Thông tin mới vụ hai giám đốc sở ở Sơn La bị bắt

Google News

(Kiến Thức) - Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố hai phó giám đốc Sở cùng các cán bộ Trưởng, Phó các phòng, ban chuyên môn liên quan đến công tác đền bù, di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La.

Thông tin mới nhất về việc hai ông Trương Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sơn La và ông Phan Tiến Diện - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cùng nhiều cán bộ khác bị bắt giữ để điều tra về các vi phạm liên quan đến công tác đền bù, di dân tái định cư thủy điện Sơn La (tại huyện Mường La), Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố 17 bị can liên quan để điều tra làm rõ.
Thong tin moi vu hai giam doc so o Son La bi bat
Ông Phan Tiến Diện (cầm hoa) thời điểm nhận chức Phó Giám đốc Sở. Ảnh Báo TNMT. 
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tiến hành bắt giữ các ông Trương Tuấn Dũng - Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sơn La, ông Phan Tiến Diện - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cùng 12 đối tượng khác. Tất cả hai Phó giám đốc Sở và các các bộ bị bắt giữ đều có sai phạm liên quan đến công tác đền bù, di dân tái định cư khi Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại huyện Mường La.
Thời điểm xảy ra sai phạm, ông Trương Tuấn Dũng giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện Mường La còn ông Phan Tiến Diện giữ chức vụ Trưởng phòng TN&MT huyện Mường La.
Thông tin mới nhất liên quan sự việc trên, vào khoảng 16h chiều ngày 19/11, tỉnh Sơn La sẽ tổ chức họp báo để thông tin đầy đủ vụ việc khởi tố hai phó giám đốc sở và hơn 10 cán bộ có sai phạm liên quan công tác đền bù, di dân tái định cư thủy điện Sơn La…
Thủy điện Sơn La nằm trên địa bàn huyện Mường La, được khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2012. Với tổng công suất 2.400MW, đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm công trình này góp hơn 10 tỷ kWh, chiếm gần 10% sản lượng điện bình quân cả nước.
Thủy điện Sơn La có tổng mức đầu tư gần 60.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 16.900 tỷ đồng, chủ yếu phục vụ di dân tái định cư, giao cho các địa phương thực hiện. Còn lại hơn 43.000 tỷ đồng là vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ yếu để xây dựng nhà máy và giải phóng mặt bằng.
Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan vụ án trên…
Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)