Lê Thị Hồng Vân cùng các bị cáo liên quan
Biến công nhân thành giám đốc
Tại phiên tòa ngày 25/2, Lê Thị Hồng Vân (SN 1969, trú ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) - Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu và sản xuất thương mại Âu Mỹ (gọi tắt là Công ty Âu Mỹ) bị xem xét về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với vai trò giúp sức cho nữ tổng giám đốc lừa đảo, các bị cáo Lê Quang Dương (SN 1971) - Giám đốc Công ty CP Thương mại XNK Inox châu Âu (Công ty Inox), Phạm Minh Thái (SN 1980) - Giám đốc Công ty CP Inox Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) và Dương Mạnh Hà (SN 1974) - Giám đốc Công ty CP Phát triển Tam Tinh (Công ty Tam Tinh) cũng bị xét xử cùng tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tài liệu truy tố cùng diễn biến phiên tòa thể hiện, cuối năm 2006, Lê Thị Hồng Vân thành lập và giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Âu Mỹ, trụ sở tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, buôn bán thép không gỉ (tức Inox). Ngoài ra, Vân còn thành lập và làm chủ 2 doanh nghiệp khác là Công ty Việt Mỹ và Công ty Tam Tinh. Sau một thời gian hoạt động, Công ty Âu Mỹ bị thua lỗ trầm trọng.
Để có “cửa” vay vốn, Vân đã nhanh chóng biến Phạm Minh Thái (vốn là công nhân của Công ty Âu Mỹ) thành Giám đốc Công ty Việt Mỹ bằng cách thay đổi người đại diện pháp nhân trong đăng ký kinh doanh. Tương tự, Dương Mạnh Hà cũng được Vân bố trí cho làm Giám đốc Công ty Tam Tinh. Tuy nhiên, thực tế cả 3 công ty này đều do Vân quản lý, điều hành và cũng cầm luôn con dấu. Mặc dù giữ chức giám đốc doanh nghiệp, song cả Thái và Hà chỉ có nhiệm vụ ký tên vào mọi giấy tờ, tài liệu mỗi khi Vân yêu cầu. Hơn nữa, các Công ty Việt Mỹ và Tam Tinh không hề có bất kỳ hoạt động sản xuất hay kinh doanh gì.
Trong quá trình làm ăn, Vân còn thường xuyên hợp tác với Công ty Inox của Lê Quang Dương (em trai Vân) cùng hàng loạt doanh nghiệp khác cũng do đối tượng này tạo lập ra. Sau này, khi chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, Vân còn sử dụng các doanh nghiệp của Dương để tạo lập hồ sơ tín dụng khống và đưa hàng trăm cuộn thép không gỉ giả vào làm tài sản bảo đảm.
Hàng loạt ngân hàng sập bẫy
Cuối năm 2010, Công ty Âu Mỹ ký hợp đồng hạn mức tín dụng với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Hà Nội), số tiền vay lên đến 80 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho từng món vay cụ thể (khế ước nhận nợ) sẽ là bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa nguyên liệu, thành phẩm hình thành từ vốn vay hoặc hàng tồn kho của Công ty Âu Mỹ.
Bằng hợp đồng hạn mức tín dụng nêu trên, từ tháng 8 đến tháng 12/2011, Vân cùng đồng phạm lập 18 bộ hồ sơ vay hơn 73,4 tỷ đồng của SeABank với lý do thanh toán tiền mua hơn 1,4 triệu kg thép. Trong số ấy, Vân chỉ đạo Thái cùng một số đối tượng khác lập khống 9 hồ sơ mua gần 500.000kg thép “hơi”.
Bởi trong hồ sơ vay vốn thể hiện rõ, hợp đồng và hóa đơn GTGT mua bán thép giữa Công ty Âu Mỹ với nhiều đối tác khác nhau, song lại không hề có việc mua bán hàng hóa trên thực tế. Đối với 9 bộ hồ sơ vay vốn tiếp theo, tuy có việc Công ty Âu Mỹ mua 1 triệu kg thép không gỉ thật, nhưng ngay khi hàng về, đối tượng nhanh chóng bán một phần và để lại hơn 970.000kg trong kho làm tài sản bảo đảm.
Khi bị SeABank kiểm tra tài sản thế chấp, Vân cầu cứu em trai bằng cách đưa hàng trăm cuộn thép không gỉ giả (kết quả điều tra chứng minh thép giả có lõi bằng bê tông xi măng, sản xuất trong nước nhưng dán nhãn nhập khẩu) vào trà trộn với hơn 970.000kg thép thật để qua mặt nhân viên ngân hàng. Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện, Vân mới trả được SeABank gần 1,4 tỷ đồng.
Cũng với thủ đoạn lập khống hồ sơ vay vốn và sử dụng tài sản bảo đảm, Vân cùng các bị cáo liên quan tiếp tục dùng hơn 970.000kg thép để thế chấp vay tiền ở hàng loạt ngân hàng khác là PGBank, LienVietPostBank, NaviBank, ABBank và VIB với tổng số tiền chiếm đoạt lên đến hơn 199,7 tỷ đồng.
Với số tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt lớn nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Lê Thị Hồng Vân tù chung thân, theo đúng tội danh bị truy tố. Các bị cáo liên quan cũng lần lượt phải nhận từ 10 năm tù đến 30 năm tù giam.
