Những ngày qua, UBND quận Đống Đa đã phối hợp với chủ đầu tư dự án ga ngầm S11 huy động máy móc, công nhân phá dỡ công trình nhà số 23 Quốc Tử Giám để trả mặt bằng cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội sau thời gian dài tạm dừng thi công.Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1941, có tổng diện tích 359 m2. Đây là nơi ở của 4 hộ dân. Do vướng mắc mặt bằng, căn nhà này không được giải toả khiến tiến độ ga ngầm S11 đi qua khu vực này (hướng về ga Hà Nội) bị ngừng trệ kéo dài nhiều tháng.Theo UBND Hà Nội, nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu (bao gồm ga S12) từ tháng 7 tới nay để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên.Ngày 3/11, công trường phá dỡ căn nhà ngổn ngang gạch đá, vật liệu xây dựng."Tôi ở tầng một của ngôi nhà, mua căn hộ này từ năm 2011. Dù khá tiếc nuối vì đã phải bỏ nhiều tiền mua lại căn hộ nhưng tôi chấp nhận chuyển đi để trả mặt bằng phục vụ dự án", ông Phạm Xuân Mỹ chia sẻ.Sâu trong ngõ 23 Quốc Tử Giám (mặt sau của căn nhà đang phá dỡ), có cảnh báo "Khu vực công trình nguy hiểm" dán trên tường. Nội dung khuyến cáo các hộ dân sống xung quanh không lại gần trong thời gian giải tỏa.Tường xung quanh bịt kín bạt, phía bên trên che chắn bằng các tấm cửa gỗ.Phần đất thu hồi trả mặt bằng cho dự án được cắm mốc ranh giới quy hoạch.Bốn thế hệ nhà ông Phạm Ngọc Huấn phải chịu cảnh một chốn đôi nơi khi ngôi nhà của người đàn ông 68 tuổi bị ảnh hưởng trong quá trình giải tỏa. Nhà ông nằm ở mặt sau căn nhà số 23 nhưng chung bức tường.Mới đây, tại gói thầu CP03 (hầm và các ga ngầm), liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí 114,7 triệu USD và khẳng định nếu không chấp thuận thanh toán thì họ sẽ không thể tiếp tục công việc và khiếu nại lên Trung tâm trọng tài quốc tế. UBND TP Hà Nội đang xem xét xử lý các khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc tại gói thầu CP03.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội có đoạn trên cao dài 8,5 km, bao gồm 8 nhà ga; đoạn đi ngầm dài 4 km với 4 nhà ga. Dự án đặt mốc hoàn thành vào tháng 9/2017, nhưng phải lùi tiến độ đến năm 2022 vì thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng. Đến nay, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro.
Những ngày qua, UBND quận Đống Đa đã phối hợp với chủ đầu tư dự án ga ngầm S11 huy động máy móc, công nhân phá dỡ công trình nhà số 23 Quốc Tử Giám để trả mặt bằng cho dự án metro Nhổn - ga Hà Nội sau thời gian dài tạm dừng thi công.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1941, có tổng diện tích 359 m2. Đây là nơi ở của 4 hộ dân. Do vướng mắc mặt bằng, căn nhà này không được giải toả khiến tiến độ ga ngầm S11 đi qua khu vực này (hướng về ga Hà Nội) bị ngừng trệ kéo dài nhiều tháng.
Theo UBND Hà Nội, nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu (bao gồm ga S12) từ tháng 7 tới nay để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên.
Ngày 3/11, công trường phá dỡ căn nhà ngổn ngang gạch đá, vật liệu xây dựng.
"Tôi ở tầng một của ngôi nhà, mua căn hộ này từ năm 2011. Dù khá tiếc nuối vì đã phải bỏ nhiều tiền mua lại căn hộ nhưng tôi chấp nhận chuyển đi để trả mặt bằng phục vụ dự án", ông Phạm Xuân Mỹ chia sẻ.
Sâu trong ngõ 23 Quốc Tử Giám (mặt sau của căn nhà đang phá dỡ), có cảnh báo "Khu vực công trình nguy hiểm" dán trên tường. Nội dung khuyến cáo các hộ dân sống xung quanh không lại gần trong thời gian giải tỏa.
Tường xung quanh bịt kín bạt, phía bên trên che chắn bằng các tấm cửa gỗ.
Phần đất thu hồi trả mặt bằng cho dự án được cắm mốc ranh giới quy hoạch.
Bốn thế hệ nhà ông Phạm Ngọc Huấn phải chịu cảnh một chốn đôi nơi khi ngôi nhà của người đàn ông 68 tuổi bị ảnh hưởng trong quá trình giải tỏa. Nhà ông nằm ở mặt sau căn nhà số 23 nhưng chung bức tường.
Mới đây, tại gói thầu CP03 (hầm và các ga ngầm), liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí 114,7 triệu USD và khẳng định nếu không chấp thuận thanh toán thì họ sẽ không thể tiếp tục công việc và khiếu nại lên Trung tâm trọng tài quốc tế. UBND TP Hà Nội đang xem xét xử lý các khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc tại gói thầu CP03.
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội có đoạn trên cao dài 8,5 km, bao gồm 8 nhà ga; đoạn đi ngầm dài 4 km với 4 nhà ga. Dự án đặt mốc hoàn thành vào tháng 9/2017, nhưng phải lùi tiến độ đến năm 2022 vì thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng. Đến nay, tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh từ 783 triệu euro lên 1.176 triệu euro.