1. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị 3 kẻ lạ mặt hành hung dã man. Sáng ngày 23/3/2016, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (SN 1976, công tác tại báo Lao Động) đang trên đường thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao. Khi đến khu vực chung cư Kim Lũ (phía sau Đại học Thăng Long, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), ông bất ngờ bị ba đối tượng lạ mặt cầm gậy xông đến đánh túi bụi.Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã hô là đánh nhầm người nhưng các đối tượng vẫn dùng gậy vụt liên tiếp vào chân, tay. Khi thấy ông nằm bất động, ba kẻ lạ mặt mới bỏ đi. Ngay sau đó, ông phải nhờ một vài người dân chở ra đường vành đai 3 để bắt taxi đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiều vết bầm tím trên người, một ngón tay bị dập móng, chảy nhiều máu...Thông tin nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Một cây bút viết phóng sự nổi tiếng của làng báo Việt Nam - bị hành hung khiến báo giới, người dân Hà Nội và người dân cả nước rúng động. Cơ quan chức năng đã vào cuộc. Bộ Thông tin truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị Công an TP Hà Nội, Công an Hoàng Mai nhanh chóng điều tra, làm rõ.Quá trình xác thông tin, lấy lời khai của người dân sống gần hiện trường và từ những chứng cứ trích xuất camera người dân, đến ngày 3/4/2016, Phòng cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội xác định được hình ảnh của 3 nghi phạm. Tuy nhiên, theo báo Lao Động, chiều ngày 5/4/2016, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tích cực điều tra, khi có kết quả sẽ thông tin chính thức cho báo chí và đăng trên cổng thông tin Bộ Công an. 2. Phóng bị hành hung khi đang tác nghiệp ở Phú Thọ. Khoảng 10h ngày 22/7/2016, anh Nguyễn Anh Tuấn (Phóng viên Đài truyền hình VTC) cùng đồng nghiệp và phóng viên Khánh Hòa (báo Lao Động) đang tác nghiệp ngoài khu vực nhà máy xử lý chất thải Phú Hà (xã Trạm Thản, Phù Ninh, Phú Thọ) - đơn vị đã xử lý 142 tấn rác thải của nhà máy Formosa - bất ngờ bị nhóm 5 người xưng là bảo vệ công ty Phú Hà ra cản trở, hành hung, thậm chí cướp cả máy điện thoại, chân máy quay phim của phóng viên.
Trước sự hung hãn của nhóm người hành hung, các phóng viên đã ra UBND xã Trạm Thản để cầu cứu nhưng vẫn bị các đối tượng đuổi theo. Khi thấy các phóng viên ngồi cố thủ trong xe cầu cứu sự giúp đỡ của cơ quan chức năng thì nhóm đối tượng vẫn đứng bên ngoài chửi bới tục tĩu, lăng mạ và đe dọa. Chỉ đến khi Công an tỉnh Phú Thọ cùng các đơn vị nghiệp vụ công an có mặt và gọi nhóm bảo vệ lên làm việc thì họ mới chịu buông tha, đồng thời trả lại điện thoại, chân máy quay phim cho phóng viên.Trước đó, ngày 15/7/2016, ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh - xác nhận với báo chí rằng, Công ty Phú Hà là đơn vị được Bộ TN-MT cấp phép xử lý rác thải công nghiệp. Công ty Phú Hà được cho là đơn vị nhận xử lý hơn 145 tấn chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh nên báo chí muốn tìm hiểu để thông tin đến dư luận. 3. Phóng viên bị đánh bầm dập trong lúc đưa tin cưỡng chế đất ở Đắk Lắk. Sáng 21/9/2016, nhận được tin báo của người dân xã Cư Kpô (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) về việc bị chính quyền xã cưỡng chế đất đai để làm nhà văn hóa nhưng không đúng quy trình, anh Đỗ Thanh Hải (Phóng viên VTC News) cùng một số đồng nghiệp đã đến hiện trường.Tại hiện trường, các phóng viên đã gặp ông Nguyễn Văn Mùi - Phó Chủ tịch xã Cư Kpô - đang trực tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế. Ông Mùi đã dùng loa ra lệnh cho trưởng công an xã và các công an xã khác, dân phòng khống chế, đánh đập và giật một số thiết bị tác nghiệp của phóng viên Thanh Hải. Tất cả những hành vi hành hung phóng viên Hải đã được đồng nghiệp kịp thời ghi lại khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Huệ - Chủ tịch UBND xã Cư Pô - đã mời anh Hải đến UBND xã để xin lỗi và hứa sẽ xử lý vụ việc, còn các thiết bị tác nghiệp của anh Hải bị hư hỏng ông Huệ từ chối xử lý, với lý do phóng viên tác nghiệp không xin phép UBND xã. 4. Phóng viên bị CA Hà Nội "gạt tay vào má" khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân. Khoảng 