Những tờ báo cũ được phát hành từ giữa thế kỷ trước với hàng loạt các tên tuổi lớn vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: Lao Động, Tiền Phong, Pháp Luật, Phụ Nữ...Kem đánh răng Perlon, giấy Dương hiệu con Ó (dùng để tẩy vết bẩn quần áo), bột ngọt Vị Hương, Wax vuốt tóc 555, bút bi Big,... là những nhãn hiệu vật dụng sinh hoạt quen thuộc của người Sài Gòn trước đây.Chiếc hộp đựng xà bông Cô Ba cùng tờ quảng cáo của thương hiệu nổi tiếng một thời. Sản phẩm này ra đời từ thời Pháp thuộc, góp phần cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập lúc ấy. Sau năm 1954, loại xà bông này chiếm thị phần rất lớn ở miền Nam.Tiệm ảnh màu đầu tiên những năm 1960 của Sài Gòn do 2 doanh nhân Lý Lan Xiu (người Việt gốc Hoa) và Chen Fou Ly (người Hong Kong - Trung Quốc) thành lập nằm trên đường Ngô Đức Kế (quận 1). Bây giờ, với sự ra đời của các loại máy ảnh hiện đại và điện thoại thông minh, ảnh phim đã không còn thịnh hành nhưng những thước ảnh phim vẫn là nhân chứng lịch sử sống động ghi dấu bao biến đổi của TPHCM.Tấm Film màu chụp khung cảnh thành phố Sài Gòn với nhiều nhà cao tầng trước 1975Coi cọp truyện tranh, chơi chọi gụ, nhảy dây, bắn bi, đá cầu, xem phim 3D bằng kính thực tế ảo cầm tay, ... là những thú vui mê mẩn của tuổi thơ ngày trước.Vỏ hộp của thương hiệu thực phẩm chức năng trước 1975.Chiếc máy may hiệu Singer chân kiểu mắc võng có tuổi đời trên 80 năm mà các tiệm may ở Sài Gòn trước đây hay sử dụng được đặt ở bên trái lối vàoBia Con Cọp (bia Larue), bia 333, nước ngọt Con cọp (sau này là xá xị Chương Dương), Pepsi, Fanta,.. là những loại nước giải khát được người Sài Gòn ưa chuộng và còn tồn tại đến ngày hôm nay.Guigoz là lon sữa bột do Hà Lan sản xuất. Hầu hết trước năm 1975 loại sữa này được các gia đình khá giả ưa chuộng. Sau khi sử dụng hết chúng còn được tận dụng để đựng những đồ gia vị gồm bột ngọt, tiêu, đường,...Những tập séc, cùng quyển sổ tiết kiệm của Ngân hàng Tín Nghĩa – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970 do ông Nguyễn Tấn Đời làm chủ tịch.Nếu như Mobylette hay Vespa có từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, thì Honda thuộc hàng “sinh sau đẻ muộn”. Cho đến năm 1965, đường phố Sài Gòn mới bắt đầu xuất hiện những chiếc xe máy Honda 67. Đây là những dòng xe huyền thoại, góp phần đưa thương hiệu Honda vào "bộ nhớ" của người Việt bây giờVăn bản quyết định thu hồi tiền cũ và phát hành tiền mới của “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam” được kí vào tháng 9.1975 và những tờ tiền mẩu đầu tiên sau giải phóngBộ sưu tập các hiện vật trên thuộc sở hữu của anh Huỳnh Minh Hiệp 46 tuổi, ngụ tại quận 2, TPHCM . Chia sẻ về bộ sưu tập của mình, anh Huỳnh Minh Hiệp cho biết: "Tôi bắt đầu có đam mê chơi đồ cổ, nhất là những vật dụng gắn bó với người dân Sài Gòn ngày xưa từ năm 1993. Công việc này cho tôi một cuộc sống rất thú vị, giúp cho tôi hiểu rõ hơn về những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt của từng thời kỳ lịch sử khác nhau".
