Ảnh hưởng của hạn hán kéo dài và mực nước trên các tuyến kênh, rạch xuống thấp đã khiến cho nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và tài sản và việc đi lại của người dân. Đây là hiện tượng chưa từng thấy tại tỉnh Bạc Liêu. Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân cho biết, việc sụt lún đã gây khó khăn cho việc đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn. Đối với những khu vực đã bị sụt lún, UBND huyện chỉ đạo địa phương khẩn trương cắm biển cảnh báo, khoanh vùng, thiết lập hành lang an toàn cho người dân, phương tiện… Địa phương cũng tăng cường kiểm tra hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn để kịp thời gia cố, sửa chữa các đoạn bị ảnh hưởng. Liên tiếp 4 vụ sạt lở, sụt lún ở Cần Thơ: Khoảng 2h30 ngày 29/4, bờ sông Cái Sắn đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt xảy ra sạt lở, ảnh hưởng 2 căn nhà, trong đó 1 hộ bị sụp hoàn toàn căn nhà phía sau, thiệt hại tài sản hơn 700 triệu đồng. Cùng ngày 29/4, tại huyện Phong Điền xảy ra 2 vụ sạt lở. Trong đó, sạt lở bờ kênh Xáng Xà No (ấp Tân Thuận, xã Nhơn Nghĩa) dài 30m, ăn sâu vào bờ 4m, ảnh hưởng 1 căn nhà, và sạt hoàn toàn đoạn kè chống sạt lở được thi công trước đó. Hiện điểm sạt lở này còn nhiều vết nứt, nguy cơ sạt thêm. Còn tại rạch So Đũa (ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Nghĩa), đoạn sạt lở dài khoảng 36m, lấn sâu vào bờ 5m, làm sụp mái bờ kênh và một phần tuyến đường giao thông nông thôn. Tiếp đó, lúc 6h30 ngày 30/4, trên tuyến sông Thốt Nốt đoạn qua phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt bị sạt lở một đoạn dài 100m, làm 3 căn nhà tiền chế của người dân sụp xuống sông, thiệt hại tài sản hơn 80 triệu đồng. Các địa phương đã chỉ đạo huy động lực lượng giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng tháo dỡ, di dời khẩn tài sản; lắp đặt cảnh báo, thông báo rộng rãi cho người dân quanh khu vực được biết để phối hợp, chủ động phòng chống. Sụt lún kinh hoàng tại kho của công ty lương thực: Ngày 19/4, một vụ sạt lở gây sụt lún nghiêm trọng vừa xảy ra tại xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Mặc dù không gây thiệt hại về người, tuy nhiên việc lưu thông đã gặp khó khăn từ tuyến tỉnh lộ 921 nối từ quận Thốt Nốt đến huyện Cờ Đỏ. Toàn bộ phần mặt tiền của nơi này đã bị sụt lún. Những mảng bê tông kiên cố cũng chẳng còn an toàn. Thống kê cho thấy, khu vực sạt lở tại nhà kho này có chiều dài hơn 135m, rộng hơn 11m. Tổng diện tích hơn 1500m2. Thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Riêng trên tuyến tỉnh lộ 921, đoạn sạt lở dài khoảng 48m, chiều rộng hơn 3m. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường. Giải pháp trước mắt là hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh đó là phong tỏa khu vực này và điều tiết phương tiện tham gia giao thông cả đường thủy và đường bộ sang tuyến đường khác để đảm bảo an toàn. Nhiều nhà dân sụt lún xuống sông lúc rạng sáng: Rạng sáng 7/4, tại khu vực đê hữu Cầu (khu Vạn Phúc, phường Vạn An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra sự cố sụt lún bờ sông gây sạt lở 6 nhà ở của 5 hộ dân. Đây là các công trình có nguy cơ sạt lở cao sau sự cố sụt lún ngày 8/3, các hộ dân đều sơ tán trước nên không có thiệt hại về người. Ngoài 6 căn nhà bị sạt lở, xuất hiện các vết nứt tường và nền nhà của các hộ dân liền kề với các công trình nhà đã sạt lở. Lãnh đạo UBND TP Bắc Ninh cho biết đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng bàn biện pháp tháo dỡ công trình bị sạt lở, giảm tải cho bờ bãi, hạn chế sạt lở tiếp diễn. UBND phường Vạn An huy động lực lượng khoảng 50 người hỗ trợ người dân sơ tán tài sản đến khu vực an toàn, cắm biển cảnh báo, thường trực không cho người dân ra vào khu vực sạt lở. Sụt lún đất tạo hàng chục hố tử thần ở Quảng Trị