Chiều 30/5, thẩm phán Nghiêm Hoài Anh - Chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự làm chết 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tuyên bố do tính chất vụ án phức tạp nên nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào 14h chiều 5/6.Cũng trong chiều 30/5, khi được nói lời sau cùng, bị cáo Hoàng Công Lương bày tỏ sự đau đớn vì bản thân đã không cứu chữa được hết các bệnh nhân. "Bị cáo tiếp tục khẳng định bản thân không có tội và mong Tòa xem xét vụ án một cách khách quan để đưa ra bản án công tâm, đúng người, đúng tội" - bị cáo Lương nói trước Tòa.Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Sơn đề nghị, để không có những trường hợp như bị cáo hôm nay và sự cố y khoa về sau thì sau vụ án này, cơ quan quản lý nên nghĩ về việc tất cả thiết bị y tế sau sửa chữa đều phải có một đơn vị hoặc ai đó trong phòng Vật tư của Bệnh viện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu. "Từ trước đến nay không ai bảo bị cáo phải kiểm tra lại chất lượng trước khi đưa vào sử dụng".Bùi Mạnh Quốc không quên gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân: “Bị cáo biết được lỗi của mình. Bị cáo mong Tòa xem xét các tình tiết khách quan dẫn đến lỗi của bị cáo cũng như các tình tiết giảm nhẹ, cho bị cáo mức án nhẹ để về chăm lo cho con cái”.Trong phần đối đáp sáng 30/5, luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) mở đầu phần đối đáp với Viện Kiểm sát nêu quan điểm: Không có cơ sở để xem xét việc trả hồ sơ điều tra bổ sung theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát. "Khi cân nhắc truy tố 1 người, không phải thích thì truy tố, không thích thì rút về” - luật sư Hoàng Ngọc Biên nhấn mạnh. (Trong ảnh, luật sư Biên ngồi bìa phải ảnh, mặc áo trắng).Cũng trong phần tranh luận với Viện Kiểm sát sáng 30/5, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sỹ Hoàng Công Lương) đề nghị Viện Kiểm sát xác định trách nhiệm của Bộ Y tế để có những kiến nghị kịp thời về công tác quản lý thiết bị y tế của nhà nước. "Tôi không đồng ý với cách trả lời của Bộ Y tế. Nếu như không có cảnh báo sẽ còn nhiều sự cố như Hoà Bình xảy ra", luật sư Phúc nói.Phiên tòa chiều 29/5 bất ngờ nóng lên khi Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét việc trả hồ sơ vụ án để làm rõ sự thật khách quan. Viện Kiểm sát lý giải: Hiện tại vẫn còn mâu thuẫn về 2 công văn của Bộ Y tế trả lời về việc có cần thiết xét nghiệm AAMI hay không? Nội dung các công văn này ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh bị truy tố của các bị cáo, trách nhiệm của những người khác có liên quan. Bên cạnh đó, tại phiên tòa cũng xuất hiện chứng cứ mới là vi bằng cuộc đối thoại giữa ông Hoàng Công Tình (phó khoa hồi sức tích cực) và điều dưỡng viên Đinh Tiến Công. (Trong ảnh: Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa).Cũng trong phiên tòa sáng 29/5, luật sư Nguyễn Tiến Thủy (bào chữa cho bị cáo Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư - BVĐK tỉnh Hòa Bình) đưa ra bản hợp đồng lao động giữa bị cáo Sơn và Bệnh viện Hòa Bình nhưng không được xác nhận. Nếu vấn đề này được làm sáng tỏ sẽ liên quan chặt chẽ đến bản án mà VKS đề nghị đối với bị cáo Sơn, và HĐXX có cơ sở đánh giá trách nhiệm của những người liên quan đến việc phân công nhiệm vụ, sử dụng lao động. (Trong ảnh: Luật sư Thủy đang trình bày tại tòa).Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) nêu quan điểm: "Hòa Bình là tỉnh nghèo, đa phần người dân là dân tộc thiểu số, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Nhà nước nhưng tại sao mức giá chạy thận lại gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai? Tôi đề nghị HĐXX xem xét việc này, vấn đề của cựu Giám đốc bệnh viện là rất lớn".Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) nêu quan điểm: "Hòa Bình là tỉnh nghèo, đa phần người dân là dân tộc thiểu số, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Nhà nước nhưng tại sao mức giá chạy thận lại gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai? Tôi đề nghị HĐXX xem xét việc này, vấn đề của cựu Giám đốc bệnh viện là rất lớn".Trong phiên tòa sáng 25/5, luật sư Nguyễn Văn Chiến (bào chữa cho bị cáo Lương) cho rằng, Viện kiểm sát đã chuyển chức năng khám chữa bệnh của bác sỹ Lương sang chức năng quản lý. