Nghề đóng guốc, một trong những cái nghề "muôn năm cũ" đang dần bị mai một từng giây từng giờ ngay trên đất Sài Gòn đắt đỏ. Cái nghề mà những năm 70-80 rất thịnh hành, được nhiều người ưa chuộng, những người thợ đóng guốc không khi nào ngơi tay.Vậy mà, giờ đây chỉ còn duy nhất một bà lão năm nay tuổi đã ngoài 70 vẫn luôn ngồi lặng lẽ ngay ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn hơn 100 tuổi để đợi khách tìm đến để đóng từng đôi guốc. Vì ngày nay, có ai mà còn chuộng những đôi guốc mộc, khi đi tiếng ‘lọc cọc’ vang lên ồn ã giữa muôn vạn những đôi giày dép với những mẫu mã khác nhau kia.Vào một buổi trưa đầu tuần, tôi tìm đến ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn, chợ Bến Thành để tìm bà lão đã dành hơn nửa đời người để gìn giữ nghề đóng guốc mộc, người cuối cùng còn sót lại trong nghề. Nói là người cuối cùng đóng guốc trong lòng chợ thế nhưng giữa cái trưa nóng bức, hàng ngàn khách đến tham quan tại chợ Bến Thành, tôi phải đi lòng vòng mãi đến gần nửa tiếng đồng hồ và nhờ sự giúp đỡ của những bảo vệ trong chợ mới tìm ra được bà lão.Có đến tận gian hàng của bà lão mới thấy được những đôi guốc đang dần bị mai một, đi vào quên lãng thật sự. Giữa những gian hàng quần áo và vải thì đều là những người trẻ đứng bán, khiến cho tôi cảm thấy thật sự nể phục bà vì dù cho nghề đóng guốc đang đi vào nốt trầm mà bà vẫn luôn ngồi điềm tĩnh, lúc nào lom khom sắp xếp hàng, rồi lại đóng đóng kiểm tra từng đôi guốc, rồi lại ngồi đợi khách đến hỏi rồi chiều chiều lại dọn hàng về.Có 2 vị khách tìm đến để đóng guốc, bà lão mừng rỡ, nhiệt tình tư vấn cho 2 vị khách. Do bà lão đang bận nên tôi không dám làm phiền, đứng một góc để quan sát cách bà chọn những đế, thân guốc và dùng những dụng cụ hành nghề để cho ra một đôi guốc theo đúng yêu cầu của khách. Đợi khi bà lão hết khách, tôi mới dám lại hỏi thăm nhưng bà lại không đồng ý thế nên tôi lại phải đứng nép qua một bên vì sợ làm phiền bà. Một hồi lâu sau, bà thấy tôi vẫn đứng đó rồi lấy cái ghế nhựa nhỏ bảo tôi: ‘ngồi đi, cô muốn hỏi gì thì hỏi đi, tôi trả lời cô thấy cô đợi tôi nãy giờ’.Qua trò chuyện, bà tên là Nguyễn Thị Liên (72 tuổi, ngụ ở quận 3), bà Liên đã gắn bó với cái nghề đóng guốc ở chợ Bến Thành đến nay đã hơn 50 năm. Lúc trước, cái sạp bà bán guốc là của một người cô, còn bà Liên thì lúc đó cũng theo người cô ra chợ ngồi buôn bán, học nghề. Và người cô mất đi để lại cho bà Liên cái sạp đóng guốc. Một phần do bà cũng đam mê với nghề, đặc biệt là tiếng ‘lọc cọc’ phát ra của đôi guốc nên dù cho những đôi guốc không được ưa chuộng như trước nhưng bà Liên vẫn luôn ngồi đợi khách suốt hơn nửa thế kỷ qua.Khoảng những năm 80-90, những đôi guốc luôn là hình ảnh không thể thiếu đối với người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ mặc áo dài và áo bà ba. Guốc thời ấy, không giống như bây giờ không có những chi tiết hoa văn vẽ lên trên đế và cả quai guốc cũng thế, rất đơn giản chỉ là một đôi guốc mộc. Đế thì làm bằng gỗ vông, không sơn phết, để nguyên trạng một phiến mộc còn quai thì thường làm bằng da vỏ xe hay quai trong mà thôi.Nhưng đều đặc biệt là ở tiếng kêu của đôi guốc phát ra mỗi khi đi, ‘lọc cà lọc cọc’ như một bản nhạc có mốt thăng và nốt trầm. Bản nhạc ‘lọc cà lọc cọc’ ấy là mang cả một kí ức về đất nước và con người Việt Nam, thế nhưng ngày nay đã dần bị mất đi mà chỉ còn nơi sạp nhỏ nơi cửa Tây của chợ Bến Thành của bà Liên mà thôi.‘Năm 2000, nghề guốc gỗ lại được rất nhiều người tìm đến bà Liên để đóng nhưng rồi do một phần thị trường giày, dép nhựa tràn lan nên cái nghề đóng guốc lại xuống nốt trầm’. Bà Liên nói giọng buồn chia sẻTại sạp của bà Liên, giá mỗi đôi guốc chỉ từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng. Lâu lâu lại có người khách quen đến hỏi thăm bà rồi đặt mua một đôi để về làm kỉ niệm.Một người khách quen tìm đến sạp của bà Liên để mua những đôi guốc về cho con cháu. Ảnh: Ngọc NhiênCứ thế, suốt hơn nửa thế kỷ qua cứ đúng 10 giờ lại thấy bà lão đầu bạc trắng, dáng người nhỏ nhắn lúc nào cũng lom khom sắp xếp những đôi guốc ngay ngắn rồi lại ngồi nhìn dòng nười tấp nập bên cửa Tây của chợ Bến Thành. Ảnh: Ngọc Nhiên
Nghề đóng guốc, một trong những cái nghề "muôn năm cũ" đang dần bị mai một từng giây từng giờ ngay trên đất Sài Gòn đắt đỏ. Cái nghề mà những năm 70-80 rất thịnh hành, được nhiều người ưa chuộng, những người thợ đóng guốc không khi nào ngơi tay.
