Khoa Hồi sức tích cực nằm tại tầng 3 tòa nhà trung tâm của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 chưa bao giờ tắt đèn. Đây là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân mắc Covid-19 vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến.80 bác sĩ, điều dưỡng của khoa suốt hơn 2 tháng qua làm việc không kể ngày đêm. Họ được chia thành 3 ca, 4 kíp để theo dõi và điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 với tiên lượng rất nặng.Bác sĩ Phạm Đăng Phúc (Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ: "Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, chúng tôi đã tiếp nhận tổng số 69 bệnh nhân nặng từ các địa phương chuyển về, trong đó có nhiều trường hợp chạy ECMO, thở máy dài ngày thậm chí là phụ nữ mang thai... Đến nay, khoa đã điều trị khỏi 29 bệnh nhân. Đây là nguồn động lực tinh thần rất lớn đối với toàn bộ y bác sĩ".Bác sĩ Phúc cùng đồng nghiệp thực hiện một ca mở khí quản cho bệnh nhân trong tình trạng rất nặng được chuyển về từ Bắc Giang. Khi nhập viện, bệnh nhân phải can thiệp ECMO cấp cứu với tình trạng hô hấp rất xấu, phổi nhiều đờm. Việc mở khí quản sẽ giúp giải phóng đường thở và chăm sóc hô hấp tốt hơn cho bệnh nhân.Tuy nhiên theo bác sĩ Phúc, thủ thuật mở khí quản sẽ khiến các bác sĩ có nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao. Bởi trong quá trình phẫu thuật phải mở đường thở của bệnh nhân, tất cả khí ở phổi mang theo virus sẽ tràn ra ngoài không khí.Khoa Hồi sức tích cực được chia thành 3 khu riêng biệt, mỗi bệnh nhân được nhóm 5 bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc liên tục 24/24h.Điều dưỡng Nguyễn Thị Hường đã 67 ngày nay không về thăm nhà. Là những người công tác tại tuyến phòng thủ cuối cùng, công việc của chị cũng cũng vất vả hơn rất nhiều. "Tôi chưa vướng bận chuyện chồng con nên trong giờ nghỉ sẽ tranh thủ gọi điện động viên để bố mẹ yên tâm", chị nói.7/19 bệnh nhân trong khoa phải sử dụng ECMO và thuốc an thần. Họ được cố định với giường bệnh bằng dây vải mềm để tránh tình trạng khi tỉnh lại sẽ vô tình tháo các thiết bị trên người từ đó có thể ảnh hưởng tới tính mạng.Mạng sống của các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Khoa Hồi sức tích cực phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ.Hàng giờ, nhân viên y tế phải cập nhật các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân để từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.Ở phía ngoài, cán bộ y tế phòng điều hành hành chính liên lạc và trao đổi thông tin của các ca bệnh với các y bác sĩ phía bên trong khu điều trị qua bộ đàm.20 nhân viên y tế chia làm 3 ca điều trị thay phiên nhau. Sau khi kết thúc ca làm việc, họ thay đồ bảo hộ, khử khuẩn rồi trở về khu nghỉ được sắp xếp ngay bên trong khuôn viên của bệnh viện.
Khoa Hồi sức tích cực nằm tại tầng 3 tòa nhà trung tâm của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 chưa bao giờ tắt đèn. Đây là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân mắc Covid-19 vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến.
80 bác sĩ, điều dưỡng của khoa suốt hơn 2 tháng qua làm việc không kể ngày đêm. Họ được chia thành 3 ca, 4 kíp để theo dõi và điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 với tiên lượng rất nặng.
Bác sĩ Phạm Đăng Phúc (Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chia sẻ: "Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, chúng tôi đã tiếp nhận tổng số 69 bệnh nhân nặng từ các địa phương chuyển về, trong đó có nhiều trường hợp chạy ECMO, thở máy dài ngày thậm chí là phụ nữ mang thai... Đến nay, khoa đã điều trị khỏi 29 bệnh nhân. Đây là nguồn động lực tinh thần rất lớn đối với toàn bộ y bác sĩ".
Bác sĩ Phúc cùng đồng nghiệp thực hiện một ca mở khí quản cho bệnh nhân trong tình trạng rất nặng được chuyển về từ Bắc Giang. Khi nhập viện, bệnh nhân phải can thiệp ECMO cấp cứu với tình trạng hô hấp rất xấu, phổi nhiều đờm. Việc mở khí quản sẽ giúp giải phóng đường thở và chăm sóc hô hấp tốt hơn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên theo bác sĩ Phúc, thủ thuật mở khí quản sẽ khiến các bác sĩ có nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 rất cao. Bởi trong quá trình phẫu thuật phải mở đường thở của bệnh nhân, tất cả khí ở phổi mang theo virus sẽ tràn ra ngoài không khí.
Khoa Hồi sức tích cực được chia thành 3 khu riêng biệt, mỗi bệnh nhân được nhóm 5 bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc liên tục 24/24h.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Hường đã 67 ngày nay không về thăm nhà. Là những người công tác tại tuyến phòng thủ cuối cùng, công việc của chị cũng cũng vất vả hơn rất nhiều. "Tôi chưa vướng bận chuyện chồng con nên trong giờ nghỉ sẽ tranh thủ gọi điện động viên để bố mẹ yên tâm", chị nói.
7/19 bệnh nhân trong khoa phải sử dụng ECMO và thuốc an thần. Họ được cố định với giường bệnh bằng dây vải mềm để tránh tình trạng khi tỉnh lại sẽ vô tình tháo các thiết bị trên người từ đó có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Mạng sống của các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Khoa Hồi sức tích cực phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ.
Hàng giờ, nhân viên y tế phải cập nhật các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân để từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Ở phía ngoài, cán bộ y tế phòng điều hành hành chính liên lạc và trao đổi thông tin của các ca bệnh với các y bác sĩ phía bên trong khu điều trị qua bộ đàm.
20 nhân viên y tế chia làm 3 ca điều trị thay phiên nhau. Sau khi kết thúc ca làm việc, họ thay đồ bảo hộ, khử khuẩn rồi trở về khu nghỉ được sắp xếp ngay bên trong khuôn viên của bệnh viện.