Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nghiệm thu và sẽ bàn giao cho thành phố Hà Nội vào ngày 6/11.Điểm cuối của dự án là ga depot nằm tại phường Phú Lương (quận Hà Đông) với diện tích khoảng 19,6 ha, bao gồm các hạng mục chính như: Trung tâm điều hành vận tải OCC, xưởng bảo trì đoàn tàu, bãi tập kết tàu, bãi thử tàu, tòa nhà hành chính, trung tâm đào tạo, nhà kho...Trung tâm điều hành, giám sát và chỉ huy toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đặt tại khu depot Hà Đông. Mỗi ca trực có 3 nhân viên điều hành lập biểu đồ chạy tàu, giám sát toàn bộ tình hình tuyến, trạng thái các đoàn tàu.13 đoàn tàu hoạt động trên tuyến Cát Linh - Hà Đông tập kết tại khu Depot.Theo tính toán, tàu chạy từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa (Hà Đông) mất 23 phút, qua 12 nhà ga.Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được triển khai xây dựng từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.Trao đổi với Zing hôm 1/11, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ đang cố gắng tối đa để đưa dự án về đích sớm khi các công việc của dự án cơ bản đã xong. Tiến độ về đích của dự án có chuyển biến tích cực sau khi Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT bàn giao công trình cho TP Hà Nội trước ngày 10/11.Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro cho biết đơn vị đã sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đơn vị cũng đã báo cáo UBND thành phố về kế hoạch khai thác trong giai đoạn đầu vận hành của dự án.Dự kiến ngày 6/11 tới, Bộ bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội.Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phục vụ miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách. Sau giai đoạn miễn phí, hành khách có thể lựa chọn mua vé lượt, vé ngày hoặc vé tháng. Vé lượt có giá tối thiểu là 7.000 đồng (di chuyển qua một ga) và tăng thêm 600 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá vé đi trọn tuyến (12 ga) là 15.000 đồng. Vé ngày có giá 30.000 đồng, cho phép hành khách di chuyển không giới hạn số lượt trong ngày.Điểm đầu của dự án là ga Cát Linh nằm tại phường Cát Linh (quận Đống Đa) với quy mô 3 tầng, diện tích xây dựng khoảng 18.000 m2. Tầng 1 để trống, nơi hành khách đi và đến. Tầng 2 là sảnh lên xuống nhà ga và tầng 3 là khu vực lên xuống tàu.Để lên tàu, hành khách sử dụng vé đi tàu bằng thẻ nhựa với thiết kế hoa văn truyền thống in hình những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, mặt sau vé cũng được đưa đầy đủ thông tin cần biết trong quá trình sử dụng.Mỗi vé tàu chỉ được quẹt 1 lần khi cửa ra vào mở và mất 30 giây tiếp cho lần quẹt tiếp theo.Toa khách nặng 32 tấn, rộng khoảng 2,8 m, bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong về phía giữa toa, dọc theo lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định.Nội thất bên trong đoàn tàu được thiết kế chủ đạo là màu ghi sáng, các tấm ốp đầu ghế, tay vịn cho khách hàng đứng trên toa sử dụng màu xanh lá cây.Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên được cho phép triển khai thí điểm tại Việt Nam.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nghiệm thu và sẽ bàn giao cho thành phố Hà Nội vào ngày 6/11.
Điểm cuối của dự án là ga depot nằm tại phường Phú Lương (quận Hà Đông) với diện tích khoảng 19,6 ha, bao gồm các hạng mục chính như: Trung tâm điều hành vận tải OCC, xưởng bảo trì đoàn tàu, bãi tập kết tàu, bãi thử tàu, tòa nhà hành chính, trung tâm đào tạo, nhà kho...
Trung tâm điều hành, giám sát và chỉ huy toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đặt tại khu depot Hà Đông. Mỗi ca trực có 3 nhân viên điều hành lập biểu đồ chạy tàu, giám sát toàn bộ tình hình tuyến, trạng thái các đoàn tàu.
13 đoàn tàu hoạt động trên tuyến Cát Linh - Hà Đông tập kết tại khu Depot.
Theo tính toán, tàu chạy từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa (Hà Đông) mất 23 phút, qua 12 nhà ga.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được triển khai xây dựng từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Trao đổi với Zing hôm 1/11, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ đang cố gắng tối đa để đưa dự án về đích sớm khi các công việc của dự án cơ bản đã xong. Tiến độ về đích của dự án có chuyển biến tích cực sau khi Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT bàn giao công trình cho TP Hà Nội trước ngày 10/11.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro cho biết đơn vị đã sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đơn vị cũng đã báo cáo UBND thành phố về kế hoạch khai thác trong giai đoạn đầu vận hành của dự án.
Dự kiến ngày 6/11 tới, Bộ bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phục vụ miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách. Sau giai đoạn miễn phí, hành khách có thể lựa chọn mua vé lượt, vé ngày hoặc vé tháng. Vé lượt có giá tối thiểu là 7.000 đồng (di chuyển qua một ga) và tăng thêm 600 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá vé đi trọn tuyến (12 ga) là 15.000 đồng. Vé ngày có giá 30.000 đồng, cho phép hành khách di chuyển không giới hạn số lượt trong ngày.
Điểm đầu của dự án là ga Cát Linh nằm tại phường Cát Linh (quận Đống Đa) với quy mô 3 tầng, diện tích xây dựng khoảng 18.000 m2. Tầng 1 để trống, nơi hành khách đi và đến. Tầng 2 là sảnh lên xuống nhà ga và tầng 3 là khu vực lên xuống tàu.
Để lên tàu, hành khách sử dụng vé đi tàu bằng thẻ nhựa với thiết kế hoa văn truyền thống in hình những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, mặt sau vé cũng được đưa đầy đủ thông tin cần biết trong quá trình sử dụng.
Mỗi vé tàu chỉ được quẹt 1 lần khi cửa ra vào mở và mất 30 giây tiếp cho lần quẹt tiếp theo.
Toa khách nặng 32 tấn, rộng khoảng 2,8 m, bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong về phía giữa toa, dọc theo lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định.
Nội thất bên trong đoàn tàu được thiết kế chủ đạo là màu ghi sáng, các tấm ốp đầu ghế, tay vịn cho khách hàng đứng trên toa sử dụng màu xanh lá cây.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên được cho phép triển khai thí điểm tại Việt Nam.