Để mũ, quần áo của công an trên xe: Việc một người làm trong ngành công an đi ô tô cá nhân để trang phục như mũ, áo quần... trên xe của mình là điều hết sức bình thường. Tuy vậy, có những người không phải là công an, thậm chí chẳng có quan hệ gần gũi gì với người trong ngành, nhưng lại trang bị cho mình một chiếc mũ kê-pi, trưng ở một nơi rất dễ thấy như kính trước, kính sau của xe. Đây là chiêu ngụy trang với mục đích biến mình như một người trong ngành đang "đi làm nhiệm vụ", hòng qua mặt các chốt CSGT trên đường. Tất nhiên, CSGT chẳng lạ gì chiêu trò "làm màu" này, và nhiều xe có mũ áo của ngành, nhưng vẫn bị xử phạt như các trường hợp khác. Thậm chí, nếu những người trên xe không phải là công an thì CSGT sẽ phối hợp với lực lượng Điều lệnh của Bộ Công an để lập biên bản tịch thu mũ áo và xử lý sai phạm. Giấy ra vào cơ quan: Một vật khá phổ biến khác hay được các chủ xe cố tình cài lên kính lái là các loại giấy ra vào các cơ quan nhà nước, phù hiệu của xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ... Dù chưa biết những loại giấy tờ trên có của chính chủ hay không, nhưng vô hình trung tạo nên một tấm "bùa hộ mệnh" khi đi đường với tâm lý nghĩ rằng CSGT sẽ không dám làm khó "cán bộ". Phía công an khẳng định, những loại giấy tờ ra vào cơ quan không hề có giá trị ưu tiên khi tham gia giao thông, lại càng không được ưu ái khi vi phạm giao thông. Trên thực tế, rất nhiều xe sử dụng "bùa hộ mệnh" vi phạm giao thông vẫn bị lực lượng chức năng thẳng tay xử lý. Thẻ hội viên Hội Nhà báo: Tương tự như các loại giấy đi đường nói trên, một số loại giấy phù hiệu như "Thẻ hội viên Hội Nhà báo", "Báo chí/Press" hay "Xe hoạt động báo chí"... cũng được một số người in khổ to, ép plastic cẩn thận và để trên kính lái với mong muốn được "nể mặt" khi trót vi phạm. Về những tấm phù hiệu này, Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, đơn vị không cấp phù hiệu để trên xe ô tô, kể cả xe công vụ. Theo Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động cơ quan báo chí cũng bình đẳng như những cơ quan nhà nước khác nên không có chuyện cấp phù hiệu để ưu tiên khi lưu thông trên đường. Đồng thời đề nghị lực lượng chức năng lý nghiêm các trường hợp gắn phù hiệu vi phạm giao thông. Dán decal "na ná" xe tuần tra của CSGT: Gần đây, một số xe ô tô màu trắng được chủ nhân dán loại decal xanh chạy ngang thân xe giống như của xe tuần tra của CSGT, khiến nhiều người đi đường nhầm lẫn. Việc làm này ngoài mục đích thích thể hiện và "dọa" với những người tham gia giao thông yếu bóng vía thì không có tác dụng nào khác. Lắp đèn nháy, còi hụ: Không ít ô tô, nhất là các xe gầm cao được chủ nhân của mình lắp thêm đèn nháy ở kính lái giống như xe của công an đi làm nhiệm vụ với mục đích khi đi đường sẽ "oách" hơn và được các xe khác nhường đường. Tuy vậy, hành vi lắp thêm đèn nháy, còi hụ là không được phép và có thể phản tác dụng khi gặp CSGT. (Ảnh minh hoạ) Ngoài ra còn một số hành vi khác tự xưng có là cán bộ ngành, người thân của lãnh đạo để bỏ qua lỗi vi phạm: Đêm 19/12/2022, tổ công tác trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) dừng kiểm tra nồng độ cồn nam tài xế xe máy BKS 29X5-011.XX. Người này có biểu hiện say rượu bia và không chấp hành theo yêu cầu của công an. Sau một thời gian giải thích, tài xế mới chịu thổi vào máy đo nồng độ cồn và cho kết quả 1,235 mg/l khí thở, đây là mức vi phạm cao gấp 3 lần mức kịch khung. Đáng chú ý, tài xế không ký vào biên bản và còn đe dọa, đồng thời tự xưng tên là “Hùng đội phó cơ động”. Tài xế ô tô không chịu đo nồng độ cồn, nói người thân là Phó Chủ tịch: Tối 18/2, tổ công tác thuộc Đội CSGT - Trật tự, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn tại tỉnh lộ 427, dừng ô tô BKS 30Y-26XX. Sau khi thông báo cho tài xế tên G. về việc kiểm tra nồng độ cồn. Người này lẩn tránh, nhất quyết không hợp tác thổi vào máy đo nồng độ cồn; liên tục cầm điện thoại để gọi cho người khác và giới thiệu có người thân là Phó Chủ tịch để được tổ công tác bỏ qua... (Ảnh minh hoạ)>>> Xem thêm video: Chồng bị bắt thổi nồng độ cồn, vợ lớn tiếng quát CSGT. Nguồn: Kienthuc.net.