10h ngày 23/9/2016, phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ thuộc văn phòng đại diện báo tại Hà Nội) đã đến hiện trường tác nghiệp tìm hiểu vụ việc tài xế taxi tử vong phía dưới chân cầu Nhật Tân (huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Tuy nhiên, trong lúc tác nghiệp, anh Thế đã bị hai cảnh sát hình sự, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) là Ngô Quang Hưng và Nguyễn Văn Thuyên xô xát. Vụ việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên, nhà báo đang tác nghiệp tại hiện trường. Hầu hết ai nấy cũng tỏ ra phẫn nộ trước hành vi ứng xử thô bạo của hai cảnh sát hình sự Đông Anh.Chiều 23/9, Thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh (TP Hà Nội) đến Văn phòng đại diện của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội xin lỗi phóng viên Quang Thế, thừa nhận "thái độ không đúng" của cấp dưới. Ngày 29/9, trả lời báo giới, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, cho rằng, cảnh sát Hưng có hành vi dùng chân đá (không trúng) và gạt tay trúng má phóng viên Quang Thế, cảnh sát Thuyên gạt tay vào máy quay một phóng viên khác.Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác của phóng viên Quang Thế vì hành vi Xâm hại đến sức khỏe của của người khác, đồng thời thông báo việc không khởi tố vụ án hình sự cho VKSND cùng cấp và người liên quan. Phóng viên Quang Thế bị phạt 14,4 triệu đồng.Mặc dù đang tác nghiệp theo sự phân công chỉ đạo của tòa soạn, hoạt động theo đúng quy định của luật báo chí, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhưng rất nhiều phóng viên, nhà báo đã bị hành hung trong năm 2016. Điều đáng nói, chỉ sau một thời gian ngắn, những vụ việc phóng viên bị hành hung lại chìm xuống. Nhiều phóng viên, nhà báo trẻ đang cảm thấy hoang mang khi chứng kiến những đồng nghiệp của mình bị hành hung, một số cho rằng, các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt vào cuộc để xử lý mạnh các đối tượng côn đồ.
1. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị 3 kẻ lạ mặt hành hung dã man. Sáng ngày 23/3/2016, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (SN 1976, công tác tại báo Lao Động) đang trên đường thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao. Khi đến khu vực chung cư Kim Lũ (phía sau Đại học Thăng Long, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), ông bất ngờ bị ba đối tượng lạ mặt cầm gậy xông đến đánh túi bụi.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã hô là đánh nhầm người nhưng các đối tượng vẫn dùng gậy vụt liên tiếp vào chân, tay. Khi thấy ông nằm bất động, ba kẻ lạ mặt mới bỏ đi. Ngay sau đó, ông phải nhờ một vài người dân chở ra đường vành đai 3 để bắt taxi đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiều vết bầm tím trên người, một ngón tay bị dập móng, chảy nhiều máu...
Thông tin nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Một cây bút viết phóng sự nổi tiếng của làng báo Việt Nam - bị hành hung khiến báo giới, người dân Hà Nội và người dân cả nước rúng động. Cơ quan chức năng đã vào cuộc. Bộ Thông tin truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị Công an TP Hà Nội, Công an Hoàng Mai nhanh chóng điều tra, làm rõ.
Quá trình xác thông tin, lấy lời khai của người dân sống gần hiện trường và từ những chứng cứ trích xuất camera người dân, đến ngày 3/4/2016, Phòng cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội xác định được hình ảnh của 3 nghi phạm. Tuy nhiên, theo báo Lao Động, chiều ngày 5/4/2016, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tích cực điều tra, khi có kết quả sẽ thông tin chính thức cho báo chí và đăng trên cổng thông tin Bộ Công an.
2. Phóng bị hành hung khi đang tác nghiệp ở Phú Thọ. Khoảng 10h ngày 22/7/2016, anh Nguyễn Anh Tuấn (Phóng viên Đài truyền hình VTC) cùng đồng nghiệp và phóng viên Khánh Hòa (báo Lao Động) đang tác nghiệp ngoài khu vực nhà máy xử lý chất thải Phú Hà (xã Trạm Thản, Phù Ninh, Phú Thọ) - đơn vị đã xử lý 142 tấn rác thải của nhà máy Formosa - bất ngờ bị nhóm 5 người xưng là bảo vệ công ty Phú Hà ra cản trở, hành hung, thậm chí cướp cả máy điện thoại, chân máy quay phim của phóng viên.
