Khoảng 14h50 ngày 22/5, xưởng sữa chữa, “mổ” xe ô tô cũ của hộ gia đình ông Thà, tổ 2, khu 10B, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) bốc cháy trong tình trạng khói đen nghi ngút kèm theo tiếng nổ lớn gây ô nhiễm môi trường. Sau vụ hỏa hoạn, xưởng “mổ” xe ô tô cũ này mới được đề cập đến việc chậm di dời ra khỏi khu dân cư theo quy định.Lãnh đạo Công an TP. Cẩm Phả cho biết, Thành phố đang tuyên truyền, vận động chủ xưởng di dời về khu công nghiệp Cẩm Thịnh hoạt động. Thông tin này cũng được ông Bùi Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND phường Quang Hanh xác nhận, nhưng lại không cho biết xưởng sửa chữa ô tô cũ này có giấy phép hoạt động hay không.Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, từ cuối năm 2011, tại kỳ họp thứ 4, khoá XII, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.Tháng 2/2012, UBND tỉnh ra Quyết định số 255/2012/QĐ-UBND ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh.Đến ngày 10/8/2017, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh ra khỏi khu dân cư. Thực hiện chỉ thị trên, UBND TP. Cẩm Phả đã chỉ đạo các phường trên địa bàn tiếp tục rà soát tổng thể danh sách các cơ sở thuộc diện di dời. Tuy nhiên, đến nay nhiều cơ sở TTCN, trong đó có xưởng sửa chữa ô tô vừa xảy ra hỏa hoạn vẫn chưa được di dời theo đúng kế hoạch.Thực tế, việc chưa di dời các cơ sở TTCN đang gây nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn tại các khu dân cư ở TP. Cẩm Phả.Gần đây nhất, tại Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh đã nêu rõ: "Các địa phương chịu trách nhiệm về việc để tồn tại hoặc phát sinh các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch đô thị sau thời điểm rà soát theo Nghị quyết".Vậy, với thực trạng diễn ra tại xưởng sửa chữa ô tô vừa bị cháy, cùng với sự tồn tại của nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong diện di dời nhưng chưa thực hiện, chính quyền UBND TP. Cẩm Phả có chịu trách nhiệm?Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dọc tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận TP. Cẩm Phả có khá nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các động cơ khác (phương tiện máy mỏ, máy công trình, máy công nghiệp...) nằm trong phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng di dời tại Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND tỉnh Quảng Ninh.>>> Mời độc giả xem thêm video Nắng nóng, chế xe kéo chở trẻ đi học: có vi phạm giao thông?
Khoảng 14h50 ngày 22/5, xưởng sữa chữa, “mổ” xe ô tô cũ của hộ gia đình ông Thà, tổ 2, khu 10B, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) bốc cháy trong tình trạng khói đen nghi ngút kèm theo tiếng nổ lớn gây ô nhiễm môi trường. Sau vụ hỏa hoạn, xưởng “mổ” xe ô tô cũ này mới được đề cập đến việc chậm di dời ra khỏi khu dân cư theo quy định.
Lãnh đạo Công an TP. Cẩm Phả cho biết, Thành phố đang tuyên truyền, vận động chủ xưởng di dời về khu công nghiệp Cẩm Thịnh hoạt động. Thông tin này cũng được ông Bùi Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND phường Quang Hanh xác nhận, nhưng lại không cho biết xưởng sửa chữa ô tô cũ này có giấy phép hoạt động hay không.
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, từ cuối năm 2011, tại kỳ họp thứ 4, khoá XII, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 2/2012, UBND tỉnh ra Quyết định số 255/2012/QĐ-UBND ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh.
Đến ngày 10/8/2017, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh ra khỏi khu dân cư.
Thực hiện chỉ thị trên, UBND TP. Cẩm Phả đã chỉ đạo các phường trên địa bàn tiếp tục rà soát tổng thể danh sách các cơ sở thuộc diện di dời. Tuy nhiên, đến nay nhiều cơ sở TTCN, trong đó có xưởng sửa chữa ô tô vừa xảy ra hỏa hoạn vẫn chưa được di dời theo đúng kế hoạch.
Thực tế, việc chưa di dời các cơ sở TTCN đang gây nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn tại các khu dân cư ở TP. Cẩm Phả.
Gần đây nhất, tại Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh đã nêu rõ: "Các địa phương chịu trách nhiệm về việc để tồn tại hoặc phát sinh các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch đô thị sau thời điểm rà soát theo Nghị quyết".
Vậy, với thực trạng diễn ra tại xưởng sửa chữa ô tô vừa bị cháy, cùng với sự tồn tại của nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong diện di dời nhưng chưa thực hiện, chính quyền UBND TP. Cẩm Phả có chịu trách nhiệm?
Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dọc tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận TP. Cẩm Phả có khá nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các động cơ khác (phương tiện máy mỏ, máy công trình, máy công nghiệp...) nằm trong phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng di dời tại Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND tỉnh Quảng Ninh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Nắng nóng, chế xe kéo chở trẻ đi học: có vi phạm giao thông?