Trước ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2016, nhóm bạn trẻ tình nguyện viên và các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tập trung tại chùa Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nơi mở cửa tiếp đón miễn phí cho các sĩ tử ăn, ngủ, nghỉ trong những ngày vượt vũ môn.Năm nay, nhà chùa đón chủ yếu các sĩ tử từ ngoại thành Hà Nội do kỳ thi được tổ chức tại các địa phương. Nhiều em không phải lỉnh kỉnh hành lý từ các tỉnh xa về thành phố dự thi như mọi năm.Những người không quen biết nhau được gặp gỡ và sinh hoạt cùng tạo nên không khí vui vẻ, đặc biệt các sĩ tử có tinh thần thoải mái, yên tâm đi thi.Em Nguyễn Thị Hồng (đến từ Cầu Đô, Ba Vì, Hà Nội) có hoàn cảnh rất khó khăn. Hiện tại, thí sinh này chỉ còn mẹ, sức khỏe yếu không còn sức lao động. Bản thân em phải ở nhà làm nông hỗ trợ cho gia đình. Hồng lo lắng nếu đỗ đại học cũng không đủ tiền để trang trải.Cũng đến từ huyện Ba Vì, Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, do mẹ bị bệnh lâu năm nên không thể đưa đi thi. Thí sinh này đã rất vui khi được các anh chị cùng nhà chùa hỗ trợ. "Thi xong em phải về nhà luôn để chăm lo cho mẹ vì em là con gái duy nhất. Mẹ ốm đau không làm được gì. Nếu đỗ, em sẽ tìm cách đi làm để tự đóng tiền học", Thủy tâm sự.Thí sinh Phùng Văn Mạnh (Ba Vì) kể, gia đình có ba anh em. Bố bị khuyết tật không thể lao động, còn mẹ bị bệnh khớp lâu năm nên giờ cũng không còn làm được ruộng. Mạnh rất lo lắng về tương lai của mình.Thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến kể, nhà còn ba em nhỏ, bố mất sớm, mẹ làm ruộng thu nhập rất thấp. Kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Đỗ đại học thì thích nhưng nghĩ đến việc theo học ở Hà Nội làm em rất lo lắng.Tình nguyện viên Nguyễn Quốc An (sinh năm 1996, Đại học Thủ đô) chia sẻ, rất vui khi làm chương trình và giúp được các sĩ tử. Gần kỳ thi, nhóm tình nguyện của An đã liên lạc với từng hộ gia đình để tìm nhà trọ cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.Bữa cơm đạm bạc nhưng rất ngon miệng và tràn ngập tiếng cười.Tại ký túc xá Mỹ Đình 1 trên đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), 40 suất ăn ở miễn phí cho các thí sinh từ xa về.Các suất ăn miễn phí này tương đương suất giá 25.000 đồng thông thường. Các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tìm đến đây ở trọ trong những ngày thi cử.Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung (phải) đến từ huyện Sóc Sơn (cách trung tâm thủ đô hơn 40 km). Từ nhỏ, hai chân em bị khoèo, đi lại khó khăn. Hàng ngày đi học, em cần phải có người thân đưa đón tại cửa lớp. Thí sinh Nguyễn Thị Kiều Oanh (bên trái), gãy chân một tháng trước nên việc đi lại rất khó khăn. Được sự trợ giúp của các tình nguyện viên, hai em yên tâm để tập trung thi cử.Còn bạn trẻ tên Hưởng (sinh năm 1992, ở đường Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) tìm thợ sửa lại đường ống nước để đón các bạn thí sinh đến ăn ở miễn phí. Anh chia sẻ, do cũng từng là sinh viên nên hiểu cảm giác khó khăn của các bạn từ xa về dự thi. Hưởng muốn hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn khi nhà mình còn thừa nhiều phòng.Căn phòng dành cho sĩ tử tại nhà Hưởng có hướng thoáng đãng và đầy đủ chăn gối.