Trước sự hung hãn của nhóm người hành hung, các phóng viên đã ra UBND xã Trạm Thản để cầu cứu nhưng vẫn bị các đối tượng đuổi theo. Khi thấy các phóng viên ngồi cố thủ trong xe cầu cứu sự giúp đỡ của cơ quan chức năng thì nhóm đối tượng vẫn đứng bên ngoài chửi bới tục tĩu, lăng mạ và đe dọa. Chỉ đến khi Công an tỉnh Phú Thọ cùng các đơn vị nghiệp vụ công an có mặt và gọi nhóm bảo vệ lên làm việc thì họ mới chịu buông tha, đồng thời trả lại điện thoại, chân máy quay phim cho phóng viên.
Trước đó, ngày 15/7/2016, ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh - xác nhận với báo chí rằng, Công ty Phú Hà là đơn vị được Bộ TN-MT cấp phép xử lý rác thải công nghiệp. Công ty Phú Hà được cho là đơn vị nhận xử lý hơn 145 tấn chất thải nguy hại của Formosa Hà Tĩnh nên báo chí muốn tìm hiểu để thông tin đến dư luận.
3. Phóng viên bị đánh bầm dập trong lúc đưa tin cưỡng chế đất ở Đắk Lắk. Sáng 21/9/2016, nhận được tin báo của người dân xã Cư Kpô (huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) về việc bị chính quyền xã cưỡng chế đất đai để làm nhà văn hóa nhưng không đúng quy trình, anh Đỗ Thanh Hải (Phóng viên VTC News) cùng một số đồng nghiệp đã đến hiện trường.
Tại hiện trường, các phóng viên đã gặp ông Nguyễn Văn Mùi - Phó Chủ tịch xã Cư Kpô - đang trực tiếp chỉ đạo việc cưỡng chế. Ông Mùi đã dùng loa ra lệnh cho trưởng công an xã và các công an xã khác, dân phòng khống chế, đánh đập và giật một số thiết bị tác nghiệp của phóng viên Thanh Hải. Tất cả những hành vi hành hung phóng viên Hải đã được đồng nghiệp kịp thời ghi lại khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Huệ - Chủ tịch UBND xã Cư Pô - đã mời anh Hải đến UBND xã để xin lỗi và hứa sẽ xử lý vụ việc, còn các thiết bị tác nghiệp của anh Hải bị hư hỏng ông Huệ từ chối xử lý, với lý do phóng viên tác nghiệp không xin phép UBND xã.
4. Phóng viên bị CA Hà Nội "gạt tay vào má" khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân. Khoảng 10h ngày 23/9/2016, phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ thuộc văn phòng đại diện báo tại Hà Nội) đã đến hiện trường tác nghiệp tìm hiểu vụ việc tài xế taxi tử vong phía dưới chân cầu Nhật Tân (huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Tuy nhiên, trong lúc tác nghiệp, anh Thế đã bị hai cảnh sát hình sự, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) là Ngô Quang Hưng và Nguyễn Văn Thuyên xô xát. Vụ việc xảy ra trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên, nhà báo đang tác nghiệp tại hiện trường. Hầu hết ai nấy cũng tỏ ra phẫn nộ trước hành vi ứng xử thô bạo của hai cảnh sát hình sự Đông Anh.
Chiều 23/9, Thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh (TP Hà Nội) đến Văn phòng đại diện của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội xin lỗi phóng viên Quang Thế, thừa nhận "thái độ không đúng" của cấp dưới. Ngày 29/9, trả lời báo giới, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, cho rằng, cảnh sát Hưng có hành vi dùng chân đá (không trúng) và gạt tay trúng má phóng viên Quang Thế, cảnh sát Thuyên gạt tay vào máy quay một phóng viên khác.
Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác của phóng viên Quang Thế vì hành vi Xâm hại đến sức khỏe của của người khác, đồng thời thông báo việc không khởi tố vụ án hình sự cho VKSND cùng cấp và người liên quan. Phóng viên Quang Thế bị phạt 14,4 triệu đồng.
Mặc dù đang tác nghiệp theo sự phân công chỉ đạo của tòa soạn, hoạt động theo đúng quy định của luật báo chí, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhưng rất nhiều phóng viên, nhà báo đã bị hành hung trong năm 2016. Điều đáng nói, chỉ sau một thời gian ngắn, những vụ việc phóng viên bị hành hung lại chìm xuống. Nhiều phóng viên, nhà báo trẻ đang cảm thấy hoang mang khi chứng kiến những đồng nghiệp của mình bị hành hung, một số cho rằng, các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt vào cuộc để xử lý mạnh các đối tượng côn đồ.