Khi rượu cưới còn chưa nhạt thì hai ông thông gia bỗng dưng tìm đến cái chết bởi những nguyên do rất trời ơi đất hỡi. Sau tang thương, đôi vợ chồng trẻ đắp vun hạnh phúc trên lời nguyền chết chóc.
Treo cổ tự tử vì chuyện lãng nhách
Câu chuyện hai ông thông gia tự tử cùng nhau xảy ra vào năm 2002 đến giờ vẫn khiến người dân nơi đây. Đó là trường hợp của ông Huỳnh Nguyên (SN 1940, ở làng Tà Điêk, xã Vĩnh Hảo) và ông Đinh Văn Xao (SN 1939, ở làng K93, xã Vĩnh Kim).
Chị Đinh Thị Sương (SN 1983, con gái ông Nguyên) kể lại cha chị trước tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau đó thì làm cán bộ ở xã, rồi đến tuổi về hưu. Từ thời còn tham gia cách mạng, ông Nguyên đã quen thân với ông Xao, khi đó cũng tham gia cách mạng ở địa phương. Khi bắt đầu học lớp 10, chị Sương được gia đình cho xuống TP.Quy Nhơn theo học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Định. Tại đây, chị quen biết anh Đinh Ngo (SN 1980, con trai ông Xao) khi ấy đang học lớp 9.
Anh Ngo lớn tuổi hơn chị nhưng đi học cùng nhau. Tại đây, hai người quen biết nhau rồi nảy sinh tình cảm. Ngày ấy, khi đến với nhau, họ không nghĩ tới lời nguyền trai gái hai làng không được lấy nhau mà người ta vẫn đồn thổi. Tuy nhiên, bởi yêu nên hai người vẫn quyết bước qua lời nguyền”.
|
Chị Sương kể lại sự việc đau lòng của gia đình. |
Khi biết hai con có ý với nhau, ông Nguyên và ông Xao vốn là đồng chí đồng đội cũ nên cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều, quyết tâm vun đắp cho con trẻ. Được gia đình vun vén, tình cảm của đôi lứa cứ lớn dần lên theo năm tháng. Đôi trẻ được gia đình hứa hẹn chờ đến ngày cả hai tốt nghiệp phổ thông thì sẽ tính chuyện cưới hỏi. Sau nhiều năm chờ đợi, ngày đó rồi cũng đến, tuy nhiên sau đám cưới lại là những tai họa liên tiếp ập đến.
Theo lời chị Sương, đám cưới của vợ chồng chị được tổ chức theo phong tục truyền thống, sau đó chú rể về ở rể nhà cô dâu. Sáng ngày hôm sau, khi việc cưới hỏi xong xuôi, phía gia đình nhà anh Ngo đến thăm nhà thông gia. Gia đình nhà gái khi đó mở thiết thết đãi phía nhà trai, hai bên uống rượu trò chuyện vui vẻ, sau đó nhà trai ra về.
Thế nhưng khi vừa đặt chân về đến ngõ, thấy nhà cửa bề bộn, ông Xao bực cái bụng không chịu được, cha rầy con gái, người có hơi men nên sinh ra gắt gỏng. Sau đó, hai cha con lời qua tiếng lại. Chuyện tưởng đến đó là xong, chẳng ngờ ông Xao lại để bụng, suy nghĩ thế nào lại đâm ra bế tắc. Không ngờ ông lẳng lặng lên chòi rẫy của gia đình, lấy dây thép treo cổ tự tử. Tối đó, khi người thân phát hiện sự việc, cha chồng chị đã mất rồi.
Treo cổ tự tử sau khi không được viếng anh sui
Sáng ngày hôm sau, ông Nguyên cùng gia đình nhận được tin dữ, ai nấy bàng hoàng thương xót. Anh Ngo sau đám cưới thì về ở nhà vợ, nghe tin cha mất thì đau đớn vô cùng. Ông Nguyên cũng đau buồn không kém, bởi người đồng chí đồng đội lại mới kết thông gia, vừa mới uống rượu hàn huyên với mình hôm trước mà giờ đã về với ông bà tổ tiên. Nghĩa tử là nghĩa tận, gia đình ông Nguyên chẳng dám chậm trễ, vội vã chuẩn bị can rượu, cây thuốc lá với vài bó nhang để lên viếng người thông gia xấu số.
Ấy thế nhưng, khi vừa đặt chân đến làng thì đoàn người bị dân làng ngăn cản. Già làng K93 khi đó bảo rằng, lệ làng đã có quy định, hai bên gia đình vừa mới cưới hỏi mà đã có người chết thì gia đình sui gia không được phép vào nhà. Lệ làng đã quy định vậy rồi, không làm trái được, bởi nếu phạm vào những điều kiêng kị, gia đình người chết và dân làng sẽ gặp phải điều xui rủi.