vẫn chưa rõ nguyên nhân: Ngày 14/1, UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, sau xảy ra tình trạng sụt lún tạo thành hố sâu ở thôn Quật Xá (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ), UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị kiểm tra. Vào ngày 29/12/2023, các đơn vị đã đi kiểm tra hiện trường, nhưng hiện vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân xảy ra vụ việc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, tình trạng sụt lún đất tại địa bàn huyện Cam Lộ có diễn biến phức tạp. Đất đai sụt lún, nhà ở nứt toác bên hồ chứa nước đang thi công tại Lâm Đồng: Từ đầu mùa mưa đến tháng 8/2023, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, ngụ thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) luôn trong tình trạng mất ăn mất ngủ, thấp thỏm lo âu. Căn nhà mới xây 3,5 tỷ đồng của ông đã bị nứt toác phần móng, tường và sân nhà bị sụt lún nghiêm trọng, có thể sạt lở, đổ sập bất kể lúc nào. Do trên địa bàn có mưa lớn kéo dài, nguy cơ sụt lún, sạt lở rất cao nên gia đình ông buộc phải di chuyển đến nơi khác ở tạm.Theo ông Đinh Đức Chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, tình trạng này huyện đã nắm rõ và có báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, 5 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện tích hơn 25.000m2, trong đó có 4 hộ có nhà ở bị hư hỏng. Cùng với đó, 4 hộ dân khác đang có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vết nứt lan rộng, trong đó có 2 hộ có nhà ở, với tổng diện tích đất hơn 28.000m2. Ngoài ra, 500m đường giao thông tránh ngập cũng có nguy cơ sụt lún, sạt trượt. Hiện tình trạng sụt lún, sạt trượt đất trong khu vực đang được các đơn vị chức năng khẩn trương tìm kiếm giải pháp để khắc phục. >>> Xem thêm video: Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản.
Ảnh hưởng của hạn hán kéo dài và mực nước trên các tuyến kênh, rạch xuống thấp đã khiến cho nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và tài sản và việc đi lại của người dân. Đây là hiện tượng chưa từng thấy tại tỉnh Bạc Liêu.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân cho biết, việc sụt lún đã gây khó khăn cho việc đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn. Đối với những khu vực đã bị sụt lún, UBND huyện chỉ đạo địa phương khẩn trương cắm biển cảnh báo, khoanh vùng, thiết lập hành lang an toàn cho người dân, phương tiện… Địa phương cũng tăng cường kiểm tra hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn để kịp thời gia cố, sửa chữa các đoạn bị ảnh hưởng.
Liên tiếp 4 vụ sạt lở, sụt lún ở Cần Thơ: Khoảng 2h30 ngày 29/4, bờ sông Cái Sắn đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt xảy ra sạt lở, ảnh hưởng 2 căn nhà, trong đó 1 hộ bị sụp hoàn toàn căn nhà phía sau, thiệt hại tài sản hơn 700 triệu đồng. Cùng ngày 29/4, tại huyện Phong Điền xảy ra 2 vụ sạt lở. Trong đó, sạt lở bờ kênh Xáng Xà No (ấp Tân Thuận, xã Nhơn Nghĩa) dài 30m, ăn sâu vào bờ 4m, ảnh hưởng 1 căn nhà, và sạt hoàn toàn đoạn kè chống sạt lở được thi công trước đó. Hiện điểm sạt lở này còn nhiều vết nứt, nguy cơ sạt thêm.
Còn tại rạch So Đũa (ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Nghĩa), đoạn sạt lở dài khoảng 36m, lấn sâu vào bờ 5m, làm sụp mái bờ kênh và một phần tuyến đường giao thông nông thôn. Tiếp đó, lúc 6h30 ngày 30/4, trên tuyến sông Thốt Nốt đoạn qua phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt bị sạt lở một đoạn dài 100m, làm 3 căn nhà tiền chế của người dân sụp xuống sông, thiệt hại tài sản hơn 80 triệu đồng. Các địa phương đã chỉ đạo huy động lực lượng giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng tháo dỡ, di dời khẩn tài sản; lắp đặt cảnh báo, thông báo rộng rãi cho người dân quanh khu vực được biết để phối hợp, chủ động phòng chống.
