Hiện quy mô phố Nhật gồm 300m hẻm và mặt đường Lê Thánh Tôn, tiếp nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm (quận 1). Nơi đây có hàng trăm cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán bar, tiệm massage,...nằm san sát nhau từ mặt đường lớn cho đến trong hẻm nhỏ. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến nhiều hàng quán nơi đây không thể cầm cự, phải đóng cửa, treo biển sang nhượng mặt bằng.Theo nhiều chủ quán ăn ở khu phố Nhật, lượng khách đến đây không còn đông như trước, chỉ đạt khoảng 30-40% so với trước dịch.Đến nay, khu phố Nhật vẫn chưa thể lấy lại không khí nhộn nhịp như trước dịch COVID-19 khi lượng khách quốc tế đến chưa nhiều.Nhân viên một quán ăn ở khu phố Nhật mòn mỏi ngóng khách.Theo quản lý nhà hàng Fujiro, các nhà hàng trong khu phố hiện nay chủ yếu phục vụ khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, là những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam còn khách du lịch mới hầu như không có.Nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn chưa có ý định kinh doanh trở lại vì chưa có nhiều khách quốc tế.Tương tự, nhiều cơ sở kinh doanh ở phường Tân Phong (quận 7, TP.HCM) vốn tập trung đông cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống vẫn trong tình trạng đóng cửa im lìm, chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại. Người dân trong khu vực này nói rằng, nhiều hộ kinh doanh không cầm cự được sau đợt dịch kéo dài vì chi phí thuê mặt bằng nên phải đóng cửa, treo biển thông báo sang nhượng từ năm ngoái đến nay.Đại diện quán Jin Sundae (phường Tân Phong, quận 7) cho biết, có đến 80% lượng khách thường xuyên của nhà hàng này là cộng đồng người Hàn Quốc. Buổi trưa và tối, khách đến rất đông, khách du lịch từ Hàn sang thường lui tới đây để ăn uống nhưng kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện lượng khách này đã giảm đi nhiều.Không chỉ các cửa hàng ẩm thực đóng cửa, những dịch vụ đi kèm như bar, tiệm massage, dịch vụ làm đẹp... cũng gỡ bảng hiệu, cửa đóng then cài.Trong khi đó, "phố Tây" Bùi Viện đang dần lấy lại sự nhộn nhịp, đông đúc vốn có. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Phố Bùi Viện vắng khách ngày đầu mở cửa trở lại. (Nguồn: VTV24).
Hiện quy mô phố Nhật gồm 300m hẻm và mặt đường Lê Thánh Tôn, tiếp nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm (quận 1). Nơi đây có hàng trăm cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán bar, tiệm massage,...nằm san sát nhau từ mặt đường lớn cho đến trong hẻm nhỏ. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến nhiều hàng quán nơi đây không thể cầm cự, phải đóng cửa, treo biển sang nhượng mặt bằng.
Theo nhiều chủ quán ăn ở khu phố Nhật, lượng khách đến đây không còn đông như trước, chỉ đạt khoảng 30-40% so với trước dịch.
Đến nay, khu phố Nhật vẫn chưa thể lấy lại không khí nhộn nhịp như trước dịch COVID-19 khi lượng khách quốc tế đến chưa nhiều.
Nhân viên một quán ăn ở khu phố Nhật mòn mỏi ngóng khách.
Theo quản lý nhà hàng Fujiro, các nhà hàng trong khu phố hiện nay chủ yếu phục vụ khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, là những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam còn khách du lịch mới hầu như không có.
Nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn chưa có ý định kinh doanh trở lại vì chưa có nhiều khách quốc tế.
Tương tự, nhiều cơ sở kinh doanh ở phường Tân Phong (quận 7, TP.HCM) vốn tập trung đông cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống vẫn trong tình trạng đóng cửa im lìm, chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại. Người dân trong khu vực này nói rằng, nhiều hộ kinh doanh không cầm cự được sau đợt dịch kéo dài vì chi phí thuê mặt bằng nên phải đóng cửa, treo biển thông báo sang nhượng từ năm ngoái đến nay.
Đại diện quán Jin Sundae (phường Tân Phong, quận 7) cho biết, có đến 80% lượng khách thường xuyên của nhà hàng này là cộng đồng người Hàn Quốc. Buổi trưa và tối, khách đến rất đông, khách du lịch từ Hàn sang thường lui tới đây để ăn uống nhưng kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện lượng khách này đã giảm đi nhiều.
Không chỉ các cửa hàng ẩm thực đóng cửa, những dịch vụ đi kèm như bar, tiệm massage, dịch vụ làm đẹp... cũng gỡ bảng hiệu, cửa đóng then cài.
Trong khi đó, "phố Tây" Bùi Viện đang dần lấy lại sự nhộn nhịp, đông đúc vốn có.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Phố Bùi Viện vắng khách ngày đầu mở cửa trở lại. (Nguồn: VTV24).