Trước ngày diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2016, nhóm bạn trẻ tình nguyện viên và các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tập trung tại chùa Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nơi mở cửa tiếp đón miễn phí cho các sĩ tử ăn, ngủ, nghỉ trong những ngày vượt vũ môn.
Năm nay, nhà chùa đón chủ yếu các sĩ tử từ ngoại thành Hà Nội do kỳ thi được tổ chức tại các địa phương. Nhiều em không phải lỉnh kỉnh hành lý từ các tỉnh xa về thành phố dự thi như mọi năm.
Những người không quen biết nhau được gặp gỡ và sinh hoạt cùng tạo nên không khí vui vẻ, đặc biệt các sĩ tử có tinh thần thoải mái, yên tâm đi thi.
Em Nguyễn Thị Hồng (đến từ Cầu Đô, Ba Vì, Hà Nội) có hoàn cảnh rất khó khăn. Hiện tại, thí sinh này chỉ còn mẹ, sức khỏe yếu không còn sức lao động. Bản thân em phải ở nhà làm nông hỗ trợ cho gia đình. Hồng lo lắng nếu đỗ đại học cũng không đủ tiền để trang trải.
Cũng đến từ huyện Ba Vì, Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, do mẹ bị bệnh lâu năm nên không thể đưa đi thi. Thí sinh này đã rất vui khi được các anh chị cùng nhà chùa hỗ trợ. "Thi xong em phải về nhà luôn để chăm lo cho mẹ vì em là con gái duy nhất. Mẹ ốm đau không làm được gì. Nếu đỗ, em sẽ tìm cách đi làm để tự đóng tiền học", Thủy tâm sự.
Thí sinh Phùng Văn Mạnh (Ba Vì) kể, gia đình có ba anh em. Bố bị khuyết tật không thể lao động, còn mẹ bị bệnh khớp lâu năm nên giờ cũng không còn làm được ruộng. Mạnh rất lo lắng về tương lai của mình.
Thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến kể, nhà còn ba em nhỏ, bố mất sớm, mẹ làm ruộng thu nhập rất thấp. Kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Đỗ đại học thì thích nhưng nghĩ đến việc theo học ở Hà Nội làm em rất lo lắng.
Tình nguyện viên Nguyễn Quốc An (sinh năm 1996, Đại học Thủ đô) chia sẻ, rất vui khi làm chương trình và giúp được các sĩ tử. Gần kỳ thi, nhóm tình nguyện của An đã liên lạc với từng hộ gia đình để tìm nhà trọ cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Bữa cơm đạm bạc nhưng rất ngon miệng và tràn ngập tiếng cười.
Tại ký túc xá Mỹ Đình 1 trên đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), 40 suất ăn ở miễn phí cho các thí sinh từ xa về.
Các suất ăn miễn phí này tương đương suất giá 25.000 đồng thông thường. Các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tìm đến đây ở trọ trong những ngày thi cử.
Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung (phải) đến từ huyện Sóc Sơn (cách trung tâm thủ đô hơn 40 km). Từ nhỏ, hai chân em bị khoèo, đi lại khó khăn. Hàng ngày đi học, em cần phải có người thân đưa đón tại cửa lớp. Thí sinh Nguyễn Thị Kiều Oanh (bên trái), gãy chân một tháng trước nên việc đi lại rất khó khăn. Được sự trợ giúp của các tình nguyện viên, hai em yên tâm để tập trung thi cử.
Còn bạn trẻ tên Hưởng (sinh năm 1992, ở đường Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) tìm thợ sửa lại đường ống nước để đón các bạn thí sinh đến ăn ở miễn phí. Anh chia sẻ, do cũng từng là sinh viên nên hiểu cảm giác khó khăn của các bạn từ xa về dự thi. Hưởng muốn hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn khi nhà mình còn thừa nhiều phòng.
Căn phòng dành cho sĩ tử tại nhà Hưởng có hướng thoáng đãng và đầy đủ chăn gối.