Sụt lún kinh hoàng tại kho của công ty lương thực: Ngày 19/4, một vụ sạt lở gây sụt lún nghiêm trọng vừa xảy ra tại xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Mặc dù không gây thiệt hại về người, tuy nhiên việc lưu thông đã gặp khó khăn từ tuyến tỉnh lộ 921 nối từ quận Thốt Nốt đến huyện Cờ Đỏ. Toàn bộ phần mặt tiền của nơi này đã bị sụt lún. Những mảng bê tông kiên cố cũng chẳng còn an toàn. Thống kê cho thấy, khu vực sạt lở tại nhà kho này có chiều dài hơn 135m, rộng hơn 11m. Tổng diện tích hơn 1500m2. Thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Riêng trên tuyến tỉnh lộ 921, đoạn sạt lở dài khoảng 48m, chiều rộng hơn 3m.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở Giao thông Vận tải, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường. Giải pháp trước mắt là hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh đó là phong tỏa khu vực này và điều tiết phương tiện tham gia giao thông cả đường thủy và đường bộ sang tuyến đường khác để đảm bảo an toàn.
Nhiều nhà dân sụt lún xuống sông lúc rạng sáng: Rạng sáng 7/4, tại khu vực đê hữu Cầu (khu Vạn Phúc, phường Vạn An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra sự cố sụt lún bờ sông gây sạt lở 6 nhà ở của 5 hộ dân. Đây là các công trình có nguy cơ sạt lở cao sau sự cố sụt lún ngày 8/3, các hộ dân đều sơ tán trước nên không có thiệt hại về người. Ngoài 6 căn nhà bị sạt lở, xuất hiện các vết nứt tường và nền nhà của các hộ dân liền kề với các công trình nhà đã sạt lở.
Lãnh đạo UBND TP Bắc Ninh cho biết đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng bàn biện pháp tháo dỡ công trình bị sạt lở, giảm tải cho bờ bãi, hạn chế sạt lở tiếp diễn. UBND phường Vạn An huy động lực lượng khoảng 50 người hỗ trợ người dân sơ tán tài sản đến khu vực an toàn, cắm biển cảnh báo, thường trực không cho người dân ra vào khu vực sạt lở.
Sụt lún đất tạo hàng chục hố tử thần ở Quảng Trị vẫn chưa rõ nguyên nhân: Ngày 14/1, UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, sau xảy ra tình trạng sụt lún tạo thành hố sâu ở thôn Quật Xá (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ), UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị kiểm tra. Vào ngày 29/12/2023, các đơn vị đã đi kiểm tra hiện trường, nhưng hiện vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân xảy ra vụ việc.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, tình trạng sụt lún đất tại địa bàn huyện Cam Lộ có diễn biến phức tạp.
Đất đai sụt lún, nhà ở nứt toác bên hồ chứa nước đang thi công tại Lâm Đồng: Từ đầu mùa mưa đến tháng 8/2023, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, ngụ thôn Đông Anh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) luôn trong tình trạng mất ăn mất ngủ, thấp thỏm lo âu. Căn nhà mới xây 3,5 tỷ đồng của ông đã bị nứt toác phần móng, tường và sân nhà bị sụt lún nghiêm trọng, có thể sạt lở, đổ sập bất kể lúc nào. Do trên địa bàn có mưa lớn kéo dài, nguy cơ sụt lún, sạt lở rất cao nên gia đình ông buộc phải di chuyển đến nơi khác ở tạm.
Theo ông Đinh Đức Chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, tình trạng này huyện đã nắm rõ và có báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, 5 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện tích hơn 25.000m2, trong đó có 4 hộ có nhà ở bị hư hỏng. Cùng với đó, 4 hộ dân khác đang có nguy cơ bị ảnh hưởng do các vết nứt lan rộng, trong đó có 2 hộ có nhà ở, với tổng diện tích đất hơn 28.000m2. Ngoài ra, 500m đường giao thông tránh ngập cũng có nguy cơ sụt lún, sạt trượt. Hiện tình trạng sụt lún, sạt trượt đất trong khu vực đang được các đơn vị chức năng khẩn trương tìm kiếm giải pháp để khắc phục.