Trên cánh đồng thôn Đồng Bản, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, bà Phùng Thị Hương, 72 tuổi đang vội vã thu hoạch vụ những khoảnh ruộng đầu tiên vụ mùa. Theo lời bà kể, 2/3 cuộc đời của bà là gắn bó với đồng ruộng, còn nhiều hơn cả thời gian ở nhà. Với bà Hương ruộng đồng là sự gắn bó máu mủ, là quê hương chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế Bà chia sẻ, giờ con cái lên thành phố làm ăn cả, trong nhà còn mỗi bà là làm nông gắn bó với ruộng vườn. Trước kia nhà bà làm rất nhiều, có lúc 2-3 mẫu, tuy nhiên thời gian gần đây vì tuổi cao và không có ai chăm lo nên bà chỉ giữ lại 3 sào ruộng để tiện chăm lo. “Mấy sào ruộng này, một mình tôi chăm lo phân bón từ lúc đầu vụ đến giờ. Bao giờ lúa gặt về nhà thì mới yên tâm được. Cứ đến mùa gặt, mấy đứa con trên phố về phụ giúp đến lúc xong thì đi. Năm nay, việc thu hoạch lúa được tốt hơn, từ 2 đến 2,5 tạ trên 1 sào,” bà Hương chia sẻ. Cuộc nói chuyện của tôi và bà Hương bị chen ngang bởi tiếng của chiếc máy gặt cỡ lớn Theo những người nông dân, hồi trước không có máy gặt, bà con cũng vất vả, phải thuê công gặt. Có nhà phải thuê hơn 10 công, mỗi công 300-400 ngàn đồng/ngày. Giờ có máy gặt bà con cũng đỡ vất vả hơn, chỉ phải bỏ ra 150-170 ngàn đồng/một sào ruộng là có thể chở thóc về nhà Trong thời gian mùa gặt, trên những cánh đồng lúc nào cũng rộn rã tiếng nói cười, và kèm theo là tiếng của máy cắt. Vào những thời điểm này, có 2 đến 3 máy gặt lúa trên những cánh đồng.Anh Nguyễn Văn Tú, chủ một máy gặt chia sẻ, trước đây anh cũng từng rời quê hương lên thành phố làm ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn nhưng không được tiến triển gì nên anh về lại quê nhà và đầu tư vào dịch vụ nông nghiệp. Khi được hỏi về thu nhập từ công việc máy gặt, anh Tú chia sẻ: “Vào mùa vụ, tôi và cộng sự lại đi quanh các cánh đồng để gặt lúa cho bà con, có khi lên tận Thái Nguyên. Mỗi sào lúa từ 150-170 ngàn đồng, có những vụ bà con thất thu, tôi chỉ lấy 130 ngàn đồng.” Cánh đồng lúa chín vàng như bức tranh được dệt từ những hạt lúa vàng căng. Năm nay được mùa, nên mọi người ai nấy đều nở nụ cười trên môi, dù phải lao động dưới cái nắng gay gắt của mùa hè. Đây có lẽ là thời điểm vui nhất của làng quê Vừa nhanh tay thắt bao lúa vừa mới được thu hoạch, chị Phương chia sẻ: “Để đỡ mất sức lao động, gia đình đã phải ra đồng từ lúc 5h đến 9h sáng để tránh thời tiết nắng nóng giữa trưa".“Nắng nóng khiến công việc thu hoạch trở nên vất vả, vì ruộng nhà tôi nằm giữa cánh đồng, nên công đoạn vận chuyển thóc về nhà "vất" hơn các nhà khác”, anh Huy - chồng chị Phương cho biết. Người dân ở đây tận dụng mọi phương tiện để có thể di chuyển lúa về nhà nhanh nhất, từ những chiếc xe kéo, xe máy, hay thậm chí xe đạp điện đều được trưng dụng làm phương tiện vận chuyển. Nhiều gia đình tranh thủ tận dụng máy gặt vào đêm để vừa đảm bảo thu hoạch, vừa để tránh cái nóng gay gắt của mùa hè.
