Tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất quận 5, chung cư 440 Trần Hưng Đạo có quy mô một trệt, một lửng, 2 lầu, sân thượng và mái bê tông cốt thép. Tòa nhà được xây dựng trước năm 1975, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn là nơi cư trú của 32 hộ gia đình.Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP về công tác di dời khẩn cấp những hộ gia đình đang sinh sống tại đây để tháo dỡ. Trước đó, vào tháng 8/2016, Sở Xây dựng cũng đã liệt kê chung cư 440 Trần Hưng Đạo vào nhóm nhà ở cấp loại D (nguy hiểm, có thể sập bất cứ lúc nào).Ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, tổ trưởng khu chung cư) chỉ cho phóng viên xem những vị trí bị nứt vỡ, xuống cấp. Theo ông Hùng, sau khi bị đánh giá mức độ nguy hiểm loại D, UBND quận 5 cũng đã yêu cầu khẩn trương di dời các hộ dân sinh sống tại đây đến tạm cư ở chung cư An Phú (quận 6). Nhưng nhiều hộ gia đình tại đây lại không đồng tình với hướng giải quyết trên.Đa số chủ hộ mong muốn được nhận đền bù bằng tiền, và sẽ tự lo chỗ ở sau khi đã nhận được khoảng đền bù thỏa đáng từ nhà nước. Điều này dẫn đến việc người dân tại đây vẫn phải sống trong lo lắng, nguy hiểm trong nhiều năm qua. Nhiều trụ bê tông bên ngoài khu vực ban công của căn chung cư bong tróc, rơi vỡ.Ông Hùng cho biết thêm: "Khuya ngày 24/3, một mảng thạch cao kèm vữa trần lớn ở tầng một bị vỡ, rơi cả mảng lớn rộng gần 2m2 xuống đường. Rất may là không có ai bị thương. Mảng vữa rơi ra làm lộ cả phần khung sắt".Hệ thống điện xuống cấp nghiêm trọng, gỉ sét, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.Bà Khổng Tô Múi (77 tuổi, chủ hộ nhà số 440/9 tại lầu một) chia sẻ: "Căn nhà được vợ chồng tôi mua từ năm 1977, là nơi sinh sống của 6 thành viên. Hiện căn nhà đã xuống cấp. Gia đình cũng muốn sửa chữa lại, nhưng không biết làm sao. Sợ đụng chỗ này, thì làm hư chỗ kia, rồi ảnh hưởng đến các hộ dân khác". Anh Thành Hùng (50 tuổi, con trai bà Múi) cho hay: "Nhiều buổi họp giữa người dân và chính quyền đã diễn ra nhưng mọi thứ chỉ mới dừng lại ở việc địa phương động viên chúng tôi di dời sang một nơi an toàn hơn. Còn việc di dời ra sao, đền bù như thế nào vẫn chưa được các bên thống nhất. Nhìn mẹ già phải sống trong căn nhà nguy hiểm tôi lo lắm, tôi mong sớm nhận được một mức đền bù thỏa đáng để có thể sớm dọn đi".Đa số các hộ gia đình đều cơi nới, làm thêm gác lửng bằng gỗ để tăng thêm diện tích sinh hoạt. Anh Thành Quang (55 tuổi, con trai bà Mùi) ngồi trên căn gác lửng rộng chưa đến 5m2 là phòng ngủ của hai vợ chồng nhiều năm qua.Căn gác lửng được làm bằng gỗ, cộng với môi trường ẩm thấp khiến mối mọt đục khoét, tiềm ẩn nguy cơ sập bất cứ lúc nào.Bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, chủ nhà số 440/11 ở lầu 2) đặt một chiếc máy may trong gian bếp nhỏ của nhà mình để may gia công quần áo kiếm thêm thu nhập. "Ban đầu, tòa nhà được xây dựng để làm khách sạn, nhưng sau đó đổi thành nhà ở. Vì thế, đa số các căn phòng ở đây đều rất nhỏ, khoảng 16m2, nhưng mỗi hộ gia đình có khoảng 4 - 5 nhân khẩu bao gồm cả người già, trẻ nhỏ", bà Cúc nói.Bà Nguyễn Trân (56 tuổi, em gái bà Cúc) chia sẻ: "Diện tích nhỏ nên không hộ nào có nhà vệ sinh riêng. Mọi người phải dùng chung nhà vệ sinh công cộng được xây gần cầu thang rất bất tiện.Về sau, gia đình tôi đã quyết định giành một khu vực nhỏ trong phòng để xây nhà vệ sinh riêng cho gia đình. Nhưng vì không đúng với kiến trúc ban đầu của tòa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất nước. Ngày nào tôi cũng phải xách xô sang nhà hàng xóm để xin nước".Bà Trân thắp nén nhang cho người mẹ vừa mất được hơn 2 tháng, cho biết thêm: "Mẹ tôi mất, thọ 82 tuổi. Những năm tháng cuối đời, bà rất vui khi hay tin cả nhà sẽ được di dời đến một nơi an toàn. Nhưng qua nhiều năm, nay mẹ tôi đã mất mà vẫn chưa thấy chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm".Sau nhiều năm, 32 hộ dân tại chung cư vẫn quyết bám trụ đến cùng, liều mình sinh sống trong tòa nhà có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Người dân nơm nớp lo sợ nguy hiểm rình rập trong căn chung cư 440 Trần Hưng Đạo. (Nguồn: Truyền Hình Dân Việt)
Tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất quận 5, chung cư 440 Trần Hưng Đạo có quy mô một trệt, một lửng, 2 lầu, sân thượng và mái bê tông cốt thép. Tòa nhà được xây dựng trước năm 1975, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn là nơi cư trú của 32 hộ gia đình.
Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP về công tác di dời khẩn cấp những hộ gia đình đang sinh sống tại đây để tháo dỡ. Trước đó, vào tháng 8/2016, Sở Xây dựng cũng đã liệt kê chung cư 440 Trần Hưng Đạo vào nhóm nhà ở cấp loại D (nguy hiểm, có thể sập bất cứ lúc nào).
Ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, tổ trưởng khu chung cư) chỉ cho phóng viên xem những vị trí bị nứt vỡ, xuống cấp. Theo ông Hùng, sau khi bị đánh giá mức độ nguy hiểm loại D, UBND quận 5 cũng đã yêu cầu khẩn trương di dời các hộ dân sinh sống tại đây đến tạm cư ở chung cư An Phú (quận 6). Nhưng nhiều hộ gia đình tại đây lại không đồng tình với hướng giải quyết trên.
Đa số chủ hộ mong muốn được nhận đền bù bằng tiền, và sẽ tự lo chỗ ở sau khi đã nhận được khoảng đền bù thỏa đáng từ nhà nước. Điều này dẫn đến việc người dân tại đây vẫn phải sống trong lo lắng, nguy hiểm trong nhiều năm qua. Nhiều trụ bê tông bên ngoài khu vực ban công của căn chung cư bong tróc, rơi vỡ.
Ông Hùng cho biết thêm: "Khuya ngày 24/3, một mảng thạch cao kèm vữa trần lớn ở tầng một bị vỡ, rơi cả mảng lớn rộng gần 2m2 xuống đường. Rất may là không có ai bị thương. Mảng vữa rơi ra làm lộ cả phần khung sắt".
Hệ thống điện xuống cấp nghiêm trọng, gỉ sét, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Bà Khổng Tô Múi (77 tuổi, chủ hộ nhà số 440/9 tại lầu một) chia sẻ: "Căn nhà được vợ chồng tôi mua từ năm 1977, là nơi sinh sống của 6 thành viên. Hiện căn nhà đã xuống cấp. Gia đình cũng muốn sửa chữa lại, nhưng không biết làm sao. Sợ đụng chỗ này, thì làm hư chỗ kia, rồi ảnh hưởng đến các hộ dân khác".
Anh Thành Hùng (50 tuổi, con trai bà Múi) cho hay: "Nhiều buổi họp giữa người dân và chính quyền đã diễn ra nhưng mọi thứ chỉ mới dừng lại ở việc địa phương động viên chúng tôi di dời sang một nơi an toàn hơn. Còn việc di dời ra sao, đền bù như thế nào vẫn chưa được các bên thống nhất. Nhìn mẹ già phải sống trong căn nhà nguy hiểm tôi lo lắm, tôi mong sớm nhận được một mức đền bù thỏa đáng để có thể sớm dọn đi".
Đa số các hộ gia đình đều cơi nới, làm thêm gác lửng bằng gỗ để tăng thêm diện tích sinh hoạt. Anh Thành Quang (55 tuổi, con trai bà Mùi) ngồi trên căn gác lửng rộng chưa đến 5m2 là phòng ngủ của hai vợ chồng nhiều năm qua.
Căn gác lửng được làm bằng gỗ, cộng với môi trường ẩm thấp khiến mối mọt đục khoét, tiềm ẩn nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, chủ nhà số 440/11 ở lầu 2) đặt một chiếc máy may trong gian bếp nhỏ của nhà mình để may gia công quần áo kiếm thêm thu nhập. "Ban đầu, tòa nhà được xây dựng để làm khách sạn, nhưng sau đó đổi thành nhà ở. Vì thế, đa số các căn phòng ở đây đều rất nhỏ, khoảng 16m2, nhưng mỗi hộ gia đình có khoảng 4 - 5 nhân khẩu bao gồm cả người già, trẻ nhỏ", bà Cúc nói.
Bà Nguyễn Trân (56 tuổi, em gái bà Cúc) chia sẻ: "Diện tích nhỏ nên không hộ nào có nhà vệ sinh riêng. Mọi người phải dùng chung nhà vệ sinh công cộng được xây gần cầu thang rất bất tiện.
Về sau, gia đình tôi đã quyết định giành một khu vực nhỏ trong phòng để xây nhà vệ sinh riêng cho gia đình. Nhưng vì không đúng với kiến trúc ban đầu của tòa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất nước. Ngày nào tôi cũng phải xách xô sang nhà hàng xóm để xin nước".
Bà Trân thắp nén nhang cho người mẹ vừa mất được hơn 2 tháng, cho biết thêm: "Mẹ tôi mất, thọ 82 tuổi. Những năm tháng cuối đời, bà rất vui khi hay tin cả nhà sẽ được di dời đến một nơi an toàn. Nhưng qua nhiều năm, nay mẹ tôi đã mất mà vẫn chưa thấy chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm".
Sau nhiều năm, 32 hộ dân tại chung cư vẫn quyết bám trụ đến cùng, liều mình sinh sống trong tòa nhà có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Người dân nơm nớp lo sợ nguy hiểm rình rập trong căn chung cư 440 Trần Hưng Đạo. (Nguồn: Truyền Hình Dân Việt)