Khi bầu trời đang chìm trong màu đen đặc, khoảng 15 phụ nữ đã xuất hiện ở góc cảng Cửa Sót ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Họ mang trên mình bộ quần áo mưa bạc màu, đầu đội nón lá, chân mang ủng, bên tay là đôi khay nhựa đựng cá. Đó là những nữ phu làm nghề bốc vác, đội cá thuê. Họ đều ở độ tuổi 50-70, đã gắn bó hàng chục năm với cái nghề đội cả tấn cá trên đầu.Cứ 4h hàng ngày, khi những chiếc thuyền vừa cập bến, chở theo hàng tấn hải sản tươi ngon, "đội quân tóc dài" lại nhanh chóng có mặt nhận thuyền và bắt đầu công việc đội cá lên bờ.Các loại hải sản được phân loại ngay tại thuyền rồi cho vào các khay nhựa để đưa lên bờ bán cho tiểu thương. Mỗi khay cá có thể nặng đến 40 kg. Một người có thể đội hàng chục khay nhựa đầy ắp cá, tôm.Gắn bó với nghề hơn 20 năm nay, bà Nguyễn Thị Diện (ngoài 70 tuổi, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) ngày ngày vẫn dậy từ rạng sáng rồi có mặt ở cảng cá, chờ từng đoàn thuyền ngoài khơi rẽ sóng vào bờ."Nghề cực lắm, ngày nào cũng đội cả tấn cá trên đầu, tay chân ngấm vị muối nhưng làm mãi cũng quen. Đội cá thuê tính theo từng chuyến mà chủ tàu trả bằng tiền, ít cũng 50.000-70.000 đồng, nhiều thì cả trăm nghìn, có người lại muốn trả bằng từng con cá", người phụ nữ làm thuê bộc bạch.Cường độ làm việc thường xuyên, tiếp xúc với cá tươi và nước biển khiến làn da tay của họ săn lại, nhiều người bị bong tróc da bởi vị mặn của biển.Bất kể nắng hay mưa, trừ lúc biển động, ngày nào họ cũng xuống biển lặn lội mưu sinh. Ngoài số tiền công được trả, nhiều chủ tàu còn ưu ái cho thêm những con cá trích tươi ngon.Đến khoảng 6h, tàu thuyền đổ về chật kín sân cảng, song người mua thưa dần. Họ đều mua đủ số hải sản để sớm về cung ứng cho các chợ huyện.Cuộc sống khu vực này lúc bình minh trở nên nhộn nhịp hơn với từng chuyến tàu trở về, mang theo đầy cá tôm.Những khay hải sản đủ loại, tươi ngon, nhiều loại còn sống được bày bán ngay trên khu vực cảng.Dù thu nhập có phần bấp bênh so với những nghề khác, nhưng ngày ngày những người phụ nữ đội cá vẫn gặp nhau trên bến cảng.
Khi bầu trời đang chìm trong màu đen đặc, khoảng 15 phụ nữ đã xuất hiện ở góc cảng Cửa Sót ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Họ mang trên mình bộ quần áo mưa bạc màu, đầu đội nón lá, chân mang ủng, bên tay là đôi khay nhựa đựng cá. Đó là những nữ phu làm nghề bốc vác, đội cá thuê. Họ đều ở độ tuổi 50-70, đã gắn bó hàng chục năm với cái nghề đội cả tấn cá trên đầu.
Cứ 4h hàng ngày, khi những chiếc thuyền vừa cập bến, chở theo hàng tấn hải sản tươi ngon, "đội quân tóc dài" lại nhanh chóng có mặt nhận thuyền và bắt đầu công việc đội cá lên bờ.
Các loại hải sản được phân loại ngay tại thuyền rồi cho vào các khay nhựa để đưa lên bờ bán cho tiểu thương. Mỗi khay cá có thể nặng đến 40 kg. Một người có thể đội hàng chục khay nhựa đầy ắp cá, tôm.
Gắn bó với nghề hơn 20 năm nay, bà Nguyễn Thị Diện (ngoài 70 tuổi, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) ngày ngày vẫn dậy từ rạng sáng rồi có mặt ở cảng cá, chờ từng đoàn thuyền ngoài khơi rẽ sóng vào bờ.
"Nghề cực lắm, ngày nào cũng đội cả tấn cá trên đầu, tay chân ngấm vị muối nhưng làm mãi cũng quen. Đội cá thuê tính theo từng chuyến mà chủ tàu trả bằng tiền, ít cũng 50.000-70.000 đồng, nhiều thì cả trăm nghìn, có người lại muốn trả bằng từng con cá", người phụ nữ làm thuê bộc bạch.
Cường độ làm việc thường xuyên, tiếp xúc với cá tươi và nước biển khiến làn da tay của họ săn lại, nhiều người bị bong tróc da bởi vị mặn của biển.
Bất kể nắng hay mưa, trừ lúc biển động, ngày nào họ cũng xuống biển lặn lội mưu sinh. Ngoài số tiền công được trả, nhiều chủ tàu còn ưu ái cho thêm những con cá trích tươi ngon.
Đến khoảng 6h, tàu thuyền đổ về chật kín sân cảng, song người mua thưa dần. Họ đều mua đủ số hải sản để sớm về cung ứng cho các chợ huyện.
Cuộc sống khu vực này lúc bình minh trở nên nhộn nhịp hơn với từng chuyến tàu trở về, mang theo đầy cá tôm.
Những khay hải sản đủ loại, tươi ngon, nhiều loại còn sống được bày bán ngay trên khu vực cảng.
Dù thu nhập có phần bấp bênh so với những nghề khác, nhưng ngày ngày những người phụ nữ đội cá vẫn gặp nhau trên bến cảng.