Nguyễn Lân Thắng (SN 1975, trú tại 32/221 ngõ Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội), tài khoản Facebook có hơn 150.000 người theo dõi. Thắng nổi tiếng trong giới phản động vì có những phát ngôn, quan điểm chống phá chủ trương của Nhà nước. Nhiều lần Thắng đăng tải những nội dung xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo ở Việt Nam dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "ngôn luận".Các hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Lân Thắng được thực hiện rất tinh vi, luôn dùng cái danh "phóng viên quốc tế" để hoạt động nhằm gây khó dễ cho cơ quan chức năng. Ngày 5/7/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Lân Thắng để điều tra về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 117, Bộ luật Hình sự.Facebooker Đặng Như Quỳnh (42 tuổi, ngụ khu đô thị Greenbay, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được biết là nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook với hàng trăm ngàn lượt người theo dõi. Quỳnh thường xuyên đưa các thông tin về nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, thời sự... và nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ.Qua điều tra, xác minh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện Đặng Như Quỳnh có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng về một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, trực tiếp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, có dấu hiệu tác động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Nhà nước.Ngày 15/4/2022, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can lệnh bắt tạm giam bị can Đặng Như Quỳnh để điều tra dấu hiệu tội phạm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”, theo quy định tại điều 331 bộ luật Hình sự.Nguyễn Phương Hằng là một trường hợp đáng tiếc khi cũng là nạn nhân của bệnh "ảo tưởng sức mạnh trên mạng xã hội". Ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.Theo Công an TP HCM, Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.Bên cạnh những livestream trên mạng xã hội rầm rộ có tính moi móc, trong những buổi Công ty Đại Nam tổ chức đua cả ngựa lẫn chó, những người tổ chức đã để mặc cho MC lấy tên những “đối thủ” của bà Nguyễn Phương Hằng đặt cho những con vật với lời lẽ khiếm nhã khó chấp nhận. Đỉnh điểm, Nguyễn Phương Hằng còn bất chấp kêu réo tên một lãnh đạo của TP HCM với những lời lẽ quy kết vô cớ, khó nghe… Trước khi bị bắt, bà Phương Hằng là người khá nổi tiếng với những hoạt động thiện nguyện.Trương Châu Hữu Danh (SN 1982, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh Long An) “nổi” trên mạng xã hội khi phản đối các trạm BOT như: BOT Cai Lậy, BOT T2… Hình ảnh, clip của Danh xuất hiện tại các BOT được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trang facebook và fanpage cùng tên “Trương Châu Hữu Danh” thu hút hàng nghìn theo dõi và bình luận. Ngoài ra, Hữu Danh và đồng bọn còn có những bài viết có nội dung chống phá Nhà nước nên đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và đưa ra xét xử.Ngày 28/10/2021, TAND huyện Thới Lai, TP Cần Thơ đã tuyên mức án 4 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân đối với bị cáo. Theo HĐXX, các bài viết của Danh và đồng phạm không sử dụng hình ảnh, câu chữ rõ ràng mang tính chống phá, nhưng qua cách thức, nội dung trình bày đã khiến dư luận tin vào bài viết là đúng. Nhiều người vào bình luận, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ, công kích, sử dụng ngôn từ khó nghe đối với các tổ chức, cá nhân.HĐXX cho rằng, các thông tin bài viết của bị cáo Danh và đồng phạm đăng trên Facebook, các kênh thông tin khác đã lập ra, đều vi phạm phạm quy định của Luật viễn thông, Luật An ninh mạng, vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng... Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương; gây hoang mang nghi ngờ, mất niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn xã hội.Võ Hoàng Thơ là người có trình độ, từng có thời gian làm việc trong lĩnh vực báo chí nhưng có nhận thức sai lệch về tình hình xã hội, nhất là các chính sách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thơ dùng tài khoản facebook “Minh Long” đăng tải nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước, đi ngược chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Kết quả giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ cho thấy, 47 bài viết được trích xuất ra 172 trang tài liệu do tài khoản facebook “Minh Long” đăng tải, chia sẻ đều thể hiện tính tiêu cực, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước; xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo Đảng, nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn các mặt trong đời sống xã hội. Ngày 6/10/2021, Thơ bị bắt để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 1, Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
>>> Xem thêm video: Bắt giam Nguyễn Lân Thắng để điều tra tội tuyên truyền chống Nhà nước. Nguồn: VTV 24.
