>>> Mời quý độc giả xem video: Ngày đầu cấm chợ cóc để ngăn dịch Covid-19 Khi lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tới kiểm tra, tiểu thương buôn bán trên vỉa hè, chợ cóc vội dọn dẹp hàng hóa.Sáng 12/5, lực lượng chức năng Hà Nội giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Đây là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của lãnh đạo thành phố.Tại quận Hai Bà Trưng, từ 4h30, hàng trăm tiểu thương chợ cóc trên đường Bạch Đằng vẫn bày bán như mọi ngày. Khu chợ trải dài trên đoạn đường chừng 500 m.Tại đây, những tiểu thương đã thuê nhà để bán hàng vẫn lấn chiếm thêm ra phía ngoài, trong khi đó có người bày bán ngay dưới lòng đường.Khi lực lượng chức năng có mặt, các tiểu thương đồng loạt bê hàng hóa đi nơi khác.Người bán hoa này chỉ kịp giấu vội số hàng vào trong một ngôi nhà kinh doanh quần áo. Sau đó, chị này được lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt việc buôn bán dưới lòng đường.Nhiều tiểu thương tỏ ra bất ngờ vì quy định mới. “Hôm qua tôi có nghe về chủ trương của thành phố, nhưng gia đình đã lỡ thu hoạch số hoa đã đến kỳ nên vẫn mang lên đây bán nốt. Từ mai, tôi sẽ nghỉ”, ông Ngọc Đích (Mê Linh, Hà Nội) cho biết.Một số gánh hàng rong đổi hướng đi nơi khác khi thấy cảnh sát trật tự.Ngày 12/5 (mùng 1 tháng 4 Âm lịch), lượng khách đi chợ sớm cũng vì thế mà đông hơn. Theo ghi nhận của Zing, đa phần họ đều đeo khẩu trang nhưng không đảm bảo giãn cách phòng dịch. Tại một gian hàng bán hoa, 5-6 người tập trung chọn lựa.Chợ cóc hình thành tại ngõ 459 đường Bạch Mai. Cách đó chưa đầy 100 m là chợ Mơ đã được xây dựng lại khang trang.Một tiểu thương bày nguyên con lợn đã được xẻ thịt dưới lòng đường Đại La, sáng 12/5.Đại diện Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an quận Hai Bà Trưng, cho biết từ chiều 11/5, đơn vị đã thông báo để người dân nắm được chủ trương của thành phố. Trong buổi sáng 12/5, lực lượng cảnh sát, trật tự và lãnh đạo UBND các phường đồng loạt kiểm tra từ 5h. Việc này nhằm đảm bảo tuyên truyền cho người dân từ sớm, tránh để họ đã bày hàng hóa ra lại phải dọn vào.Loa phát thanh được lực lượng chức năng phát liên tục để tuyên truyền quyết định mới của TP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.“Chúng tôi rất thông cảm với người dân, tuy nhiên đây là quy định bắt buộc để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng sẽ chủ yếu nhắc nhở đối với những người đã lỡ nhập hàng. Từ ngày mai, chúng tôi sẽ làm mạnh tay hơn, thậm chí xử phạt để đảm bảo quy định được thực hiện nghiêm”, ông Đinh Đức Hiếu, Phó chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, nói.Ngày 11/5, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc để bổ sung việc tạm dừng một số loại hình kinh doanh không thiết yếu. Bên cạnh yêu cầu tạm dừng mở cửa các quán bia, lãnh đạo thành phố cũng giao các quận, huyện, thị xã giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
>>> Mời quý độc giả xem video: Ngày đầu cấm chợ cóc để ngăn dịch Covid-19 Khi lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tới kiểm tra, tiểu thương buôn bán trên vỉa hè, chợ cóc vội dọn dẹp hàng hóa.
Sáng 12/5, lực lượng chức năng Hà Nội giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Đây là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của lãnh đạo thành phố.
Tại quận Hai Bà Trưng, từ 4h30, hàng trăm tiểu thương chợ cóc trên đường Bạch Đằng vẫn bày bán như mọi ngày. Khu chợ trải dài trên đoạn đường chừng 500 m.
Tại đây, những tiểu thương đã thuê nhà để bán hàng vẫn lấn chiếm thêm ra phía ngoài, trong khi đó có người bày bán ngay dưới lòng đường.
Khi lực lượng chức năng có mặt, các tiểu thương đồng loạt bê hàng hóa đi nơi khác.
Người bán hoa này chỉ kịp giấu vội số hàng vào trong một ngôi nhà kinh doanh quần áo. Sau đó, chị này được lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt việc buôn bán dưới lòng đường.
Nhiều tiểu thương tỏ ra bất ngờ vì quy định mới. “Hôm qua tôi có nghe về chủ trương của thành phố, nhưng gia đình đã lỡ thu hoạch số hoa đã đến kỳ nên vẫn mang lên đây bán nốt. Từ mai, tôi sẽ nghỉ”, ông Ngọc Đích (Mê Linh, Hà Nội) cho biết.
Một số gánh hàng rong đổi hướng đi nơi khác khi thấy cảnh sát trật tự.
Ngày 12/5 (mùng 1 tháng 4 Âm lịch), lượng khách đi chợ sớm cũng vì thế mà đông hơn. Theo ghi nhận của Zing, đa phần họ đều đeo khẩu trang nhưng không đảm bảo giãn cách phòng dịch. Tại một gian hàng bán hoa, 5-6 người tập trung chọn lựa.
Chợ cóc hình thành tại ngõ 459 đường Bạch Mai. Cách đó chưa đầy 100 m là chợ Mơ đã được xây dựng lại khang trang.
Một tiểu thương bày nguyên con lợn đã được xẻ thịt dưới lòng đường Đại La, sáng 12/5.
Đại diện Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an quận Hai Bà Trưng, cho biết từ chiều 11/5, đơn vị đã thông báo để người dân nắm được chủ trương của thành phố. Trong buổi sáng 12/5, lực lượng cảnh sát, trật tự và lãnh đạo UBND các phường đồng loạt kiểm tra từ 5h. Việc này nhằm đảm bảo tuyên truyền cho người dân từ sớm, tránh để họ đã bày hàng hóa ra lại phải dọn vào.
Loa phát thanh được lực lượng chức năng phát liên tục để tuyên truyền quyết định mới của TP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
“Chúng tôi rất thông cảm với người dân, tuy nhiên đây là quy định bắt buộc để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Trong ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng sẽ chủ yếu nhắc nhở đối với những người đã lỡ nhập hàng. Từ ngày mai, chúng tôi sẽ làm mạnh tay hơn, thậm chí xử phạt để đảm bảo quy định được thực hiện nghiêm”, ông Đinh Đức Hiếu, Phó chủ tịch UBND phường Đồng Tâm, nói.
Ngày 11/5, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc để bổ sung việc tạm dừng một số loại hình kinh doanh không thiết yếu. Bên cạnh yêu cầu tạm dừng mở cửa các quán bia, lãnh đạo thành phố cũng giao các quận, huyện, thị xã giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.