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng bác sỹ Lương là người ký đề xuất và nắm thông tin ngày sửa chữa. Bị cáo được giao phụ trách về chuyên môn nên Lương buộc phải cân nhắc, kiểm tra kỹ trước khi ra y lệnh cuối cùng nên phải xem xét trách nhiệm về việc này. Trong ảnh luật sư Chiến nói tại tòa.Tại phiên tòa sáng 24/5, trong khi bào chữa cho bị cáo Trần Văn Sơn, cán bộ phòng Vật tư – Thiết bị (BVĐK tỉnh Hòa Bình), luật sư của bị cáo cho rằng, Viện Kiểm sát nhầm lẫn nội dung ghi trong bút lục. Sau đó, nữ công tố viên đã lên tiếng xin lỗi luật sư và bị cáo. Sau lời xin lỗi của đại diện Viện Kiểm sát, người dân trong khán phòng đồng loạt vỗ tay.Sáng 24/5, xuất hiện thông tin luật sư Thiên Sơn chuẩn bị 9 phong bì đưa cho gia đình các nạn nhân khiến dư luận xôn xao. Trưa cùng ngày, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (đại diện công ty Thiên Sơn) xác nhận và chia sẻ với báo chí về vụ việc: "Trên phong bì tôi ghi rõ là “gia đình Luật sư Đinh Hương phúng viếng". Đây là vấn đề cá nhân. Tôi chỉ nghĩ rằng đó là tấm lòng để thắp hương và được gia đình các nạn nhân ghi nhận. Ngoài ra, tôi không có động cơ gì khác". Trong ảnh là luật sư Hương và ông Đinh Văn Tính (bố của nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng) tại phiên tòa.Sáng 23/5, sau phần thẩm vấn và trình bày của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hoàng Công Lương (bác sỹ khoa Hồi sức) mức án 30 - 36 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, Trần Văn Sơn 4 - 5 năm tù cùng tội danh. Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh) 5-6 năm tù tội Vô ý làm chết người.Ở một diễn biến khác, trong phiên tòa sáng 22/5, sau khi HĐXX công bố lời khai ông Trương Quý Dương và ông Trần Đình Thắng, 3 bị cáo đồng loạt phản bác lời khai của hai người này. Bác sỹ Lương tiếp tục cho rằng bản thân không được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo như lời khai của ông Dương.Trong phiên tòa sáng 18/5, luật sư Nguyễn Hoàng Trung (bảo vệ quyền lợi các nạn nhân tử vong) xin đính chính lại, đồng thời công bố ca tử vong thứ 9 trong vụ chạy thận ở Hòa Bình và được HĐXX chấp nhận.Trong phiên tòa sáng 22/5, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn) khẳng định: “Công ty Thiên Sơn không chấp nhận bất cứ yêu cầu bồi thường nào mà chỉ tự nguyện hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân khi sự việc xảy ra”. Trong khi đó, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bác sỹ Lương) cho rằng, để xảy ra hậu quả sự việc là do sai sót của Công ty Thiên Sơn. (Trong ảnh; Luật sư Đinh Hương tại phiên tòa).Trong phiên tòa chiều 16/5, khi được đại diện VKS hỏi, BS Hoàng Công Lương xin được giữ quyền im lặng tại Tòa. Lời lời nói của Lương, cả khán phòng nổ tràng pháo tay ủng hộ. Sau đó, đại diện VKS đáp "bị cáo không trả lời, tôi sẽ công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra". Trước đó, sau khi Viện Kiểm sát đọc cáo trạng, bị cáo Lương không đồng tình với quy kết buộc tội mình của nữ công tố. Trong ảnh, bị cáo Lương đứng giữa.Ở một diễn biến khác, khi được trình bày tại tòa, chị Nguyễn Thị Tuyết (con gái của nạn nhân Nguyễn Thị Minh), cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án này. Gia đình các nạn nhân cũng cho rằng vụ việc xảy ra trách nhiệm có phần thuộc về người đứng đầu bệnh viện ở thời điểm đó là ông Trương Quý Dương. Do vậy, một số gia đình nạn nhân đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của người đứng đầu. Cùng với đó, một số gia đình nạn nhân cũng đề nghị tuyên bác sỹ Lương không có tội và xem xét việc giảm án cho hai bị cáo còn lại.Trước đó, vào sáng 7/5, TAND TP Hòa Bình mở phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận nhưng vì luật sư và người liên quan có đơn xin vắng mặt nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa, đến 15/5 Tòa mở lại phiên sơ thẩm kéo dài 12 ngày.
