Theo kế hoạch cải tạo chung cư cũ trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 do UBND Hà Nội ban hành, thành phố sẽ xây dựng lại 6 khu chung cư nguy hiểm cấp D. Hộ dân còn ở lại trong các nhà tập thể cũ tại quận Ba Đình, Đống Đa thuộc cấp độ nguy hiểm sẽ được hoàn tất di dời trong quý I/2022.Đơn nguyên 1 – nhà A, khu tập thể Ngọc Khánh (quận Ba Đình) nằm trong danh sách nguy hiểm cấp độ D. Khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng và xập xệ.Phía bên trong khu chung cư, tường sơn bong tróc, nhiều nơi rêu bụi bám đầy, màu sơn vàng cam đã ngả ố sang màu nâu đen.Dễ nhận thấy nhất về sự xuống cấp nghiêm trọng của khu tập thể là hệ thống cầu thang với những đường nứt toác chạy dài, gây cảm giác bất an khi đi lại.Người dân nơi đây đã sống trong nỗi lo nguy hiểm rình rập suốt nhiều năm qua."Em đã sống cùng gia đình tại khu tập thể này được 7 năm rồi. Cả toà nhà lúc nào cũng ẩm mốc, cầu thang bị dột quanh năm, nhà em cũng bị dột. Không chỉ vậy, nhà còn bị nghiêng hẳn sang một bên" - em Minh Anh (SN 2010) chia sẻ.Nhà A Ngọc Khánh (quận Ba Đình) là khu tập thể lắp ghép do Công ty xây dựng nhà ở Hà Nội xây năm 1985 để cấp cho cán bộ công nhân viên.Tại khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình), kết quả kiểm định có 1 nhà cấp D (C8).Theo kế hoạch của Hà Nội, thực hiện toàn bộ dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư hoặc phân kỳ đầu tư để thực hiện nhưng phải ưu tiên phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng trước. Các nhà chung cư còn lại trong khu thực hiện theo quy hoạch chi tiết và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.Tính tới nay, chung cư Giảng Võ đã có độ tuổi hơn 40 năm.Bạn Khánh (SN 2004), sinh viên năm nhất Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho hay: "Em sống với bố mẹ chục năm nay ở đây rồi, khu này xuống cấp nghiêm trọng, nhà em rất hay bị dột...".Lối vào các tầng của nhiều hộ gia đình tường đã bong tróc và phải chắp vá bằng các thanh tre, gỗ để lấp lỗ hổng mép tường. Toàn bộ 5 tầng của khu chung cư đều đang được chống đỡ bằng các cột thép chịu lực.Cũng trong tình trạng tường tự, khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng.Năm 2011, căn nhà số 49 bên cạnh từng đổ sập ảnh hưởng lớn đến khu tập thể này. Đến nay, nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng còn 4 hộ dân tại đơn nguyên 1 chưa di dời dù đã được bố trí quỹ nhà tạm cư.Những hình ảnh quen thuộc chằng chịt dây điện dây phơi tại các khu chung cư cũ.Khu tập thể Bộ Tư pháp (ngõ 35 Kim Mã Thượng, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) có tuổi đời hơn 30 năm cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.Khu tập thể được dán cảnh báo mức độ nguy hiểm không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.Người dân vẫn tự ý cơi nới nhiều “chuồng cọp, lồng chim” mặc dù biết việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm: Gây ảnh hưởng tới kết cấu công trình, không đảm bảo yêu cầu PCCC… nhưng do diện tích nhà ở tại đây quá nhỏ, không đáp ứng đủ yêu cầu sinh hoạt.Cửa ngoài được khóa trái tại những hộ đã chuyển đi khỏi khu nhà cấp D để tới sống tại nhà tái định cư.Chị L.(35 tuổi), sống tại đơn nguyên 2 - khu tập thể Bộ Tư pháp chia sẻ: Ở đây mọi người đã chuyển đi hết rồi, chỉ còn mấy hộ tháng 3 năm sau cũng sẽ chuyển đi.Qua khảo sát của phóng viên, một số hộ dân vẫn ở lại những khu tập thể xuống cấp nguy hiểm vì chưa đồng thuận với phương án bồi thường. Hoặc không muốn chuyển về những khu tái định cư ở xa do còn liên quan đến công việc làm ăn, học hành của con cái.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Người dân sống trong chung cư cũ nát: "Ở Hà Nội mà khổ hơn cả miền núi". (Nguồn: Báo Lao Động)
Theo kế hoạch cải tạo chung cư cũ trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 do UBND Hà Nội ban hành, thành phố sẽ xây dựng lại 6 khu chung cư nguy hiểm cấp D. Hộ dân còn ở lại trong các nhà tập thể cũ tại quận Ba Đình, Đống Đa thuộc cấp độ nguy hiểm sẽ được hoàn tất di dời trong quý I/2022.