Trên cánh đồng thôn Đồng Bản, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, bà Phùng Thị Hương, 72 tuổi đang vội vã thu hoạch vụ những khoảnh ruộng đầu tiên vụ mùa. Theo lời bà kể, 2/3 cuộc đời của bà là gắn bó với đồng ruộng, còn nhiều hơn cả thời gian ở nhà. Với bà Hương ruộng đồng là sự gắn bó máu mủ, là quê hương chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế
Bà chia sẻ, giờ con cái lên thành phố làm ăn cả, trong nhà còn mỗi bà là làm nông gắn bó với ruộng vườn. Trước kia nhà bà làm rất nhiều, có lúc 2-3 mẫu, tuy nhiên thời gian gần đây vì tuổi cao và không có ai chăm lo nên bà chỉ giữ lại 3 sào ruộng để tiện chăm lo.
“Mấy sào ruộng này, một mình tôi chăm lo phân bón từ lúc đầu vụ đến giờ. Bao giờ lúa gặt về nhà thì mới yên tâm được. Cứ đến mùa gặt, mấy đứa con trên phố về phụ giúp đến lúc xong thì đi. Năm nay, việc thu hoạch lúa được tốt hơn, từ 2 đến 2,5 tạ trên 1 sào,” bà Hương chia sẻ.
Cuộc nói chuyện của tôi và bà Hương bị chen ngang bởi tiếng của chiếc máy gặt cỡ lớn
Theo những người nông dân, hồi trước không có máy gặt, bà con cũng vất vả, phải thuê công gặt. Có nhà phải thuê hơn 10 công, mỗi công 300-400 ngàn đồng/ngày. Giờ có máy gặt bà con cũng đỡ vất vả hơn, chỉ phải bỏ ra 150-170 ngàn đồng/một sào ruộng là có thể chở thóc về nhà
Trong thời gian mùa gặt, trên những cánh đồng lúc nào cũng rộn rã tiếng nói cười, và kèm theo là tiếng của máy cắt. Vào những thời điểm này, có 2 đến 3 máy gặt lúa trên những cánh đồng.
Anh Nguyễn Văn Tú, chủ một máy gặt chia sẻ, trước đây anh cũng từng rời quê hương lên thành phố làm ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn nhưng không được tiến triển gì nên anh về lại quê nhà và đầu tư vào dịch vụ nông nghiệp. Khi được hỏi về thu nhập từ công việc máy gặt, anh Tú chia sẻ: “Vào mùa vụ, tôi và cộng sự lại đi quanh các cánh đồng để gặt lúa cho bà con, có khi lên tận Thái Nguyên. Mỗi sào lúa từ 150-170 ngàn đồng, có những vụ bà con thất thu, tôi chỉ lấy 130 ngàn đồng.”
Cánh đồng lúa chín vàng như bức tranh được dệt từ những hạt lúa vàng căng. Năm nay được mùa, nên mọi người ai nấy đều nở nụ cười trên môi, dù phải lao động dưới cái nắng gay gắt của mùa hè. Đây có lẽ là thời điểm vui nhất của làng quê
Vừa nhanh tay thắt bao lúa vừa mới được thu hoạch, chị Phương chia sẻ: “Để đỡ mất sức lao động, gia đình đã phải ra đồng từ lúc 5h đến 9h sáng để tránh thời tiết nắng nóng giữa trưa".
“Nắng nóng khiến công việc thu hoạch trở nên vất vả, vì ruộng nhà tôi nằm giữa cánh đồng, nên công đoạn vận chuyển thóc về nhà "vất" hơn các nhà khác”, anh Huy - chồng chị Phương cho biết.
Người dân ở đây tận dụng mọi phương tiện để có thể di chuyển lúa về nhà nhanh nhất, từ những chiếc xe kéo, xe máy, hay thậm chí xe đạp điện đều được trưng dụng làm phương tiện vận chuyển.
Nhiều gia đình tranh thủ tận dụng máy gặt vào đêm để vừa đảm bảo thu hoạch, vừa để tránh cái nóng gay gắt của mùa hè.