Chiều 30/5, thẩm phán Nghiêm Hoài Anh - Chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự làm chết 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tuyên bố do tính chất vụ án phức tạp nên nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào 14h chiều 5/6.
Cũng trong chiều 30/5, khi được nói lời sau cùng, bị cáo Hoàng Công Lương bày tỏ sự đau đớn vì bản thân đã không cứu chữa được hết các bệnh nhân. "Bị cáo tiếp tục khẳng định bản thân không có tội và mong Tòa xem xét vụ án một cách khách quan để đưa ra bản án công tâm, đúng người, đúng tội" - bị cáo Lương nói trước Tòa.
Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Sơn đề nghị, để không có những trường hợp như bị cáo hôm nay và sự cố y khoa về sau thì sau vụ án này, cơ quan quản lý nên nghĩ về việc tất cả thiết bị y tế sau sửa chữa đều phải có một đơn vị hoặc ai đó trong phòng Vật tư của Bệnh viện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu. "Từ trước đến nay không ai bảo bị cáo phải kiểm tra lại chất lượng trước khi đưa vào sử dụng".
Bùi Mạnh Quốc không quên gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân: “Bị cáo biết được lỗi của mình. Bị cáo mong Tòa xem xét các tình tiết khách quan dẫn đến lỗi của bị cáo cũng như các tình tiết giảm nhẹ, cho bị cáo mức án nhẹ để về chăm lo cho con cái”.
Trong phần đối đáp sáng 30/5, luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) mở đầu phần đối đáp với Viện Kiểm sát nêu quan điểm: Không có cơ sở để xem xét việc trả hồ sơ điều tra bổ sung theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát. "Khi cân nhắc truy tố 1 người, không phải thích thì truy tố, không thích thì rút về” - luật sư Hoàng Ngọc Biên nhấn mạnh. (Trong ảnh, luật sư Biên ngồi bìa phải ảnh, mặc áo trắng).
Cũng trong phần tranh luận với Viện Kiểm sát sáng 30/5, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sỹ Hoàng Công Lương) đề nghị Viện Kiểm sát xác định trách nhiệm của Bộ Y tế để có những kiến nghị kịp thời về công tác quản lý thiết bị y tế của nhà nước. "Tôi không đồng ý với cách trả lời của Bộ Y tế. Nếu như không có cảnh báo sẽ còn nhiều sự cố như Hoà Bình xảy ra", luật sư Phúc nói.
Phiên tòa chiều 29/5 bất ngờ nóng lên khi Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét việc trả hồ sơ vụ án để làm rõ sự thật khách quan. Viện Kiểm sát lý giải: Hiện tại vẫn còn mâu thuẫn về 2 công văn của Bộ Y tế trả lời về việc có cần thiết xét nghiệm AAMI hay không? Nội dung các công văn này ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh bị truy tố của các bị cáo, trách nhiệm của những người khác có liên quan. Bên cạnh đó, tại phiên tòa cũng xuất hiện chứng cứ mới là vi bằng cuộc đối thoại giữa ông Hoàng Công Tình (phó khoa hồi sức tích cực) và điều dưỡng viên Đinh Tiến Công. (Trong ảnh: Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa).
Cũng trong phiên tòa sáng 29/5, luật sư Nguyễn Tiến Thủy (bào chữa cho bị cáo Trần Văn Sơn - cán bộ phòng vật tư - BVĐK tỉnh Hòa Bình) đưa ra bản hợp đồng lao động giữa bị cáo Sơn và Bệnh viện Hòa Bình nhưng không được xác nhận. Nếu vấn đề này được làm sáng tỏ sẽ liên quan chặt chẽ đến bản án mà VKS đề nghị đối với bị cáo Sơn, và HĐXX có cơ sở đánh giá trách nhiệm của những người liên quan đến việc phân công nhiệm vụ, sử dụng lao động. (Trong ảnh: Luật sư Thủy đang trình bày tại tòa).
Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) nêu quan điểm: "Hòa Bình là tỉnh nghèo, đa phần người dân là dân tộc thiểu số, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Nhà nước nhưng tại sao mức giá chạy thận lại gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai? Tôi đề nghị HĐXX xem xét việc này, vấn đề của cựu Giám đốc bệnh viện là rất lớn".
Trong phiên tòa chiều 28/5, luật sư Nguyễn Danh Huế (bảo vệ cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) nêu quan điểm: "Hòa Bình là tỉnh nghèo, đa phần người dân là dân tộc thiểu số, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Nhà nước nhưng tại sao mức giá chạy thận lại gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai? Tôi đề nghị HĐXX xem xét việc này, vấn đề của cựu Giám đốc bệnh viện là rất lớn".