Vậy mà, giờ đây chỉ còn duy nhất một bà lão năm nay tuổi đã ngoài 70 vẫn luôn ngồi lặng lẽ ngay ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn hơn 100 tuổi để đợi khách tìm đến để đóng từng đôi guốc. Vì ngày nay, có ai mà còn chuộng những đôi guốc mộc, khi đi tiếng ‘lọc cọc’ vang lên ồn ã giữa muôn vạn những đôi giày dép với những mẫu mã khác nhau kia.
Vào một buổi trưa đầu tuần, tôi tìm đến ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn, chợ Bến Thành để tìm bà lão đã dành hơn nửa đời người để gìn giữ nghề đóng guốc mộc, người cuối cùng còn sót lại trong nghề. Nói là người cuối cùng đóng guốc trong lòng chợ thế nhưng giữa cái trưa nóng bức, hàng ngàn khách đến tham quan tại chợ Bến Thành, tôi phải đi lòng vòng mãi đến gần nửa tiếng đồng hồ và nhờ sự giúp đỡ của những bảo vệ trong chợ mới tìm ra được bà lão.
Có đến tận gian hàng của bà lão mới thấy được những đôi guốc đang dần bị mai một, đi vào quên lãng thật sự. Giữa những gian hàng quần áo và vải thì đều là những người trẻ đứng bán, khiến cho tôi cảm thấy thật sự nể phục bà vì dù cho nghề đóng guốc đang đi vào nốt trầm mà bà vẫn luôn ngồi điềm tĩnh, lúc nào lom khom sắp xếp hàng, rồi lại đóng đóng kiểm tra từng đôi guốc, rồi lại ngồi đợi khách đến hỏi rồi chiều chiều lại dọn hàng về.
Có 2 vị khách tìm đến để đóng guốc, bà lão mừng rỡ, nhiệt tình tư vấn cho 2 vị khách. Do bà lão đang bận nên tôi không dám làm phiền, đứng một góc để quan sát cách bà chọn những đế, thân guốc và dùng những dụng cụ hành nghề để cho ra một đôi guốc theo đúng yêu cầu của khách. Đợi khi bà lão hết khách, tôi mới dám lại hỏi thăm nhưng bà lại không đồng ý thế nên tôi lại phải đứng nép qua một bên vì sợ làm phiền bà. Một hồi lâu sau, bà thấy tôi vẫn đứng đó rồi lấy cái ghế nhựa nhỏ bảo tôi: ‘ngồi đi, cô muốn hỏi gì thì hỏi đi, tôi trả lời cô thấy cô đợi tôi nãy giờ’.
Qua trò chuyện, bà tên là Nguyễn Thị Liên (72 tuổi, ngụ ở quận 3), bà Liên đã gắn bó với cái nghề đóng guốc ở chợ Bến Thành đến nay đã hơn 50 năm. Lúc trước, cái sạp bà bán guốc là của một người cô, còn bà Liên thì lúc đó cũng theo người cô ra chợ ngồi buôn bán, học nghề. Và người cô mất đi để lại cho bà Liên cái sạp đóng guốc. Một phần do bà cũng đam mê với nghề, đặc biệt là tiếng ‘lọc cọc’ phát ra của đôi guốc nên dù cho những đôi guốc không được ưa chuộng như trước nhưng bà Liên vẫn luôn ngồi đợi khách suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Khoảng những năm 80-90, những đôi guốc luôn là hình ảnh không thể thiếu đối với người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ mặc áo dài và áo bà ba. Guốc thời ấy, không giống như bây giờ không có những chi tiết hoa văn vẽ lên trên đế và cả quai guốc cũng thế, rất đơn giản chỉ là một đôi guốc mộc. Đế thì làm bằng gỗ vông, không sơn phết, để nguyên trạng một phiến mộc còn quai thì thường làm bằng da vỏ xe hay quai trong mà thôi.
Nhưng đều đặc biệt là ở tiếng kêu của đôi guốc phát ra mỗi khi đi, ‘lọc cà lọc cọc’ như một bản nhạc có mốt thăng và nốt trầm. Bản nhạc ‘lọc cà lọc cọc’ ấy là mang cả một kí ức về đất nước và con người Việt Nam, thế nhưng ngày nay đã dần bị mất đi mà chỉ còn nơi sạp nhỏ nơi cửa Tây của chợ Bến Thành của bà Liên mà thôi.
‘Năm 2000, nghề guốc gỗ lại được rất nhiều người tìm đến bà Liên để đóng nhưng rồi do một phần thị trường giày, dép nhựa tràn lan nên cái nghề đóng guốc lại xuống nốt trầm’. Bà Liên nói giọng buồn chia sẻ
Tại sạp của bà Liên, giá mỗi đôi guốc chỉ từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng. Lâu lâu lại có người khách quen đến hỏi thăm bà rồi đặt mua một đôi để về làm kỉ niệm.
Một người khách quen tìm đến sạp của bà Liên để mua những đôi guốc về cho con cháu. Ảnh: Ngọc Nhiên
Cứ thế, suốt hơn nửa thế kỷ qua cứ đúng 10 giờ lại thấy bà lão đầu bạc trắng, dáng người nhỏ nhắn lúc nào cũng lom khom sắp xếp những đôi guốc ngay ngắn rồi lại ngồi nhìn dòng nười tấp nập bên cửa Tây của chợ Bến Thành. Ảnh: Ngọc Nhiên