Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín không chỉ nổi tiếng với nghề thêu truyền thống, mà nơi đây đã làm ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, đến khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc.Những ngày gần đến lễ Quốc Khánh 2/9, khắp đầu làng ngõ xóm đâu đâu cũng thấy người dân cặm cụi thêu tỷ mẩn từng đường chỉ lên lá cờ Tổ Quốc.Theo chị Vương Thị Nhung (hộ gia đình làm cờ Tổ quốc thêu tay): "Hiện nay, nhiều nơi sử dụng công nghệ làm nên những giá cờ nhanh, gọn và rẻ nhưng gia đình tôi vẫn giữ nguyên cách làm cờ truyền thống bằng cách thêu tay".Theo chị Nhung, cờ thêu tay làm mất công và mất nhiều thời gian hơn, độ chi tiết cũng cao hơn.Mỗi lá cờ thêu tỉ mỉ phải tốn khoảng 4-5 ngày, chưa kể thêu chữ khẩu hiệu.Trải qua nhiều thăng trầm của nghề, hiện nay cả làng không còn duy trì sản xuất cờ Tổ quốc nhưng vẫn còn một số gia đình tiếp tục gìn giữ tình yêu với nghề, tình yêu Tổ quốc qua từng đường kim mũi chỉ.Hiện nay, số lượng hộ gia đình gìn giữ nghề làm cờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, hộ làm cờ thêu tay lại càng ít.Theo các cụ cao niên trong làng, từ thế kỷ 16, làng Từ Vân đã nổi tiếng trong và cả ngoài nước bởi các sản phẩm thêu, dệt truyền thống. Thời đó, không ít người làng Từ Vân lên Hà Nội mở cửa hàng bán các sản phẩm thêu truyền thống. Vì vậy, để chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Ủy ban kháng chiến mời các thợ may, nghệ nhân của làng Từ Vân thêu, làm cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa.Mỗi lá cờ thêu tay kì công có giá từ 400.000 đồng. "Cờ thêu tay nổi khối hơn, đẹp hơn, công làm tốn nhiều hơn nên giá cũng cao hơn so với cờ in" - chị Nhung cho hay.Những lá cờ thêu mang theo sự yêu nghề, tình yêu đất nước đong đầy cùng với đó là lòng tự hào của người dân làng Từ Vân.Cùng với gia đình chị Nhung, cơ sở làm cờ Tổ quốc của anh Nguyễn Văn Phục cũng là một trong những số ít hộ còn giữ nghề của làng Từ Vân.Hộ gia đình của anh Phục chủ yếu là cờ in, cờ cắt may, cho sản lượng lớn, giá thành hợp lý.Mỗi khi đến những dịp lễ, hộ làm cờ của anh Phục lại tấp nập. Trong nhà la liệt là những lá cờ đỏ sao vàng đang chờ chuyển đi.Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên may cờ tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải khéo léo, cẩn thận. Nghề may cờ Tổ quốc có nhiều cái khó so với các nghề may thêu khác và kỳ công từ khâu chọn vải, thêu, in, pha màu... làm sao để cờ may xong không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà phải sắc nét, bền đẹp. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm cờ phải thực sự khéo léo, tỷ mỷ trong từng đường kim, mũi chỉ."Ở trong làng hiện tại có khoảng gần 10 nhà làm cờ, sản xuất đa dạng. Người thì thêu cờ, người thì may cờ, cờ phục vụ khai giảng năm học mới, cờ tổ quốc treo ngày Quốc khánh 2/9, băng rôn, khẩu hiệu, phục vụ dịp lễ, Tết, cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam. Bố tôi làm nghề may cờ, sau này tôi theo nghề bố và gìn giữ nghề cho tới nay" - anh Nguyễn Văn Phục cho biết.Trước đây, may cờ chủ yếu làm bằng tay tốn nhiều thời gian, cần nhiều người làm nên có năm làm không kịp hàng, nhưng hiện nay cơ sở của anh Phục dùng máy móc sản xuất hiện đại tự động, lập trình trên máy tính cho nên độ chính xác, năng xuất rất cao.Sản phẩm cờ của làng Từ Vân không chỉ cung cấp cho hầu hết các cửa hàng ở Hà Nội mà còn xuất đi nhiều địa phương trên cả nước với số lượng lớn.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Nam, làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín không chỉ nổi tiếng với nghề thêu truyền thống, mà nơi đây đã làm ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, đến khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc.
