; Phạm Thị Uyến (SN 1989, trú ở phường Phù Liễn, quận Kiến An).
Ban chuyên án thu giữ 13 bộ con dấu của các công ty “ma”, 5 máy tính xách tay, 1 CPU máy tính, 46 quyển hóa đơn GTGT, 3 khẩu súng ngắn (loại súng công cụ hỗ trợ) và 36 viên đạn; 790 triệu đồng và nhiều tài liệu, vật chứng khác có liên quan.Số "hàng nóng" cơ quan Công an thu giữ của Lê Thanh Phong
Ngày 26-1-2018, căn cứ vào kết quả đã thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Thanh Phong và đồng bọn về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu ngân sách nhà nước.
Lời khai của các đối tượng thể hiện, từ năm 2015 đến khi bị bắt, Phong cùng đồng bọn đã mua bán trái phép hóa đơn liên quan đến 31 công ty “ma””, xuất bán trái phép gần 7.000 tờ hóa đơn GTGT, ghi khống số tiền hàng hóa dịch vụ hơn 5.000 tỷ đồng để thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.
Trong đường dây này, các đối tượng tham gia được Phong phân công đảm nhiệm các công việc khác nhau, như điều hành hoạt động giao nhận hóa đơn; thực hiện các giao dịch ngân hàng để hợp thức hóa các hành vi phạm tội; điều hành hệ thống kế toán trong việc viết hóa đơn ở các công ty “ma” cho khách hàng và nhận số liệu hóa đơn khách hàng mua...
Mở rộng vụ án, Cơ quan ANĐT còn khởi tố thêm đối với Lê Thanh Phong về tội Trốn thuế. CQĐT xác định, nhằm thực hiện các hành vi phạm tội cùng đồng bọn, Lê Thanh Phong đã thành lập công ty bình phong là Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Lạng Sơn, trụ sở đặt tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải.
Qua công ty này, Phong đã làm thủ tục nhập khẩu hàng nông sản với giá trị hơn 325 tỷ đồng cho các chủ hàng để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, đối tượng không kê khai thuế theo quy định, qua đó chiếm đoạt số tiền tương ứng hơn 16 tỷ đồng cùng đồng bọn chia nhau. Riêng Phong được hưởng lợi trái phép 4,7 tỷ đồng.
Các đối tượng chính trong vụ án
Tuy nhiên, Lê Thanh Phong vẫn ngựa quen đường cũ. Rút “kinh nghiệm” từ lần bị phát giác trước kia, Phong gạ gẫm, lôi kéo người thân tham gia hoạt động giao dịch phạm pháp.
Xác lập chuyên án đấu tranh trong nhiều tháng trời, Cơ quan ANĐT đã thu thập đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của Lê Thanh Phong. Ngày 19-1-2018, Phong bị bắt khi vừa đặt chân về Cảng hàng không Cát Bi.
Tang vật vụ án
Ngay sau đó, CQĐT đồng loạt thực hiện lệnh bắt khám xét đối với “ông trùm” và 7 đối tượng khác, gồm: Phạm Văn Trường (em rể Phong - SN 1978); Lưu Văn Hoàn (SN 1984, trú ở xã An Hưng), Trần Thị Ly (SN 1989 - em dâu Phong), Nguyễn Văn Tiến (SN 1979 - bạn thân của Phong), cùng ở xã Tân Tiến; Nguyễn Thị Thu Phương (SN 1991, trú ở xã Hồng Phong), Đỗ Thị Thương (SN 1987, trú ở xã An Hòa), cùng huyện An Dương; Phạm Thị Uyến (SN 1989, trú ở phường Phù Liễn, quận Kiến An).
Ban chuyên án thu giữ 13 bộ con dấu của các công ty “ma”, 5 máy tính xách tay, 1 CPU máy tính, 46 quyển hóa đơn GTGT, 3 khẩu súng ngắn (loại súng công cụ hỗ trợ) và 36 viên đạn; 790 triệu đồng và nhiều tài liệu, vật chứng khác có liên quan.
Số "hàng nóng" cơ quan Công an thu giữ của Lê Thanh Phong
Ngày 26-1-2018, căn cứ vào kết quả đã thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Thanh Phong và đồng bọn về tội Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu ngân sách nhà nước.
Lời khai của các đối tượng thể hiện, từ năm 2015 đến khi bị bắt, Phong cùng đồng bọn đã mua bán trái phép hóa đơn liên quan đến 31 công ty “ma””, xuất bán trái phép gần 7.000 tờ hóa đơn GTGT, ghi khống số tiền hàng hóa dịch vụ hơn 5.000 tỷ đồng để thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.
Trong đường dây này, các đối tượng tham gia được Phong phân công đảm nhiệm các công việc khác nhau, như điều hành hoạt động giao nhận hóa đơn; thực hiện các giao dịch ngân hàng để hợp thức hóa các hành vi phạm tội; điều hành hệ thống kế toán trong việc viết hóa đơn ở các công ty “ma” cho khách hàng và nhận số liệu hóa đơn khách hàng mua...
Mở rộng vụ án, Cơ quan ANĐT còn khởi tố thêm đối với Lê Thanh Phong về tội Trốn thuế. CQĐT xác định, nhằm thực hiện các hành vi phạm tội cùng đồng bọn, Lê Thanh Phong đã thành lập công ty bình phong là Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Lạng Sơn, trụ sở đặt tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải.
Qua công ty này, Phong đã làm thủ tục nhập khẩu hàng nông sản với giá trị hơn 325 tỷ đồng cho các chủ hàng để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, đối tượng không kê khai thuế theo quy định, qua đó chiếm đoạt số tiền tương ứng hơn 16 tỷ đồng cùng đồng bọn chia nhau. Riêng Phong được hưởng lợi trái phép 4,7 tỷ đồng.