Ông Nguyên vốn trước làm cách mạng, sau lại làm cán bộ, đâu có thấy cái luật nào lạ lùng như vậy. Nhưng cả làng lại cho vậy là đúng, nhất quyết không cho vào, ông có nói thế nào cũng vô ích. Chẳng có cách nào khác, ông Nguyên đành phải gửi cho dân làng can rượu, cây thuốc với mấy bó nhang cùng lời chia buồn, nhờ chuyển giúp đến gia đình ông thông gia, xong xuôi đâu đó rồi mới đi về.
Anh Ngo thì vì lấy vợ, ở rể là người của gia đình nhà vợ, nên không được vào nhà. Lúc về đến nhà, hai cha con có ngồi uống rượu với nhau, thế nhưng rượu càng uống thì lòng càng đau nên làm vài ly rồi thôi. Đến sẩm tối, cha vợ bảo mẹ vợ đi ra ruộng đốt rạ, dọn bờ để chuẩn bị gieo trồng. Còn vợ chồng anh thì lên rẫy canh giữ hoa màu để tránh bị heo rừng ăn phá.
Khoảng 19h tối hôm đó, vợ chồng anh đang ở trên rẫy thì có người chạy đến báo tin là ông bố vợ cũng treo cổ tự tử. Người nhà kể lại, khi mẹ và vợ chồng anh đi vắng, cha vợ bảo mấy đứa cháu ra ngoài chơi rồi đóng cửa cài then. Khoảng một giờ đồng hồ sau, không thấy ông mở cửa ra, mọi người thấy lạ phá cửa xông vào thì thấy ông đã treo cổ tự tử, chết từ lúc nào. ", anh Ngo buồn bã kể.
Dìu nhau qua nỗi đau
Theo lời chị Sương, dù chuyện đau lòng trên đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng vợ chồng chị vẫn chưa thể quên được những ngày tháng tang thương khi đó. Bởi ngày hôm trước anh Ngo chịu nỗi đau mất đi cha ruột thì ngày hôm sau chị cũng chịu nỗi đau tương tự. Hai vợ chồng mới cưới nhau về lẽ ra phải hạnh phúc thì lại sống trong nước mắt. Càng đau đớn hơn khi vợ chồng chị nghĩ rằng vì chuyện mình lấy nhau mà dẫn đến cái chết của hai người cha. Nhiều lúc nghĩ lại, vợ chồng chị chẳng hiểu được vì sao mình có thể trụ được những ngày tháng đầy giông bão đó.
|
Ảnh cưới chụp vợ chồng chị Sương cùng cha mẹ hai bên gia đình. |
Chị Sương cho biết nhà chị hồi đó nghèo lắm nên cha phải vay mượn tiền khắp nơi để làm đám cưới. Ấy vậy mà, sau khi cha mất, theo lệ làng, căn nhà bị đập bỏ đi chứ không được ở nữa. Thế là vừa mất cha, vợ chồng chị lại chịu cảnh mất cả nơi ăn chốn ở.
Để có chỗ che nắng trú mưa, vợ chồng chị phải căng tấm bạt giữa mấy gốc cây ngoài vườn. Sau đó một thời gian, bà con dân làng giúp đỡ hai vợ chồng dựng ngôi nhà vách đất để sống tạm qua ngày. Mãi đến năm ngoái, hai vợ chồng mới chạy vạy xây được căn nhà cấp 4 như bây giờ.
Chuyện gia đình vốn đã quá nhiều bi kịch, vợ chồng chị Sương lại phải sống trong bao nhiêu điều tiếng, dị nghị. Sau ngày mất của hai người cha, dân làng đồn đoán lung tung. Có người bảo rằng hai làng trước đây đã thề là sẽ không cho con cháu lấy nhau, nếu phạm thì sẽ bị trừng phạt. Hai nhà vì phạm lời thề mà hai người đàn ông phải chết oan uổng.
Bao lời đồn đoán có lúc khiến tình cảm của vợ chồng chị bị lung lay. May mắn là vợ chồng vẫn thương nhau, gạt qua một bên những lời ra tiếng vào, giữ gìn hạnh phúc. Bây giờ vợ chồng chị đã có hai đứa con. Chị là giáo viên dạy cấp hai, còn anh Ngo làm cán bộ kiểm lâm ở xã. Cuộc sống cũng đỡ hơn lúc trước, nhưng điều quan trọng là vợ chồng chị đã có cuộc sống ấm êm, lo cho con cái chu toàn.
Ông Đinh Ứt - Trưởng thôn Tà Điêk, cho biết: “Người dân làng Tà Điêk và làng K93 vẫn quan niệm trai gái hai làng nếu lấy nhau sẽ bị thần linh trừng phạt. Sự việc gia đình chị Sương và anh Ngo là một minh chứng. Tuy nhiên, theo tôi đó là sự trùng lặp ngẫu nhiên, còn cuộc sống bây giờ đã hiện đại, trai gái yêu nhau được cha mẹ hai bên gia đình chấp thuận đến được với nhau thì cứ đến. Có điều từ đó đến nay, trai gái hai làng Tà Điêk và làng K93 chưa có cặp nào cưới nhau cả”