Nguyễn Lân Thắng (SN 1975, trú tại 32/221 ngõ Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội), tài khoản Facebook có hơn 150.000 người theo dõi. Thắng nổi tiếng trong giới phản động vì có những phát ngôn, quan điểm chống phá chủ trương của Nhà nước. Nhiều lần Thắng đăng tải những nội dung xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo ở Việt Nam dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "ngôn luận".
Các hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Lân Thắng được thực hiện rất tinh vi, luôn dùng cái danh "phóng viên quốc tế" để hoạt động nhằm gây khó dễ cho cơ quan chức năng.
Ngày 5/7/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Lân Thắng để điều tra về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 117, Bộ luật Hình sự.
Facebooker Đặng Như Quỳnh (42 tuổi, ngụ khu đô thị Greenbay, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được biết là nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook với hàng trăm ngàn lượt người theo dõi. Quỳnh thường xuyên đưa các thông tin về nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, thời sự... và nhận được hàng ngàn lượt like, chia sẻ.
Qua điều tra, xác minh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện Đặng Như Quỳnh có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng về một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, trực tiếp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, có dấu hiệu tác động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Nhà nước.
Ngày 15/4/2022, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can lệnh bắt tạm giam bị can Đặng Như Quỳnh để điều tra dấu hiệu tội phạm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”, theo quy định tại điều 331 bộ luật Hình sự.
Nguyễn Phương Hằng là một trường hợp đáng tiếc khi cũng là nạn nhân của bệnh "ảo tưởng sức mạnh trên mạng xã hội". Ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo Công an TP HCM, Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Bên cạnh những livestream trên mạng xã hội rầm rộ có tính moi móc, trong những buổi Công ty Đại Nam tổ chức đua cả ngựa lẫn chó, những người tổ chức đã để mặc cho MC lấy tên những “đối thủ” của bà Nguyễn Phương Hằng đặt cho những con vật với lời lẽ khiếm nhã khó chấp nhận. Đỉnh điểm, Nguyễn Phương Hằng còn bất chấp kêu réo tên một lãnh đạo của TP HCM với những lời lẽ quy kết vô cớ, khó nghe… Trước khi bị bắt, bà Phương Hằng là người khá nổi tiếng với những hoạt động thiện nguyện.
Trương Châu Hữu Danh (SN 1982, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh Long An) “nổi” trên mạng xã hội khi phản đối các trạm BOT như: BOT Cai Lậy, BOT T2… Hình ảnh, clip của Danh xuất hiện tại các BOT được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trang facebook và fanpage cùng tên “Trương Châu Hữu Danh” thu hút hàng nghìn theo dõi và bình luận. Ngoài ra, Hữu Danh và đồng bọn còn có những bài viết có nội dung chống phá Nhà nước nên đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và đưa ra xét xử.
Ngày 28/10/2021, TAND huyện Thới Lai, TP Cần Thơ đã tuyên mức án 4 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân đối với bị cáo. Theo HĐXX, các bài viết của Danh và đồng phạm không sử dụng hình ảnh, câu chữ rõ ràng mang tính chống phá, nhưng qua cách thức, nội dung trình bày đã khiến dư luận tin vào bài viết là đúng. Nhiều người vào bình luận, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ, công kích, sử dụng ngôn từ khó nghe đối với các tổ chức, cá nhân.
HĐXX cho rằng, các thông tin bài viết của bị cáo Danh và đồng phạm đăng trên Facebook, các kênh thông tin khác đã lập ra, đều vi phạm phạm quy định của Luật viễn thông, Luật An ninh mạng, vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng... Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương; gây hoang mang nghi ngờ, mất niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn xã hội.
Võ Hoàng Thơ là người có trình độ, từng có thời gian làm việc trong lĩnh vực báo chí nhưng có nhận thức sai lệch về tình hình xã hội, nhất là các chính sách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thơ dùng tài khoản facebook “Minh Long” đăng tải nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước, đi ngược chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Kết quả giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ cho thấy, 47 bài viết được trích xuất ra 172 trang tài liệu do tài khoản facebook “Minh Long” đăng tải, chia sẻ đều thể hiện tính tiêu cực, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước; xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo Đảng, nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mâu thuẫn các mặt trong đời sống xã hội. Ngày 6/10/2021, Thơ bị bắt để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 1, Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
>>> Xem thêm video: Bắt giam Nguyễn Lân Thắng để điều tra tội tuyên truyền chống Nhà nước. Nguồn: VTV 24.