Đình Phong Phú nằm ở vùng ven phía Đông TP HCM, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, khi thôn Phong Phú có tên trong tổng An Thủy, hạt Sài Gòn năm 1880 (nay là phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP HCM).Đình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mặc dù vậy các cụ trong hội đình luôn giữ được liên lạc với cách mạng và đã có nhiều đóng góp suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975).Năm 1993, đình Phong Phú được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá - Cách mạng và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) đình Phong Phú là nơi tập trung quân, nơi dừng chân của cán bộ cách mạng vùng Thủ Đức. Đình còn là nơi cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men, dầu hôi... thường xuyên cho cán bộ cách mạng. Năm 1960, toàn bộ hội đình bị bắt vì bị tình nghi có tiếp tế và quan hệ với cách mạng. Ở trong tù, mặc dù bị tra khảo, các cụ cương quyết không khai. Khi ra tù, các cụ lại tiếp tục con đường ủng hộ cách mạng. Trong đình hiện vẫn còn hầm bí mật đã từng dùng để che giấu cán bộ cách mạng.Đình Phong Phú thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Ngôi đình được các bậc tiền bối khẳng định là ngôi đình nổi tiếng nhất TP HCM và ở vùng Nam Bộ.Bên trong ngôi đình, chính giữa có tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp, đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, bên trái là nhà rửa rau quả. Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam như: long, lân, quy, phụng, bát tiên, cá hóa long. Nét đặc biệt của đình Phong Phú là thờ tượng tròn mà hầu hết các đình khác trong TP HCM không có.Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp cổng thứ nhất có hai cửa hai bên, ở giữa tạc bia ông hổ. Lớp cổng thứ hai làm theo kiểm tam quan. Ở giữa tam quan là tượng bạch mã; sau tam quan là bàn thờ thần nông, tiếp theo là hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu thờ ngũ hành nương nương và miếu thờ bạch mã.Tất cả các bức hoành phi, câu đối trong đình đều được sơn son thếp vàng rực rỡ.Lễ chính trong năm là lễ kỳ yên. Lễ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch.Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu cẩn mảnh sành nhiều màu. Bên trong đình, tất cả các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ.Sáng ngày 14 tháng 11 âm lịch, ban hội đình tổ chức cúng tế theo nghi thức cổ truyền. Lễ vật chính là một con heo đã làm thịt để nguyên con. Mỗi gia đình trong địa phương đều có lễ vật riêng, có thể là heo quay, gà luộc hoặc mâm xôi hay trái cây... Đặc biệt, khách đến dự lễ kỳ yên ở đình Phong Phú rất đông. Không chỉ dân địa phương mà nhân dân trong thành phố và các tỉnh lân cận cũng về dự lễ.Đình Phong Phú là nơi tâm linh, di tích Lịch sử cấp Quốc gia thu hút hàng triệu khách thập phương đến thăm viếng, nhất là mỗi dịp xuân về, Tết đến.
Đình Phong Phú nằm ở vùng ven phía Đông TP HCM, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, khi thôn Phong Phú có tên trong tổng An Thủy, hạt Sài Gòn năm 1880 (nay là phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP HCM).
Đình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mặc dù vậy các cụ trong hội đình luôn giữ được liên lạc với cách mạng và đã có nhiều đóng góp suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975).
Năm 1993, đình Phong Phú được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá - Cách mạng và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) đình Phong Phú là nơi tập trung quân, nơi dừng chân của cán bộ cách mạng vùng Thủ Đức. Đình còn là nơi cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men, dầu hôi... thường xuyên cho cán bộ cách mạng. Năm 1960, toàn bộ hội đình bị bắt vì bị tình nghi có tiếp tế và quan hệ với cách mạng. Ở trong tù, mặc dù bị tra khảo, các cụ cương quyết không khai. Khi ra tù, các cụ lại tiếp tục con đường ủng hộ cách mạng. Trong đình hiện vẫn còn hầm bí mật đã từng dùng để che giấu cán bộ cách mạng.
Đình Phong Phú thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Ngôi đình được các bậc tiền bối khẳng định là ngôi đình nổi tiếng nhất TP HCM và ở vùng Nam Bộ.
Bên trong ngôi đình, chính giữa có tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp, đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, bên trái là nhà rửa rau quả. Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam như: long, lân, quy, phụng, bát tiên, cá hóa long. Nét đặc biệt của đình Phong Phú là thờ tượng tròn mà hầu hết các đình khác trong TP HCM không có.
Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp cổng thứ nhất có hai cửa hai bên, ở giữa tạc bia ông hổ. Lớp cổng thứ hai làm theo kiểm tam quan. Ở giữa tam quan là tượng bạch mã; sau tam quan là bàn thờ thần nông, tiếp theo là hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu thờ ngũ hành nương nương và miếu thờ bạch mã.
Tất cả các bức hoành phi, câu đối trong đình đều được sơn son thếp vàng rực rỡ.
Lễ chính trong năm là lễ kỳ yên. Lễ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch.
Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu cẩn mảnh sành nhiều màu. Bên trong đình, tất cả các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ.
Sáng ngày 14 tháng 11 âm lịch, ban hội đình tổ chức cúng tế theo nghi thức cổ truyền. Lễ vật chính là một con heo đã làm thịt để nguyên con. Mỗi gia đình trong địa phương đều có lễ vật riêng, có thể là heo quay, gà luộc hoặc mâm xôi hay trái cây... Đặc biệt, khách đến dự lễ kỳ yên ở đình Phong Phú rất đông. Không chỉ dân địa phương mà nhân dân trong thành phố và các tỉnh lân cận cũng về dự lễ.
Đình Phong Phú là nơi tâm linh, di tích Lịch sử cấp Quốc gia thu hút hàng triệu khách thập phương đến thăm viếng, nhất là mỗi dịp xuân về, Tết đến.