Đơn nguyên 1 – nhà A, khu tập thể Ngọc Khánh (quận Ba Đình) nằm trong danh sách nguy hiểm cấp độ D. Khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng và xập xệ.
Phía bên trong khu chung cư, tường sơn bong tróc, nhiều nơi rêu bụi bám đầy, màu sơn vàng cam đã ngả ố sang màu nâu đen.
Dễ nhận thấy nhất về sự xuống cấp nghiêm trọng của khu tập thể là hệ thống cầu thang với những đường nứt toác chạy dài, gây cảm giác bất an khi đi lại.
Người dân nơi đây đã sống trong nỗi lo nguy hiểm rình rập suốt nhiều năm qua.
"Em đã sống cùng gia đình tại khu tập thể này được 7 năm rồi. Cả toà nhà lúc nào cũng ẩm mốc, cầu thang bị dột quanh năm, nhà em cũng bị dột. Không chỉ vậy, nhà còn bị nghiêng hẳn sang một bên" - em Minh Anh (SN 2010) chia sẻ.
Nhà A Ngọc Khánh (quận Ba Đình) là khu tập thể lắp ghép do Công ty xây dựng nhà ở Hà Nội xây năm 1985 để cấp cho cán bộ công nhân viên.
Tại khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình), kết quả kiểm định có 1 nhà cấp D (C8).
Theo kế hoạch của Hà Nội, thực hiện toàn bộ dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư hoặc phân kỳ đầu tư để thực hiện nhưng phải ưu tiên phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng trước. Các nhà chung cư còn lại trong khu thực hiện theo quy hoạch chi tiết và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.
Tính tới nay, chung cư Giảng Võ đã có độ tuổi hơn 40 năm.
Bạn Khánh (SN 2004), sinh viên năm nhất Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho hay: "Em sống với bố mẹ chục năm nay ở đây rồi, khu này xuống cấp nghiêm trọng, nhà em rất hay bị dột...".
Lối vào các tầng của nhiều hộ gia đình tường đã bong tróc và phải chắp vá bằng các thanh tre, gỗ để lấp lỗ hổng mép tường. Toàn bộ 5 tầng của khu chung cư đều đang được chống đỡ bằng các cột thép chịu lực.
Cũng trong tình trạng tường tự, khu tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 2011, căn nhà số 49 bên cạnh từng đổ sập ảnh hưởng lớn đến khu tập thể này. Đến nay, nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng còn 4 hộ dân tại đơn nguyên 1 chưa di dời dù đã được bố trí quỹ nhà tạm cư.
Những hình ảnh quen thuộc chằng chịt dây điện dây phơi tại các khu chung cư cũ.
Khu tập thể Bộ Tư pháp (ngõ 35 Kim Mã Thượng, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) có tuổi đời hơn 30 năm cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Khu tập thể được dán cảnh báo mức độ nguy hiểm không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.
Người dân vẫn tự ý cơi nới nhiều “chuồng cọp, lồng chim” mặc dù biết việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm: Gây ảnh hưởng tới kết cấu công trình, không đảm bảo yêu cầu PCCC… nhưng do diện tích nhà ở tại đây quá nhỏ, không đáp ứng đủ yêu cầu sinh hoạt.
Cửa ngoài được khóa trái tại những hộ đã chuyển đi khỏi khu nhà cấp D để tới sống tại nhà tái định cư.
Chị L.(35 tuổi), sống tại đơn nguyên 2 - khu tập thể Bộ Tư pháp chia sẻ: Ở đây mọi người đã chuyển đi hết rồi, chỉ còn mấy hộ tháng 3 năm sau cũng sẽ chuyển đi.
Qua khảo sát của phóng viên, một số hộ dân vẫn ở lại những khu tập thể xuống cấp nguy hiểm vì chưa đồng thuận với phương án bồi thường. Hoặc không muốn chuyển về những khu tái định cư ở xa do còn liên quan đến công việc làm ăn, học hành của con cái.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Người dân sống trong chung cư cũ nát: "Ở Hà Nội mà khổ hơn cả miền núi". (Nguồn: Báo Lao Động)