Để mũ, quần áo của công an trên xe: Việc một người làm trong ngành công an đi ô tô cá nhân để trang phục như mũ, áo quần... trên xe của mình là điều hết sức bình thường. Tuy vậy, có những người không phải là công an, thậm chí chẳng có quan hệ gần gũi gì với người trong ngành, nhưng lại trang bị cho mình một chiếc mũ kê-pi, trưng ở một nơi rất dễ thấy như kính trước, kính sau của xe.
Đây là chiêu ngụy trang với mục đích biến mình như một người trong ngành đang "đi làm nhiệm vụ", hòng qua mặt các chốt CSGT trên đường. Tất nhiên, CSGT chẳng lạ gì chiêu trò "làm màu" này, và nhiều xe có mũ áo của ngành, nhưng vẫn bị xử phạt như các trường hợp khác. Thậm chí, nếu những người trên xe không phải là công an thì CSGT sẽ phối hợp với lực lượng Điều lệnh của Bộ Công an để lập biên bản tịch thu mũ áo và xử lý sai phạm.
Giấy ra vào cơ quan: Một vật khá phổ biến khác hay được các chủ xe cố tình cài lên kính lái là các loại giấy ra vào các cơ quan nhà nước, phù hiệu của xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ... Dù chưa biết những loại giấy tờ trên có của chính chủ hay không, nhưng vô hình trung tạo nên một tấm "bùa hộ mệnh" khi đi đường với tâm lý nghĩ rằng CSGT sẽ không dám làm khó "cán bộ".
Phía công an khẳng định, những loại giấy tờ ra vào cơ quan không hề có giá trị ưu tiên khi tham gia giao thông, lại càng không được ưu ái khi vi phạm giao thông. Trên thực tế, rất nhiều xe sử dụng "bùa hộ mệnh" vi phạm giao thông vẫn bị lực lượng chức năng thẳng tay xử lý.
Thẻ hội viên Hội Nhà báo: Tương tự như các loại giấy đi đường nói trên, một số loại giấy phù hiệu như "Thẻ hội viên Hội Nhà báo", "Báo chí/Press" hay "Xe hoạt động báo chí"... cũng được một số người in khổ to, ép plastic cẩn thận và để trên kính lái với mong muốn được "nể mặt" khi trót vi phạm.
Về những tấm phù hiệu này, Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, đơn vị không cấp phù hiệu để trên xe ô tô, kể cả xe công vụ. Theo Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động cơ quan báo chí cũng bình đẳng như những cơ quan nhà nước khác nên không có chuyện cấp phù hiệu để ưu tiên khi lưu thông trên đường. Đồng thời đề nghị lực lượng chức năng lý nghiêm các trường hợp gắn phù hiệu vi phạm giao thông.
Dán decal "na ná" xe tuần tra của CSGT: Gần đây, một số xe ô tô màu trắng được chủ nhân dán loại decal xanh chạy ngang thân xe giống như của xe tuần tra của CSGT, khiến nhiều người đi đường nhầm lẫn. Việc làm này ngoài mục đích thích thể hiện và "dọa" với những người tham gia giao thông yếu bóng vía thì không có tác dụng nào khác.
Lắp đèn nháy, còi hụ: Không ít ô tô, nhất là các xe gầm cao được chủ nhân của mình lắp thêm đèn nháy ở kính lái giống như xe của công an đi làm nhiệm vụ với mục đích khi đi đường sẽ "oách" hơn và được các xe khác nhường đường. Tuy vậy, hành vi lắp thêm đèn nháy, còi hụ là không được phép và có thể phản tác dụng khi gặp CSGT. (Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra còn một số hành vi khác tự xưng có là cán bộ ngành, người thân của lãnh đạo để bỏ qua lỗi vi phạm: Đêm 19/12/2022, tổ công tác trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) dừng kiểm tra nồng độ cồn nam tài xế xe máy BKS 29X5-011.XX. Người này có biểu hiện say rượu bia và không chấp hành theo yêu cầu của công an. Sau một thời gian giải thích, tài xế mới chịu thổi vào máy đo nồng độ cồn và cho kết quả 1,235 mg/l khí thở, đây là mức vi phạm cao gấp 3 lần mức kịch khung. Đáng chú ý, tài xế không ký vào biên bản và còn đe dọa, đồng thời tự xưng tên là “Hùng đội phó cơ động”.
Tài xế ô tô không chịu đo nồng độ cồn, nói người thân là Phó Chủ tịch: Tối 18/2, tổ công tác thuộc Đội CSGT - Trật tự, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn tại tỉnh lộ 427, dừng ô tô BKS 30Y-26XX. Sau khi thông báo cho tài xế tên G. về việc kiểm tra nồng độ cồn. Người này lẩn tránh, nhất quyết không hợp tác thổi vào máy đo nồng độ cồn; liên tục cầm điện thoại để gọi cho người khác và giới thiệu có người thân là Phó Chủ tịch để được tổ công tác bỏ qua... (Ảnh minh hoạ)