Những tờ báo cũ được phát hành từ giữa thế kỷ trước với hàng loạt các tên tuổi lớn vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: Lao Động, Tiền Phong, Pháp Luật, Phụ Nữ...
Kem đánh răng Perlon, giấy Dương hiệu con Ó (dùng để tẩy vết bẩn quần áo), bột ngọt Vị Hương, Wax vuốt tóc 555, bút bi Big,... là những nhãn hiệu vật dụng sinh hoạt quen thuộc của người Sài Gòn trước đây.
Chiếc hộp đựng xà bông Cô Ba cùng tờ quảng cáo của thương hiệu nổi tiếng một thời. Sản phẩm này ra đời từ thời Pháp thuộc, góp phần cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập lúc ấy. Sau năm 1954, loại xà bông này chiếm thị phần rất lớn ở miền Nam.
Tiệm ảnh màu đầu tiên những năm 1960 của Sài Gòn do 2 doanh nhân Lý Lan Xiu (người Việt gốc Hoa) và Chen Fou Ly (người Hong Kong - Trung Quốc) thành lập nằm trên đường Ngô Đức Kế (quận 1). Bây giờ, với sự ra đời của các loại máy ảnh hiện đại và điện thoại thông minh, ảnh phim đã không còn thịnh hành nhưng những thước ảnh phim vẫn là nhân chứng lịch sử sống động ghi dấu bao biến đổi của TPHCM.
Tấm Film màu chụp khung cảnh thành phố Sài Gòn với nhiều nhà cao tầng trước 1975
Coi cọp truyện tranh, chơi chọi gụ, nhảy dây, bắn bi, đá cầu, xem phim 3D bằng kính thực tế ảo cầm tay, ... là những thú vui mê mẩn của tuổi thơ ngày trước.
Vỏ hộp của thương hiệu thực phẩm chức năng trước 1975.
Chiếc máy may hiệu Singer chân kiểu mắc võng có tuổi đời trên 80 năm mà các tiệm may ở Sài Gòn trước đây hay sử dụng được đặt ở bên trái lối vào
Bia Con Cọp (bia Larue), bia 333, nước ngọt Con cọp (sau này là xá xị Chương Dương), Pepsi, Fanta,.. là những loại nước giải khát được người Sài Gòn ưa chuộng và còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Guigoz là lon sữa bột do Hà Lan sản xuất. Hầu hết trước năm 1975 loại sữa này được các gia đình khá giả ưa chuộng. Sau khi sử dụng hết chúng còn được tận dụng để đựng những đồ gia vị gồm bột ngọt, tiêu, đường,...
Những tập séc, cùng quyển sổ tiết kiệm của Ngân hàng Tín Nghĩa – một ngân hàng thương mại lớn nhất miền Nam những năm 1970 do ông Nguyễn Tấn Đời làm chủ tịch.
Nếu như Mobylette hay Vespa có từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, thì Honda thuộc hàng “sinh sau đẻ muộn”. Cho đến năm 1965, đường phố Sài Gòn mới bắt đầu xuất hiện những chiếc xe máy Honda 67. Đây là những dòng xe huyền thoại, góp phần đưa thương hiệu Honda vào "bộ nhớ" của người Việt bây giờ
Văn bản quyết định thu hồi tiền cũ và phát hành tiền mới của “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam” được kí vào tháng 9.1975 và những tờ tiền mẩu đầu tiên sau giải phóng
Bộ sưu tập các hiện vật trên thuộc sở hữu của anh Huỳnh Minh Hiệp 46 tuổi, ngụ tại quận 2, TPHCM . Chia sẻ về bộ sưu tập của mình, anh Huỳnh Minh Hiệp cho biết: "Tôi bắt đầu có đam mê chơi đồ cổ, nhất là những vật dụng gắn bó với người dân Sài Gòn ngày xưa từ năm 1993. Công việc này cho tôi một cuộc sống rất thú vị, giúp cho tôi hiểu rõ hơn về những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt của từng thời kỳ lịch sử khác nhau".