SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều do do GS Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên là 1 trong 5 bộ sách được lựa chọn đưa vào trường học. Tại bìa sách cuối được giới thiệu, nội dung, hình thức trình bày các bài học trong sách hấp dẫn khơi gợi trí tò mò khoa học, phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, mới đây nhiều phụ huynh đã có ý kiến phản ánh sách có quá nhiều "hạt sạn", không ít bài tập đọc, chuyện phỏng tác không mang ý nghĩa giáo dục, nội dung thiếu phù hợp, từ ngữ khó hiểu.Chuyện "Hai con ngựa" bị phụ huynh cho rằng là câu chuyện bịa. Giải thích về việc này, Chủ biên cuốn sách GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Một số chi tiết được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.Bài tập đọc về lừa và ngựa bị một số ý kiến cho là dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn.Bài đọc Ve và gà thì bị chỉ trích rằng bịa, La Phông-ten không có truyện này.Trong truyện Rùa và Thỏ của Aesop không có nhân vật quạ. Nhưng trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều tự dưng mọc ra một con quạ. Mà con này nó chỉ biết kêu "Quà quà".Phụ huynh thấy khó hiểu khi con gà trống bình thường vốn dĩ rất hiền lành thì nay lại được gọi là "thú dữ". Kể cả là sáng tạo đi nữa cũng không thể hợp lý được. Phụ huynh cũng phản ánh rằng việc sử dụng từ "chả" thay từ chẳng/không là không phù hợp với lứa tuổi.Bài tập đọc Cua, cò và đàn cá được cho là... dạy trẻ con nói dối.Bài đọc "Họp lớp" cũng bị nhận xét rằng trẻ con sẽ chẳng hiểu gì, vì lớp 1 chưa có khái niệm về chuyện này.Trước phản ánh của phụ huynh và báo chí về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp vấn đề này. Ảnh minh họa.Mới đây, trao đổi với báo chí GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp thu ý kiến của dư luận xã hội và có điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết. Nhóm tác giả sẽ sắp xếp nhiều thời gian hơn để đi tới các trường đang sử dụng bộ sách Cánh diều, hoặc đề nghị các trường có thể phản ánh qua đường thư từ, công văn. "Tôi nghĩ, chúng tôi làm sản phẩm cho xã hội dùng mà có những điều người dùng cho rằng không phù hợp thì phải thay đổi. Thêm vào đó, dù không phải người dùng, nhưng những "người đi đường" nhìn vào, nêu ý kiến cái này, cái kia không phù hợp thì cũng phải cân nhắc thay đổi", GS Thuyết nêu.GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1. Ông cho rằng yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan. Việc Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan tới xã hội. Từ hôm nay 12/10, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức. >>> Mời độc giả xem thêm video "Đánh vật" với chương trình tiếng việt lớp 1. Nguồn: VTV TSTC
SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều do do GS Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên là 1 trong 5 bộ sách được lựa chọn đưa vào trường học. Tại bìa sách cuối được giới thiệu, nội dung, hình thức trình bày các bài học trong sách hấp dẫn khơi gợi trí tò mò khoa học, phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, mới đây nhiều phụ huynh đã có ý kiến phản ánh sách có quá nhiều "hạt sạn", không ít bài tập đọc, chuyện phỏng tác không mang ý nghĩa giáo dục, nội dung thiếu phù hợp, từ ngữ khó hiểu.
Chuyện "Hai con ngựa" bị phụ huynh cho rằng là câu chuyện bịa. Giải thích về việc này, Chủ biên cuốn sách GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Một số chi tiết được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.
Bài tập đọc về lừa và ngựa bị một số ý kiến cho là dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn.
Bài đọc Ve và gà thì bị chỉ trích rằng bịa, La Phông-ten không có truyện này.
Trong truyện Rùa và Thỏ của Aesop không có nhân vật quạ. Nhưng trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều tự dưng mọc ra một con quạ. Mà con này nó chỉ biết kêu "Quà quà".
Phụ huynh thấy khó hiểu khi con gà trống bình thường vốn dĩ rất hiền lành thì nay lại được gọi là "thú dữ". Kể cả là sáng tạo đi nữa cũng không thể hợp lý được.
Phụ huynh cũng phản ánh rằng việc sử dụng từ "chả" thay từ chẳng/không là không phù hợp với lứa tuổi.
Bài tập đọc Cua, cò và đàn cá được cho là... dạy trẻ con nói dối.
Bài đọc "Họp lớp" cũng bị nhận xét rằng trẻ con sẽ chẳng hiểu gì, vì lớp 1 chưa có khái niệm về chuyện này.
Trước phản ánh của phụ huynh và báo chí về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp vấn đề này. Ảnh minh họa.
Mới đây, trao đổi với báo chí GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp thu ý kiến của dư luận xã hội và có điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết. Nhóm tác giả sẽ sắp xếp nhiều thời gian hơn để đi tới các trường đang sử dụng bộ sách Cánh diều, hoặc đề nghị các trường có thể phản ánh qua đường thư từ, công văn. "Tôi nghĩ, chúng tôi làm sản phẩm cho xã hội dùng mà có những điều người dùng cho rằng không phù hợp thì phải thay đổi. Thêm vào đó, dù không phải người dùng, nhưng những "người đi đường" nhìn vào, nêu ý kiến cái này, cái kia không phù hợp thì cũng phải cân nhắc thay đổi", GS Thuyết nêu.
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1. Ông cho rằng yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan. Việc Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan tới xã hội. Từ hôm nay 12/10, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức.
>>> Mời độc giả xem thêm video "Đánh vật" với chương trình tiếng việt lớp 1. Nguồn: VTV TSTC