Năm 1995, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi, thầy giáo trẻ Nguyễn Tấn Phát được ngành giáo dục phân công về giảng dạy tại Trường tiểu học Bình Hiệp (huyện Bình Sơn). Trải qua hơn 20 năm, hiện anh giữ chức vụ hiệu trưởng ngôi trường này.Thầy giáo Phát bộc bạch, từ nhỏ đã ước mơ trở thành thầy giáo trở về dạy học cho trẻ nghèo quê mình. Vợ anh hiện là giáo viên bậc học mầm non ở địa phương này. Ngoài giờ dạy học trên lớp, anh thường dùng máy ảnh ghi lại vẻ đẹp hồn nhiên tuổi học trò, trò chơi dân gian diễn ra trong sân trường.Những năm 1997 –1998, tình cờ xem một số ảnh đẹp của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh, Bùi Thái Dũng..., thầy giáo trẻ này cảm thấy lòng mình trỗi dậy niềm đam mê nhiếp ảnh. Sau đó, anh bắt đầu mày mò học chụp ảnh bằng máy cơ, rồi cắt phim ra rửa rồi gửi cộng tác với một số tờ báo.Tác phẩm "Ánh mắt tuổi thơ". Thầy giáo Phát quan niệm, nghệ thuật nhiếp ảnh là đi sâu vào lòng mình. Đôi khi vẻ đẹp cuộc sống sát ở bên mình nếu không có lòng đam mê, thiếu sự tinh tế, sáng tạo thì khó có tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật. Anh quan niệm, ánh mắt học trò trong sáng, thơ ngây lấp lánh "vẻ đẹp thần tiên" luôn là đề tài mới mẻ trong những tác phẩm nhiếp ảnh.Tác phẩm “Trong nắng mai” của thầy giáo Phát đạt giải đặc biệt với chủ đề về con người và thiên nhiên (tại Pháp) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016. Đây là cuộc thi ảnh kỹ thuật số quốc tế trực tuyến do ISF (Image Sans Frontière – Hình ảnh không biên giới) tổ chức. Việc chấm ảnh được thẩm định cùng một thời điểm tại năm quốc gia (Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Macedonia, Việt Nam) với năm ban giám khảo độc lập.Tác phẩm “Bà cháu” của thầy giáo Phát đạt huy chương bạc chủ đề nhân văn (tại Tây Ban Nha) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016.Tác phẩm "Bếp quê" được trao bằng danh dự IUP RIBBON (tại Việt Nam) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016.Ngoài giờ lên lớp, những ngày nghỉ cuối tuần, thầy giáo này thường thức dậy từ 3h sáng chạy xe máy xuống tận vùng biển để ghi lại ánh bình minh ló dạng hay cảnh bà con ngư dân lao động. Trong ảnh là tác phẩm "Mùa biển động".Có những hôm, anh chạy xe máy vượt đường xa hơn 100 km từ TP Quảng Ngãi về các huyện miền núi Tây Trà, Sơn Tây ăn, ở với đồng bào dân tộc thiểu số để ghi lại hình ảnh ruộng bậc thang lãng đãng trong sương mờ hay các bản làng ẩn mình bên dưới núi đồi huyễn hoặc trong mây. Trong ảnh là tác phẩm "Nét đẹp vườn ươm".Tác phẩm "Niềm vui trong công việc" của thầy giáo Phát.Tác phẩm "Bếp năng lượng sạch ở nông thôn".Tác phẩm "Dáng xưa". "Với tôi, hành trình nhiếp ảnh là tìm về vẻ đẹp cuộc sống. Niềm đam mê nhiếp ảnh đã mang đến cho tôi nhiều bạn bè, cơ hội gặp gỡ những con người chân chất, mộc mạc ở nhiều miền quê. Gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi ảnh quốc tế, tôi hy vọng góp phần đưa hình ảnh học trò thân thương, vẻ đẹp quê hương bình dị giới thiệu với bạn bè quốc tế", thầy giáo Phát tâm sự.
