Người dân cố đô từ lâu đã có thú chơi tao nhã đối với hoàng mai và tạo nên những “tuyệt phẩm” giá trị, mang tính biểu tượng về sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế đáng để chiêm ngưỡng, khám phá. Theo các tài liệu nghiên cứu, mai vàng ở TT-Huế có nguồn gen bản địa đặc hữu thường gọi là “Hoàng mai Huế”, được trồng từ lâu đời ở Cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân... tạo nên vẻ đẹp, trở thành biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật Huế. Ảnh: Đình HoàngHoàng mai Huế là giống cây thân gỗ nhỏ tuổi thọ bền. Cây sinh trưởng phát triển như giống mai thông thường, không kén đất trồng, chủ yếu chỉ trồng được ở khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Đình Hoàng.Mai vàng Huế có lộc xanh, cành lộc dày, hoa có cuống ngắn, 5 cánh màu vàng đậm, viền lượn sóng, mặt phẳng, các cánh xếp khít nhau, hương thơm dịu nhẹ. Đây là đặc tính cảm quan của Hoàng mai Huế, dùng để phân biệt các loại mai khác. Ảnh: Đình Hoàng.Hoàng mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai miền Nam mà chỉ có 5 cánh, lá cây khi còn non đã có màu xanh, cánh dày, vàng tươi rực rỡ, mang hương thơm nhè nhẹ, tinh khiết và thanh thoát rất riêng biệt. Ảnh: Đình Hoàng.Từ lâu, Hoàng mai Huế được nhân giống bằng cách ghép hoặc trồng từ hạt. Hiện nay, giống này chủ yếu được trồng từ cây ghép do có ưu điểm là cây nhanh lớn, nụ nhiều, sức sống mạnh, ít bệnh hơn cây trồng từ hạt. Ảnh: Đình Hoàng.Mai Huế thường khó trổ bông hơn so với các loại hoa mai khác. Mai Huế cần thời tiết ấm để cây đâm chồi nảy lộc. Trời quá nóng thì mai thường nở sớm. Trời quá lạnh, cây mai lại khép nụ mãi, không đơm bông được. Ảnh: Đình Hoàng.Để chơi được mai Huế cần sự đam mê. Người chăm sóc mai phải làm sao cho hoa mai được đâm chồi nảy lộc đúng dịp, những cánh mai được lâu tàn và giữ được màu vàng vương giả của hoa mai. Ảnh: Đình Hoàng.Mỗi khi Tết đến xuân về, chưng Hoàng mai trong nhà vừa làm tăng không khí Xuân, đồng thời, đó như là nét văn hóa của người dân xứ Huế và người miền Trung nói chung. Ảnh: Đình Hoàng.Hiện nay, dù trên thị trường với nhiều loại mai khác nhau, Hoàng mai Huế vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng và được nhiều người yêu thích. Ảnh: Đình Hoàng.Được xem là xứ sở của hoa mai vàng, mới đây, tỉnh TT-Huế đã có chủ trương đăng cai Lễ hội Hoàng mai Huế trên quy mô toàn quốc trong dịp đón Tết cổ truyền Quý Mão 2023. Ảnh: Đình Hoàng.Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, lễ hội Hoàng mai Huế 2023 được tổ chức từ ngày 13 đến 19/1, tại công viên Thương Bạc (TP Huế). Ảnh: Đình Hoàng.Đây là lễ hội Hoàng mai có quy mô toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Cố đô Huế. Lễ hội này cũng nằm trong khuôn khổ Festival mùa Xuân thuộc chương trình Festival 4 mùa được tổ chức xuyên suốt trong năm 2023 của tỉnh TT-Huế. Ảnh: Đình HoàngLễ hội sẽ cho trưng bày những cây mai Hoàng mai Huế đẹp, độc, lạ từ nhà vườn trong cả nước. Đây là nơi để các nhà vườn, người chơi mai cảnh ở Huế và cả nước giao lưu, gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, mua bán những cây mai quý. Ảnh: Đình Hoàng.
