Là tài sản chung chưa chia sau… 20 năm
Xử sơ thẩm tháng 10.2017, TAND huyện Đông Hòa nhận định năm 1987, bà H. và ông V. hợp đồng mua nhà hóa giá của Nhà nước. Tại hợp đồng mua nhà thể hiện rõ số cây ăn quả gồm 27 cây dừa, ba cây sapoche, hai cây mãng cầu, tám cây xoài, ba cây vú sữa, bốn cây ô mai và một cây bơ. Sau đó, bà H. và ông V. trồng thêm một cây khế nên xác định toàn bộ số cây này là tài sản chung của bà H. và ông V.
Năm 1996, bà H. và ông V. ly hôn. Bản án sơ thẩm của TAND huyện Tuy Hòa đã giao cho ông V. sở hữu nhà đất tại thôn Phú Lương, xã Hòa Tân Đông nêu trên nhưng không đề cập đến phần cây ăn quả có trên đất. Như vậy, xác định số cây ăn quả là tài sản chung chưa chia.
Năm 2001, ông V. bán nhà cho ông M. đã bán luôn cả số cây ăn trái là tài sản chung của ông V. và bà H. mà không có sự đồng ý của bà H. Ông V. có lời khai thừa nhận khi bán nhà cho ông M. có bán luôn cả phần cây ăn trái nhưng không nhớ rõ số lượng cây. Như vậy, đủ cơ sở xác định số cây ăn quả là tài sản chung chưa chia của bà H. và ông V., tại thời điểm hai người ly hôn và tại thời điểm ông V. bán cho ông M.
Ông M. đã trả đủ số tiền mua cây ăn trái cho ông V. nên không phải trả nữa. Ông V. đã nhận đủ tiền mua cây trái của ông M., trong đó có 1/2 giá trị là của bà H. nên ông V. phải trả lại cho bà H. theo 1/2 giá thị trường tại thời điểm xét xử.
Căn cứ kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá thì tổng giá trị cây ăn quả nói trên là 23.190.000 đồng. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu của bà H., buộc ông ông V. trả lại cho bà H. 1/2 giá trị của số cây nói trên là 11.595.000 đồng.
Đối với yêu cầu của bà H. đề nghị xem xét công sức chăm sóc cây của bà để phân chia cho phù hợp; xét thấy bà và ông V. trước đây là vợ chồng, việc ai là người trực tiếp chăm sóc cây ăn trái là do sự phân công công việc trong gia đình nên không chấp nhận yêu cầu tính công sức chăm sóc cây của bà H.
Đối với yêu cầu của bà H. về yêu cầu ông M. trả giá trị hoa lợi thu được từ cây ăn trái tính từ năm 2001 đến nay, xét thấy sau khi ly hôn (năm 1996), bà H. không chăm sóc cây, bỏ mặc ông V. chăm sóc. Năm 2001, ông V. đã bán toàn bộ cây cho ông M., số cây là do ông M. chăm sóc nên không chấp nhận yêu cầu này của bà H. Từ đó, TAND huyện Đông Hòa đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà H., buộc ông V. trả lại cho bà H. số tiền 11.595.000 đồng.
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Tài sản chung của vợ chồng:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Là tài sản chung chưa chia sau… 20 năm
Xử sơ thẩm tháng 10.2017, TAND huyện Đông Hòa nhận định năm 1987, bà H. và ông V. hợp đồng mua nhà hóa giá của Nhà nước. Tại hợp đồng mua nhà thể hiện rõ số cây ăn quả gồm 27 cây dừa, ba cây sapoche, hai cây mãng cầu, tám cây xoài, ba cây vú sữa, bốn cây ô mai và một cây bơ. Sau đó, bà H. và ông V. trồng thêm một cây khế nên xác định toàn bộ số cây này là tài sản chung của bà H. và ông V.
Năm 1996, bà H. và ông V. ly hôn. Bản án sơ thẩm của TAND huyện Tuy Hòa đã giao cho ông V. sở hữu nhà đất tại thôn Phú Lương, xã Hòa Tân Đông nêu trên nhưng không đề cập đến phần cây ăn quả có trên đất. Như vậy, xác định số cây ăn quả là tài sản chung chưa chia.
Năm 2001, ông V. bán nhà cho ông M. đã bán luôn cả số cây ăn trái là tài sản chung của ông V. và bà H. mà không có sự đồng ý của bà H. Ông V. có lời khai thừa nhận khi bán nhà cho ông M. có bán luôn cả phần cây ăn trái nhưng không nhớ rõ số lượng cây. Như vậy, đủ cơ sở xác định số cây ăn quả là tài sản chung chưa chia của bà H. và ông V., tại thời điểm hai người ly hôn và tại thời điểm ông V. bán cho ông M.
Ông M. đã trả đủ số tiền mua cây ăn trái cho ông V. nên không phải trả nữa. Ông V. đã nhận đủ tiền mua cây trái của ông M., trong đó có 1/2 giá trị là của bà H. nên ông V. phải trả lại cho bà H. theo 1/2 giá thị trường tại thời điểm xét xử.
Căn cứ kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá thì tổng giá trị cây ăn quả nói trên là 23.190.000 đồng. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu của bà H., buộc ông ông V. trả lại cho bà H. 1/2 giá trị của số cây nói trên là 11.595.000 đồng.
Đối với yêu cầu của bà H. đề nghị xem xét công sức chăm sóc cây của bà để phân chia cho phù hợp; xét thấy bà và ông V. trước đây là vợ chồng, việc ai là người trực tiếp chăm sóc cây ăn trái là do sự phân công công việc trong gia đình nên không chấp nhận yêu cầu tính công sức chăm sóc cây của bà H.
Đối với yêu cầu của bà H. về yêu cầu ông M. trả giá trị hoa lợi thu được từ cây ăn trái tính từ năm 2001 đến nay, xét thấy sau khi ly hôn (năm 1996), bà H. không chăm sóc cây, bỏ mặc ông V. chăm sóc. Năm 2001, ông V. đã bán toàn bộ cây cho ông M., số cây là do ông M. chăm sóc nên không chấp nhận yêu cầu này của bà H. Từ đó, TAND huyện Đông Hòa đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà H., buộc ông V. trả lại cho bà H. số tiền 11.595.000 đồng.
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Tài sản chung của vợ chồng:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.