Trong phiên tòa sáng 25/5, luật sư Nguyễn Văn Chiến (bào chữa cho bị cáo Lương) cho rằng, Viện kiểm sát đã chuyển chức năng khám chữa bệnh của bác sỹ Lương sang chức năng quản lý. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng bác sỹ Lương là người ký đề xuất và nắm thông tin ngày sửa chữa. Bị cáo được giao phụ trách về chuyên môn nên Lương buộc phải cân nhắc, kiểm tra kỹ trước khi ra y lệnh cuối cùng nên phải xem xét trách nhiệm về việc này. Trong ảnh luật sư Chiến nói tại tòa.
Tại phiên tòa sáng 24/5, trong khi bào chữa cho bị cáo Trần Văn Sơn, cán bộ phòng Vật tư – Thiết bị (BVĐK tỉnh Hòa Bình), luật sư của bị cáo cho rằng, Viện Kiểm sát nhầm lẫn nội dung ghi trong bút lục. Sau đó, nữ công tố viên đã lên tiếng xin lỗi luật sư và bị cáo. Sau lời xin lỗi của đại diện Viện Kiểm sát, người dân trong khán phòng đồng loạt vỗ tay.
Sáng 24/5, xuất hiện thông tin luật sư Thiên Sơn chuẩn bị 9 phong bì đưa cho gia đình các nạn nhân khiến dư luận xôn xao. Trưa cùng ngày, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (đại diện công ty Thiên Sơn) xác nhận và chia sẻ với báo chí về vụ việc: "Trên phong bì tôi ghi rõ là “gia đình Luật sư Đinh Hương phúng viếng". Đây là vấn đề cá nhân. Tôi chỉ nghĩ rằng đó là tấm lòng để thắp hương và được gia đình các nạn nhân ghi nhận. Ngoài ra, tôi không có động cơ gì khác". Trong ảnh là luật sư Hương và ông Đinh Văn Tính (bố của nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng) tại phiên tòa.
Sáng 23/5, sau phần thẩm vấn và trình bày của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hoàng Công Lương (bác sỹ khoa Hồi sức) mức án 30 - 36 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, Trần Văn Sơn 4 - 5 năm tù cùng tội danh. Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh) 5-6 năm tù tội Vô ý làm chết người.
Ở một diễn biến khác, trong phiên tòa sáng 22/5, sau khi HĐXX công bố lời khai ông Trương Quý Dương và ông Trần Đình Thắng, 3 bị cáo đồng loạt phản bác lời khai của hai người này. Bác sỹ Lương tiếp tục cho rằng bản thân không được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo như lời khai của ông Dương.
Trong phiên tòa sáng 18/5, luật sư Nguyễn Hoàng Trung (bảo vệ quyền lợi các nạn nhân tử vong) xin đính chính lại, đồng thời công bố ca tử vong thứ 9 trong vụ chạy thận ở Hòa Bình và được HĐXX chấp nhận.
Trong phiên tòa sáng 22/5, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn) khẳng định: “Công ty Thiên Sơn không chấp nhận bất cứ yêu cầu bồi thường nào mà chỉ tự nguyện hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân khi sự việc xảy ra”. Trong khi đó, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bác sỹ Lương) cho rằng, để xảy ra hậu quả sự việc là do sai sót của Công ty Thiên Sơn. (Trong ảnh; Luật sư Đinh Hương tại phiên tòa).
Trong phiên tòa chiều 16/5, khi được đại diện VKS hỏi, BS Hoàng Công Lương xin được giữ quyền im lặng tại Tòa. Lời lời nói của Lương, cả khán phòng nổ tràng pháo tay ủng hộ. Sau đó, đại diện VKS đáp "bị cáo không trả lời, tôi sẽ công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra". Trước đó, sau khi Viện Kiểm sát đọc cáo trạng, bị cáo Lương không đồng tình với quy kết buộc tội mình của nữ công tố. Trong ảnh, bị cáo Lương đứng giữa.
Ở một diễn biến khác, khi được trình bày tại tòa, chị Nguyễn Thị Tuyết (con gái của nạn nhân Nguyễn Thị Minh), cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án này. Gia đình các nạn nhân cũng cho rằng vụ việc xảy ra trách nhiệm có phần thuộc về người đứng đầu bệnh viện ở thời điểm đó là ông Trương Quý Dương. Do vậy, một số gia đình nạn nhân đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của người đứng đầu. Cùng với đó, một số gia đình nạn nhân cũng đề nghị tuyên bác sỹ Lương không có tội và xem xét việc giảm án cho hai bị cáo còn lại.
Trước đó, vào sáng 7/5, TAND TP Hòa Bình mở phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận nhưng vì luật sư và người liên quan có đơn xin vắng mặt nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa, đến 15/5 Tòa mở lại phiên sơ thẩm kéo dài 12 ngày.