Người dân cố đô từ lâu đã có thú chơi tao nhã đối với hoàng mai và tạo nên những “tuyệt phẩm” giá trị, mang tính biểu tượng về sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế đáng để chiêm ngưỡng, khám phá. Theo các tài liệu nghiên cứu, mai vàng ở TT-Huế có nguồn gen bản địa đặc hữu thường gọi là “Hoàng mai Huế”, được trồng từ lâu đời ở Cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân... tạo nên vẻ đẹp, trở thành biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật Huế. Ảnh: Đình Hoàng
Hoàng mai Huế là giống cây thân gỗ nhỏ tuổi thọ bền. Cây sinh trưởng phát triển như giống mai thông thường, không kén đất trồng, chủ yếu chỉ trồng được ở khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Đình Hoàng.
Mai vàng Huế có lộc xanh, cành lộc dày, hoa có cuống ngắn, 5 cánh màu vàng đậm, viền lượn sóng, mặt phẳng, các cánh xếp khít nhau, hương thơm dịu nhẹ. Đây là đặc tính cảm quan của Hoàng mai Huế, dùng để phân biệt các loại mai khác. Ảnh: Đình Hoàng.
Hoàng mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai miền Nam mà chỉ có 5 cánh, lá cây khi còn non đã có màu xanh, cánh dày, vàng tươi rực rỡ, mang hương thơm nhè nhẹ, tinh khiết và thanh thoát rất riêng biệt. Ảnh: Đình Hoàng.
Từ lâu, Hoàng mai Huế được nhân giống bằng cách ghép hoặc trồng từ hạt. Hiện nay, giống này chủ yếu được trồng từ cây ghép do có ưu điểm là cây nhanh lớn, nụ nhiều, sức sống mạnh, ít bệnh hơn cây trồng từ hạt. Ảnh: Đình Hoàng.
Mai Huế thường khó trổ bông hơn so với các loại hoa mai khác. Mai Huế cần thời tiết ấm để cây đâm chồi nảy lộc. Trời quá nóng thì mai thường nở sớm. Trời quá lạnh, cây mai lại khép nụ mãi, không đơm bông được. Ảnh: Đình Hoàng.
Để chơi được mai Huế cần sự đam mê. Người chăm sóc mai phải làm sao cho hoa mai được đâm chồi nảy lộc đúng dịp, những cánh mai được lâu tàn và giữ được màu vàng vương giả của hoa mai. Ảnh: Đình Hoàng.
Mỗi khi Tết đến xuân về, chưng Hoàng mai trong nhà vừa làm tăng không khí Xuân, đồng thời, đó như là nét văn hóa của người dân xứ Huế và người miền Trung nói chung. Ảnh: Đình Hoàng.
Hiện nay, dù trên thị trường với nhiều loại mai khác nhau, Hoàng mai Huế vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng và được nhiều người yêu thích. Ảnh: Đình Hoàng.
Được xem là xứ sở của hoa mai vàng, mới đây, tỉnh TT-Huế đã có chủ trương đăng cai Lễ hội Hoàng mai Huế trên quy mô toàn quốc trong dịp đón Tết cổ truyền Quý Mão 2023. Ảnh: Đình Hoàng.
Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, lễ hội Hoàng mai Huế 2023 được tổ chức từ ngày 13 đến 19/1, tại công viên Thương Bạc (TP Huế). Ảnh: Đình Hoàng.
Đây là lễ hội Hoàng mai có quy mô toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Cố đô Huế. Lễ hội này cũng nằm trong khuôn khổ Festival mùa Xuân thuộc chương trình Festival 4 mùa được tổ chức xuyên suốt trong năm 2023 của tỉnh TT-Huế. Ảnh: Đình Hoàng
Lễ hội sẽ cho trưng bày những cây mai Hoàng mai Huế đẹp, độc, lạ từ nhà vườn trong cả nước. Đây là nơi để các nhà vườn, người chơi mai cảnh ở Huế và cả nước giao lưu, gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, mua bán những cây mai quý. Ảnh: Đình Hoàng.