Lê Thị Hồng Vân cùng các bị cáo liên quan
Biến công nhân thành giám đốc
Tại phiên tòa ngày 25/2, Lê Thị Hồng Vân (SN 1969, trú ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) - Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu và sản xuất thương mại Âu Mỹ (gọi tắt là Công ty Âu Mỹ) bị xem xét về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với vai trò giúp sức cho nữ tổng giám đốc lừa đảo, các bị cáo Lê Quang Dương (SN 1971) - Giám đốc Công ty CP Thương mại XNK Inox châu Âu (Công ty Inox), Phạm Minh Thái (SN 1980) - Giám đốc Công ty CP Inox Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) và Dương Mạnh Hà (SN 1974) - Giám đốc Công ty CP Phát triển Tam Tinh (Công ty Tam Tinh) cũng bị xét xử cùng tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tài liệu truy tố cùng diễn biến phiên tòa thể hiện, cuối năm 2006, Lê Thị Hồng Vân thành lập và giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Âu Mỹ, trụ sở tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, buôn bán thép không gỉ (tức Inox). Ngoài ra, Vân còn thành lập và làm chủ 2 doanh nghiệp khác là Công ty Việt Mỹ và Công ty Tam Tinh. Sau một thời gian hoạt động, Công ty Âu Mỹ bị thua lỗ trầm trọng.
Để có “cửa” vay vốn, Vân đã nhanh chóng biến Phạm Minh Thái (vốn là công nhân của Công ty Âu Mỹ) thành Giám đốc Công ty Việt Mỹ bằng cách thay đổi người đại diện pháp nhân trong đăng ký kinh doanh. Tương tự, Dương Mạnh Hà cũng được Vân bố trí cho làm Giám đốc Công ty Tam Tinh. Tuy nhiên, thực tế cả 3 công ty này đều do Vân quản lý, điều hành và cũng cầm luôn con dấu. Mặc dù giữ chức giám đốc doanh nghiệp, song cả Thái và Hà chỉ có nhiệm vụ ký tên vào mọi giấy tờ, tài liệu mỗi khi Vân yêu cầu. Hơn nữa, các Công ty Việt Mỹ và Tam Tinh không hề có bất kỳ hoạt động sản xuất hay kinh doanh gì.
Trong quá trình làm ăn, Vân còn thường xuyên hợp tác với Công ty Inox của Lê Quang Dương (em trai Vân) cùng hàng loạt doanh nghiệp khác cũng do đối tượng này tạo lập ra. Sau này, khi chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, Vân còn sử dụng các doanh nghiệp của Dương để tạo lập hồ sơ tín dụng khống và đưa hàng trăm cuộn thép không gỉ giả vào làm tài sản bảo đảm.
Hàng loạt ngân hàng sập bẫy
Cuối năm 2010, Công ty Âu Mỹ ký hợp đồng hạn mức tín dụng với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Hà Nội), số tiền vay lên đến 80 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho từng món vay cụ thể (khế ước nhận nợ) sẽ là bất động sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa nguyên liệu, thành phẩm hình thành từ vốn vay hoặc hàng tồn kho của Công ty Âu Mỹ.
Bằng hợp đồng hạn mức tín dụng nêu trên, từ tháng 8 đến tháng 12/2011, Vân cùng đồng phạm lập 18 bộ hồ sơ vay hơn 73,4 tỷ đồng của SeABank với lý do thanh toán tiền mua hơn 1,4 triệu kg thép. Trong số ấy, Vân chỉ đạo Thái cùng một số đối tượng khác lập khống 9 hồ sơ mua gần 500.000kg thép “hơi”.
Bởi trong hồ sơ vay vốn thể hiện rõ, hợp đồng và hóa đơn GTGT mua bán thép giữa Công ty Âu Mỹ với nhiều đối tác khác nhau, song lại không hề có việc mua bán hàng hóa trên thực tế. Đối với 9 bộ hồ sơ vay vốn tiếp theo, tuy có việc Công ty Âu Mỹ mua 1 triệu kg thép không gỉ thật, nhưng ngay khi hàng về, đối tượng nhanh chóng bán một phần và để lại hơn 970.000kg trong kho làm tài sản bảo đảm.
Khi bị SeABank kiểm tra tài sản thế chấp, Vân cầu cứu em trai bằng cách đưa hàng trăm cuộn thép không gỉ giả (kết quả điều tra chứng minh thép giả có lõi bằng bê tông xi măng, sản xuất trong nước nhưng dán nhãn nhập khẩu) vào trà trộn với hơn 970.000kg thép thật để qua mặt nhân viên ngân hàng. Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện, Vân mới trả được SeABank gần 1,4 tỷ đồng.
Cũng với thủ đoạn lập khống hồ sơ vay vốn và sử dụng tài sản bảo đảm, Vân cùng các bị cáo liên quan tiếp tục dùng hơn 970.000kg thép để thế chấp vay tiền ở hàng loạt ngân hàng khác là PGBank, LienVietPostBank, NaviBank, ABBank và VIB với tổng số tiền chiếm đoạt lên đến hơn 199,7 tỷ đồng.
Với số tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt lớn nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Lê Thị Hồng Vân tù chung thân, theo đúng tội danh bị truy tố. Các bị cáo liên quan cũng lần lượt phải nhận từ 10 năm tù đến 30 năm tù giam.