Sau khi Sài Gòn triều cường, tại đường Lê Văn Lương đi qua hai xã Phước Kiểng và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (TP.HCM) triều cường dâng cao từ 16h, nước ngập hơn nửa mét, nhiều xe chết máy phải dắt bộ.Đoàn người dắt bộ xe về nhà trong cảnh nước ngập nửa bánh.Chị Lê Tú Phượng ẵm con lội qua đường ngập cho biết chị đi với chồng về nhà nhưng vì xe chết máy nên chồng ở lại sửa. Chị vừa lội nước vừa nhờ người dân kêu giúp xe ôm do đuối sức sau khi lội hàng trăm mét.Còn Chị Phan Thị Thu Phương thì lội nước bồng con đi khám bệnh. Gần đó, anh Cao Minh Thiện cũng lội nước dắt bộ về nhà cùng đứa con nhỏ ngồi trên xe.Bà Trần Thị Hạnh ẵm cháu Trần Tấn Đạt đi từ Rạch Đĩa đến đoạn đường ngập thì quăng xe máy cho tiệm sửa, ẵm cháu đi bộ gần 1 km về nhà. "Năm nào cũng ngập mà không thấy ông nào làm đường cho dân bớt khổ", bà than.Trước đó, khi trời còn sáng đã có nhiều xe chết máy khi đi qua đoạn đường ngập ở Sài Gòn.Một người đàn ông đang loay hoay sửa cho nổ máy thì chiếc xe bị đổ suýt trúng vào người em bé.Ông Nguyễn Văn Bé chở thuê cho một gia đình trên đường Nguyễn Văn Lương cho biết rất sợ chạy xe qua khu vực này vì nếu xe chết máy không biết phải đẩy thế nào.Hai bé Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đăng Thịnh ra băng đá ngồi chơi ngắm dòng nước ngập.Chị Lê Hiền cùng con gái đứng thợ sửa xe đến "giải cứu" trên đường Lê Văn Lương để tiếp tục về Long An. "Tôi biết là ngập nhưng không ngờ nặng như vậy", chị nói.Ông Trần Quốc Hùng cùng bà Hoàng Thị Thu Vân làm nghề sửa xe tại đường ngập cũng không khá hơn. Ông Hùng kể chủ yếu sửa xe cho khách lạ, xe chết máy tiện tay người dân dắt vào nhưng không nhiều. "Những người ở quanh thì họ dắt thẳng xe về nhà chờ khô ráo rồi tự sửa, xe bị nặng mới đem đến tiệm", ông cho hay.Bên trong nhà, gia đình chủ tiệm cũng chịu cảnh nước tràn vào, cuộc sống gặp không ít khó khăn.Để chống chọi, gia đình anh Nguyễn Tiến Thành đặt tấm kính cường lực dày 10 mm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người đi đường chạy xe tạo sóng đánh văng nước vào nhà. Riêng xe máy thì anh phải gửi nhà hàng xóm vì không dẫn vào được.Phương tiện chết máy được xe ba gác chở qua đoạn ngập với giá 20.000 - 50.000 đồng.Ngồi thẫn thờ trước quầy hột vịt, chị Trần Ngọc Hiền rầu rĩ: "Sài Gòn ngập, hôm nay chỉ bán được buổi sáng còn cả buổi chiều không bán được gì".Theo Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều đo được tại trạm Nhà Bè vào lúc 17h ngày 11/2 là 1,48 m; trạm Phú An lúc 3h30 cùng ngày là 1,55 m (Báo động III). Mực nước cao nhất ngày trên các sông rạch tại TP.HCM ít biến đổi trong 1 -2 ngày đầu, sau đó xuống theo triều.
Sau khi Sài Gòn triều cường, tại đường Lê Văn Lương đi qua hai xã Phước Kiểng và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (TP.HCM) triều cường dâng cao từ 16h, nước ngập hơn nửa mét, nhiều xe chết máy phải dắt bộ.
Đoàn người dắt bộ xe về nhà trong cảnh nước ngập nửa bánh.
Chị Lê Tú Phượng ẵm con lội qua đường ngập cho biết chị đi với chồng về nhà nhưng vì xe chết máy nên chồng ở lại sửa. Chị vừa lội nước vừa nhờ người dân kêu giúp xe ôm do đuối sức sau khi lội hàng trăm mét.
Còn Chị Phan Thị Thu Phương thì lội nước bồng con đi khám bệnh. Gần đó, anh Cao Minh Thiện cũng lội nước dắt bộ về nhà cùng đứa con nhỏ ngồi trên xe.
Bà Trần Thị Hạnh ẵm cháu Trần Tấn Đạt đi từ Rạch Đĩa đến đoạn đường ngập thì quăng xe máy cho tiệm sửa, ẵm cháu đi bộ gần 1 km về nhà. "Năm nào cũng ngập mà không thấy ông nào làm đường cho dân bớt khổ", bà than.
Trước đó, khi trời còn sáng đã có nhiều xe chết máy khi đi qua đoạn đường ngập ở Sài Gòn.
Một người đàn ông đang loay hoay sửa cho nổ máy thì chiếc xe bị đổ suýt trúng vào người em bé.
Ông Nguyễn Văn Bé chở thuê cho một gia đình trên đường Nguyễn Văn Lương cho biết rất sợ chạy xe qua khu vực này vì nếu xe chết máy không biết phải đẩy thế nào.
Hai bé Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đăng Thịnh ra băng đá ngồi chơi ngắm dòng nước ngập.
Chị Lê Hiền cùng con gái đứng thợ sửa xe đến "giải cứu" trên đường Lê Văn Lương để tiếp tục về Long An. "Tôi biết là ngập nhưng không ngờ nặng như vậy", chị nói.
Ông Trần Quốc Hùng cùng bà Hoàng Thị Thu Vân làm nghề sửa xe tại đường ngập cũng không khá hơn. Ông Hùng kể chủ yếu sửa xe cho khách lạ, xe chết máy tiện tay người dân dắt vào nhưng không nhiều. "Những người ở quanh thì họ dắt thẳng xe về nhà chờ khô ráo rồi tự sửa, xe bị nặng mới đem đến tiệm", ông cho hay.
Bên trong nhà, gia đình chủ tiệm cũng chịu cảnh nước tràn vào, cuộc sống gặp không ít khó khăn.
Để chống chọi, gia đình anh Nguyễn Tiến Thành đặt tấm kính cường lực dày 10 mm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người đi đường chạy xe tạo sóng đánh văng nước vào nhà. Riêng xe máy thì anh phải gửi nhà hàng xóm vì không dẫn vào được.
Phương tiện chết máy được xe ba gác chở qua đoạn ngập với giá 20.000 - 50.000 đồng.
Ngồi thẫn thờ trước quầy hột vịt, chị Trần Ngọc Hiền rầu rĩ: "Sài Gòn ngập, hôm nay chỉ bán được buổi sáng còn cả buổi chiều không bán được gì".
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều đo được tại trạm Nhà Bè vào lúc 17h ngày 11/2 là 1,48 m; trạm Phú An lúc 3h30 cùng ngày là 1,55 m (Báo động III). Mực nước cao nhất ngày trên các sông rạch tại TP.HCM ít biến đổi trong 1 -2 ngày đầu, sau đó xuống theo triều.