Năm 1995, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi, thầy giáo trẻ Nguyễn Tấn Phát được ngành giáo dục phân công về giảng dạy tại Trường tiểu học Bình Hiệp (huyện Bình Sơn). Trải qua hơn 20 năm, hiện anh giữ chức vụ hiệu trưởng ngôi trường này.
Thầy giáo Phát bộc bạch, từ nhỏ đã ước mơ trở thành thầy giáo trở về dạy học cho trẻ nghèo quê mình. Vợ anh hiện là giáo viên bậc học mầm non ở địa phương này. Ngoài giờ dạy học trên lớp, anh thường dùng máy ảnh ghi lại vẻ đẹp hồn nhiên tuổi học trò, trò chơi dân gian diễn ra trong sân trường.
Những năm 1997 –1998, tình cờ xem một số ảnh đẹp của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh, Bùi Thái Dũng..., thầy giáo trẻ này cảm thấy lòng mình trỗi dậy niềm đam mê nhiếp ảnh. Sau đó, anh bắt đầu mày mò học chụp ảnh bằng máy cơ, rồi cắt phim ra rửa rồi gửi cộng tác với một số tờ báo.
Tác phẩm "Ánh mắt tuổi thơ". Thầy giáo Phát quan niệm, nghệ thuật nhiếp ảnh là đi sâu vào lòng mình. Đôi khi vẻ đẹp cuộc sống sát ở bên mình nếu không có lòng đam mê, thiếu sự tinh tế, sáng tạo thì khó có tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật. Anh quan niệm, ánh mắt học trò trong sáng, thơ ngây lấp lánh "vẻ đẹp thần tiên" luôn là đề tài mới mẻ trong những tác phẩm nhiếp ảnh.
Tác phẩm “Trong nắng mai” của thầy giáo Phát đạt giải đặc biệt với chủ đề về con người và thiên nhiên (tại Pháp) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016. Đây là cuộc thi ảnh kỹ thuật số quốc tế trực tuyến do ISF (Image Sans Frontière – Hình ảnh không biên giới) tổ chức. Việc chấm ảnh được thẩm định cùng một thời điểm tại năm quốc gia (Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Macedonia, Việt Nam) với năm ban giám khảo độc lập.
Tác phẩm “Bà cháu” của thầy giáo Phát đạt huy chương bạc chủ đề nhân văn (tại Tây Ban Nha) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016.
Tác phẩm "Bếp quê" được trao bằng danh dự IUP RIBBON (tại Việt Nam) trong cuộc thi ảnh quốc tế ISF World Cup 2016.
Ngoài giờ lên lớp, những ngày nghỉ cuối tuần, thầy giáo này thường thức dậy từ 3h sáng chạy xe máy xuống tận vùng biển để ghi lại ánh bình minh ló dạng hay cảnh bà con ngư dân lao động. Trong ảnh là tác phẩm "Mùa biển động".
Có những hôm, anh chạy xe máy vượt đường xa hơn 100 km từ TP Quảng Ngãi về các huyện miền núi Tây Trà, Sơn Tây ăn, ở với đồng bào dân tộc thiểu số để ghi lại hình ảnh ruộng bậc thang lãng đãng trong sương mờ hay các bản làng ẩn mình bên dưới núi đồi huyễn hoặc trong mây. Trong ảnh là tác phẩm "Nét đẹp vườn ươm".
Tác phẩm "Niềm vui trong công việc" của thầy giáo Phát.
Tác phẩm "Bếp năng lượng sạch ở nông thôn".
Tác phẩm "Dáng xưa". "Với tôi, hành trình nhiếp ảnh là tìm về vẻ đẹp cuộc sống. Niềm đam mê nhiếp ảnh đã mang đến cho tôi nhiều bạn bè, cơ hội gặp gỡ những con người chân chất, mộc mạc ở nhiều miền quê. Gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi ảnh quốc tế, tôi hy vọng góp phần đưa hình ảnh học trò thân thương, vẻ đẹp quê hương bình dị giới thiệu với bạn bè quốc tế", thầy giáo Phát tâm sự.