Dạy tiểu học trên 10 năm, từng tham gia một số khoá tập huấn viết chữ đẹp ở địa phương, chị Nguyễn Thị Thuý Hằng (tỉnh Yên Bái) xuống Hà Nội tham gia khoá học viết chữ đẹp của thầy Nguyễn Đương Ánh.Khoá học này gồm 20 học viên, chủ yếu là giáo viên tiểu học, sinh viên ngành sư phạm. Ngoài ra, số ít còn lại là giáo viên các trung tâm luyện chữ đẹp khác muốn trau dồi kiến thức hoặc những người muốn cải thiện chữ viết.Khoá học được tổ chức vào các ngày cuối tuần. Trong buổi đầu tiên, học viên sẽ chép một bài theo mẫu để giáo viên khảo sát trình độ. Kết thúc, người học sẽ chép lại bài này để đối chiếu và nếu đạt yêu cầu sẽ được trung tâm cấp chứng chỉ.Trước khi học viết, người học phải điều chỉnh đúng tư thế ngồi, tâm lý thoải mái và cách cầm bút đúng chuẩn. Theo thầy Ánh, tư thế cầm bút đúng là sự phối hợp của cánh tay, cổ tay và ngón tay. Cầm bút với tư thế sai vẫn có thể viết chữ đẹp, nhưng nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tư thế ngồi, cũng như tốc độ viết.Trong khi nét chữ có thể dễ dàng thay đổi thì tư thế cầm bút của mỗi người lại rất khó điều chỉnh. Nếu bị sai từ bé, người học sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để có tư thế cầm bút đúng.Trong khoá học ba ngày này, học viên được hướng dẫn từ các nét cơ bản, chữ viết bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các kiểu chữ sáng tạo.Mỗi kiểu chữ lại có những loại bút với cấu tạo phù hợp. Ví dụ với ngòi bút, ngoài ngòi mài ra còn có các loại ngòi khác như vuông, nhọn, đều, cong.Thời gian ba ngày của khoá học chỉ đủ để học viên tìm hiểu một cách tổng quan về nghệ thuật viết chữ đẹp. Do đó, các mẫu chữ của thầy Ánh sẽ được photo để làm mẫu cho học viên tiếp tục thực hành sau khoá học.Nói về bí quyết viết chữ đẹp, thầy giáo đứng lớp cho rằng, việc có nhiều hoa tay (vân tay tròn, như quan niệm của nhiều người) không liên quan tới chữ xấu hay đẹp. "Đúng là nếu bạn có năng khiếu thì sẽ dễ thành công hơn, nhưng bạn vẫn có thể bị người không có năng khiếu vượt qua nếu không chăm chỉ luyện tập", thầy Ánh khẳng định.Ngoài việc luyện kỹ năng viết, trong giờ học, thầy Ánh còn trao đổi thêm về kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh tiểu học. Được biết, trước khi đi dạy viết chữ đẹp hơn 10 năm nay, thầy Nguyễn Đương Ánh cũng đã có 15 năm làm giáo viên tiểu học ở Bắc Ninh.Từng là học viên cũ của thầy Ánh từ khi còn là sinh viên, nay đã trở thành giáo viên tiểu học, chị Lý Hồng Ngát (áo trắng) chia sẻ: "Hiện nay, các cuộc thi học sinh giỏi hầu như đều bỏ, tuy nhiên thi viết chữ đẹp dành cho giáo viên và học sinh vẫn tiếp tục được tổ chức. Vì thế, nhiều địa phương vẫn có thêm nhiều lớp và trung tâm luyện viết chữ được mở".
Dạy tiểu học trên 10 năm, từng tham gia một số khoá tập huấn viết chữ đẹp ở địa phương, chị Nguyễn Thị Thuý Hằng (tỉnh Yên Bái) xuống Hà Nội tham gia khoá học viết chữ đẹp của thầy Nguyễn Đương Ánh.
Khoá học này gồm 20 học viên, chủ yếu là giáo viên tiểu học, sinh viên ngành sư phạm. Ngoài ra, số ít còn lại là giáo viên các trung tâm luyện chữ đẹp khác muốn trau dồi kiến thức hoặc những người muốn cải thiện chữ viết.
Khoá học được tổ chức vào các ngày cuối tuần. Trong buổi đầu tiên, học viên sẽ chép một bài theo mẫu để giáo viên khảo sát trình độ. Kết thúc, người học sẽ chép lại bài này để đối chiếu và nếu đạt yêu cầu sẽ được trung tâm cấp chứng chỉ.
Trước khi học viết, người học phải điều chỉnh đúng tư thế ngồi, tâm lý thoải mái và cách cầm bút đúng chuẩn. Theo thầy Ánh, tư thế cầm bút đúng là sự phối hợp của cánh tay, cổ tay và ngón tay. Cầm bút với tư thế sai vẫn có thể viết chữ đẹp, nhưng nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tư thế ngồi, cũng như tốc độ viết.
Trong khi nét chữ có thể dễ dàng thay đổi thì tư thế cầm bút của mỗi người lại rất khó điều chỉnh. Nếu bị sai từ bé, người học sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để có tư thế cầm bút đúng.
Trong khoá học ba ngày này, học viên được hướng dẫn từ các nét cơ bản, chữ viết bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các kiểu chữ sáng tạo.
Mỗi kiểu chữ lại có những loại bút với cấu tạo phù hợp. Ví dụ với ngòi bút, ngoài ngòi mài ra còn có các loại ngòi khác như vuông, nhọn, đều, cong.
Thời gian ba ngày của khoá học chỉ đủ để học viên tìm hiểu một cách tổng quan về nghệ thuật viết chữ đẹp. Do đó, các mẫu chữ của thầy Ánh sẽ được photo để làm mẫu cho học viên tiếp tục thực hành sau khoá học.
Nói về bí quyết viết chữ đẹp, thầy giáo đứng lớp cho rằng, việc có nhiều hoa tay (vân tay tròn, như quan niệm của nhiều người) không liên quan tới chữ xấu hay đẹp. "Đúng là nếu bạn có năng khiếu thì sẽ dễ thành công hơn, nhưng bạn vẫn có thể bị người không có năng khiếu vượt qua nếu không chăm chỉ luyện tập", thầy Ánh khẳng định.
Ngoài việc luyện kỹ năng viết, trong giờ học, thầy Ánh còn trao đổi thêm về kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh tiểu học. Được biết, trước khi đi dạy viết chữ đẹp hơn 10 năm nay, thầy Nguyễn Đương Ánh cũng đã có 15 năm làm giáo viên tiểu học ở Bắc Ninh.
Từng là học viên cũ của thầy Ánh từ khi còn là sinh viên, nay đã trở thành giáo viên tiểu học, chị Lý Hồng Ngát (áo trắng) chia sẻ: "Hiện nay, các cuộc thi học sinh giỏi hầu như đều bỏ, tuy nhiên thi viết chữ đẹp dành cho giáo viên và học sinh vẫn tiếp tục được tổ chức. Vì thế, nhiều địa phương vẫn có thêm nhiều lớp và trung tâm luyện viết chữ được mở".