Nghề săn bọ cạp ở huyện miền núi Định Quán (Đồng Nai) hình thành từ hơn 10 năm trước. Theo người dân, địa hình của huyện chủ yếu núi đá ong, có độ ẩm lý tưởng nên bọ cạp nhiều, sinh trưởng nhanh.Loài bọ có nọc độc sống ở hang sâu 40-50 cm nên người dân tạo những thanh tre nhỏ, mềm, buộc lông gà ở đầu làm dụng cụ để bắt.Khác với những nơi khác, thợ săn ở Đồng Nai không đào, phá hang mà đẩy kiến mụn nhọt vào trong hang để côn trùng này tấn công bọ cạp khiến nó phải chạy ra ngoài.Anh Lưu A Tài (27 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán) cho biết: "Kiến là 'công cụ' không thể thiếu đối với nghề săn bọ cạp. Mỗi ngày, ở địa phương có vài người chuyên bắt kiến đem đến bán cho chúng tôi với giá 140.000 đồng/kg. Thông thường, 0,1 kg kiến có thể bắt gần 1 kg bọ cạp".Theo thợ săn, người chuyên nghiệp chỉ cần nhìn cửa hang là biết bên trong có bao nhiêu con bọ cạp, lớn hay nhỏ.Kiến đắt tiền nên những người bắt bọ có nọc độc thường chọn những hang có miệng to để "điều binh".Một thợ săn cho biết khi đẩy kiến vào hang, côn trùng này sẽ tập trung tấn công vào các khớp của bọ cạp làm nó đau đớn và tháo chạy khỏi ổ. Thông thường, để bắt một hang thợ săn chỉ cần từ 10-30 giây.Ông Nguyễn Tấn Đức, người có thâm niên 10 năm trong nghề săn bọ nọc độc nói rằng mỗi ngày, một thợ chuyên nghiệp có thể bắt 2,5-4 kg bọ cạp. Vào mùa mưa, loài này sinh trưởng nhanh, nhiều nên thợ có thể bắt được 5 kg. Ông cho biết: "Mỗi ngày, người đi săn bắt đầu công việc từ sáng sớm, kết thúc vào 11h trưa. Người bắt phải đi bộ cả chục km trong rừng, rẫy cà phê để tìm hang bọ cạp".Bọ cạp sinh đẻ nhiều nên hàng chục người hành nghề, đi bắt liên tục suốt nhiều năm nhưng vẫn không hết. Một khu vực bị săn bắt sẽ lại xuất hiện lứa mới sau 20 ngày. Trong ảnh, thành quả của một buổi đi săn của anh Leo, ngụ ấp 1, xã Phú Tân.Sau buổi đi săn, người dân bán bọ cạp cho các thương lái trong vùng với giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 270.000 đồng/kg.Bà Nguyễn Thị Sim, thương lái, mỗi ngày mua 30-50 kg từ cánh thợ săn rồi đóng hàng chuyển cho các nhà hàng ở TP.HCM làm món ăn. Bà đang hợp tác với các công ty lớn trong nước để xuất khẩu bọ cạp sang nước ngoài.Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đức trở về nhà sau nửa ngày rong ruổi bắt bọ cạp ở rừng. Ông Đức cho biết nhờ nghề mà mỗi tháng ông có thu nhập từ 6-8 triệu đồng.
Nghề săn bọ cạp ở huyện miền núi Định Quán (Đồng Nai) hình thành từ hơn 10 năm trước. Theo người dân, địa hình của huyện chủ yếu núi đá ong, có độ ẩm lý tưởng nên bọ cạp nhiều, sinh trưởng nhanh.
Loài bọ có nọc độc sống ở hang sâu 40-50 cm nên người dân tạo những thanh tre nhỏ, mềm, buộc lông gà ở đầu làm dụng cụ để bắt.
Khác với những nơi khác, thợ săn ở Đồng Nai không đào, phá hang mà đẩy kiến mụn nhọt vào trong hang để côn trùng này tấn công bọ cạp khiến nó phải chạy ra ngoài.
Anh Lưu A Tài (27 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán) cho biết: "Kiến là 'công cụ' không thể thiếu đối với nghề săn bọ cạp. Mỗi ngày, ở địa phương có vài người chuyên bắt kiến đem đến bán cho chúng tôi với giá 140.000 đồng/kg. Thông thường, 0,1 kg kiến có thể bắt gần 1 kg bọ cạp".
Theo thợ săn, người chuyên nghiệp chỉ cần nhìn cửa hang là biết bên trong có bao nhiêu con bọ cạp, lớn hay nhỏ.
Kiến đắt tiền nên những người bắt bọ có nọc độc thường chọn những hang có miệng to để "điều binh".
Một thợ săn cho biết khi đẩy kiến vào hang, côn trùng này sẽ tập trung tấn công vào các khớp của bọ cạp làm nó đau đớn và tháo chạy khỏi ổ. Thông thường, để bắt một hang thợ săn chỉ cần từ 10-30 giây.
Ông Nguyễn Tấn Đức, người có thâm niên 10 năm trong nghề săn bọ nọc độc nói rằng mỗi ngày, một thợ chuyên nghiệp có thể bắt 2,5-4 kg bọ cạp. Vào mùa mưa, loài này sinh trưởng nhanh, nhiều nên thợ có thể bắt được 5 kg. Ông cho biết: "Mỗi ngày, người đi săn bắt đầu công việc từ sáng sớm, kết thúc vào 11h trưa. Người bắt phải đi bộ cả chục km trong rừng, rẫy cà phê để tìm hang bọ cạp".
Bọ cạp sinh đẻ nhiều nên hàng chục người hành nghề, đi bắt liên tục suốt nhiều năm nhưng vẫn không hết. Một khu vực bị săn bắt sẽ lại xuất hiện lứa mới sau 20 ngày. Trong ảnh, thành quả của một buổi đi săn của anh Leo, ngụ ấp 1, xã Phú Tân.
Sau buổi đi săn, người dân bán bọ cạp cho các thương lái trong vùng với giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 270.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Sim, thương lái, mỗi ngày mua 30-50 kg từ cánh thợ săn rồi đóng hàng chuyển cho các nhà hàng ở TP.HCM làm món ăn. Bà đang hợp tác với các công ty lớn trong nước để xuất khẩu bọ cạp sang nước ngoài.
Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đức trở về nhà sau nửa ngày rong ruổi bắt bọ cạp ở rừng. Ông Đức cho biết nhờ nghề mà mỗi tháng ông có thu nhập từ 6-8 triệu đồng.