Những ngày gần đến lễ Quốc Khánh 2/9, khắp đầu làng ngõ xóm đâu đâu cũng thấy người dân cặm cụi thêu tỷ mẩn từng đường chỉ lên lá cờ Tổ Quốc.
Theo chị Vương Thị Nhung (hộ gia đình làm cờ Tổ quốc thêu tay): "Hiện nay, nhiều nơi sử dụng công nghệ làm nên những giá cờ nhanh, gọn và rẻ nhưng gia đình tôi vẫn giữ nguyên cách làm cờ truyền thống bằng cách thêu tay".
Theo chị Nhung, cờ thêu tay làm mất công và mất nhiều thời gian hơn, độ chi tiết cũng cao hơn.
Mỗi lá cờ thêu tỉ mỉ phải tốn khoảng 4-5 ngày, chưa kể thêu chữ khẩu hiệu.
Trải qua nhiều thăng trầm của nghề, hiện nay cả làng không còn duy trì sản xuất cờ Tổ quốc nhưng vẫn còn một số gia đình tiếp tục gìn giữ tình yêu với nghề, tình yêu Tổ quốc qua từng đường kim mũi chỉ.
Hiện nay, số lượng hộ gia đình gìn giữ nghề làm cờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, hộ làm cờ thêu tay lại càng ít.
Theo các cụ cao niên trong làng, từ thế kỷ 16, làng Từ Vân đã nổi tiếng trong và cả ngoài nước bởi các sản phẩm thêu, dệt truyền thống. Thời đó, không ít người làng Từ Vân lên Hà Nội mở cửa hàng bán các sản phẩm thêu truyền thống. Vì vậy, để chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Ủy ban kháng chiến mời các thợ may, nghệ nhân của làng Từ Vân thêu, làm cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa.
Mỗi lá cờ thêu tay kì công có giá từ 400.000 đồng. "Cờ thêu tay nổi khối hơn, đẹp hơn, công làm tốn nhiều hơn nên giá cũng cao hơn so với cờ in" - chị Nhung cho hay.
Những lá cờ thêu mang theo sự yêu nghề, tình yêu đất nước đong đầy cùng với đó là lòng tự hào của người dân làng Từ Vân.
Cùng với gia đình chị Nhung, cơ sở làm cờ Tổ quốc của anh Nguyễn Văn Phục cũng là một trong những số ít hộ còn giữ nghề của làng Từ Vân.
Hộ gia đình của anh Phục chủ yếu là cờ in, cờ cắt may, cho sản lượng lớn, giá thành hợp lý.
Mỗi khi đến những dịp lễ, hộ làm cờ của anh Phục lại tấp nập. Trong nhà la liệt là những lá cờ đỏ sao vàng đang chờ chuyển đi.
Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên may cờ tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải khéo léo, cẩn thận. Nghề may cờ Tổ quốc có nhiều cái khó so với các nghề may thêu khác và kỳ công từ khâu chọn vải, thêu, in, pha màu... làm sao để cờ may xong không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà phải sắc nét, bền đẹp. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm cờ phải thực sự khéo léo, tỷ mỷ trong từng đường kim, mũi chỉ.
"Ở trong làng hiện tại có khoảng gần 10 nhà làm cờ, sản xuất đa dạng. Người thì thêu cờ, người thì may cờ, cờ phục vụ khai giảng năm học mới, cờ tổ quốc treo ngày Quốc khánh 2/9, băng rôn, khẩu hiệu, phục vụ dịp lễ, Tết, cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam. Bố tôi làm nghề may cờ, sau này tôi theo nghề bố và gìn giữ nghề cho tới nay" - anh Nguyễn Văn Phục cho biết.
Trước đây, may cờ chủ yếu làm bằng tay tốn nhiều thời gian, cần nhiều người làm nên có năm làm không kịp hàng, nhưng hiện nay cơ sở của anh Phục dùng máy móc sản xuất hiện đại tự động, lập trình trên máy tính cho nên độ chính xác, năng xuất rất cao.
Sản phẩm cờ của làng Từ Vân không chỉ cung cấp cho hầu hết các cửa hàng ở Hà Nội mà còn xuất đi nhiều địa phương trên cả nước với số lượng lớn.